MỤC LỤC
Thời gian và số lượng thiếu có thể dự đoán dựa vào dự đoán ngân quỹ song không chính xác Thấu chi là hình thức tín dụng ngắn hạn, linh hoạt, thủ tục đơn giản, phần lớn là không có đảm bảo, có thể cấp cho cả doanh nghiệp lẫn cá nhân vài ngày trong tháng vài tháng trong năm. Cho vay theo hạn mức cũng là một hình thức tín dụng đơn giản đối với khách hàng tạo điều kiện cho những khách hàng có nhu cầu về vốn thường xuyên để tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp sử dụng nó như là vốn lưu động do ngân hàng không ấn định trước ngày trả nợ khi khách hàng cần thì sẽ vay và khi khách hàng có thu nhập ngân hàng sẽ thu nợ.
- Cho vay không có tài sản đảm bảo: là tín dụng mà khi vay khách hàng không cần phải có tài sản để cầm cố hoặc thế chấp mà chủ yếu dựa vào sự tín nhiệm của ngân hàng và khách hàng.
Với tư cách là một trung tâm tín dụng, các ngân hàng thương mại có vai trò rất quan trọng trong việc tích tụ và tập trung mọi nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong các cơ sở sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế, trong các tổ chức văn hoá xã hội và trong các tầng lớp dân cư, trong nước và ngoài nước để đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp thực hiện tái sản xuất mở rộng theo chiều rộng và tái sản xuất mở rộng theo chiều sâu, hoặc bù đắp phần vốn thiếu hụt để cho số vốn tự có trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ chu chuyển bình thường. Một trong những hoạt động có mục đích cho ngân hàng tránh được những rủi ro đó là công tác kiểm tra, thanh tra ,kiểm soát.Công tác này không chỉ được thực hiện đối với khách hàng (như kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay)mà còn được thực hiện đối với bản thân ngân hàng (như quy trình thực hiện cho vay,quá trình quản lý vốn vay ,loại trừ cán bộmất phẩm chất có hiện tượng tham ô, tham nhũng gây thất thoát tài sản làm mất uy tín của ngân hàng đối với khách hàng.
Giá trị tài sản ảnh hưởng trực tiếp đến số tiền mà khách hàng được vay, vì ngân hàng căn cứ vào giá trị tài sản đảm bảo để xác định số tiền cho vay tối đa chỉ được 70% giá trị tài sản đảm bảo (nếu như không có quy định khác). Mặt khác, nếu khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích hoặc sử dụng vốn vay ngắn hạn cho đầu tư sản xuất cố định hoặc kinh doanh bất động sản thì sẽ không thu hồi kịp vốn để hoàn trả đúng hạn, ảnh hưởng nhiều đến hoạt động tín dụng.
Thật vậy mỗi quốc gia không có sự biến động về chính trị hay không xảy ra chiến tranh là điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài bởi họ không chỉ quan tâm tới lợi nhuận mà còn chú trọng tới an toàn của vốn đầu tư. Ngoài những nhân tố nêu trên, hiệu quả của công tác cho vay của ngân hàng còn chịu ảnh hưởng nhiều nhân tố chủ quan, khách quan khác như: thái độ phục vụ khách hàng, đạo đức xã hội, trang thiết bị phục vụ hoạt động hay những yếu tố môi trường như thời tiết, dịch bệnh… và các biện pháp trong bảo vệ môi trường sinh thái.
Phòng Nguồn vốn và kế hoạch tổng hợp có các chức năng nhiệm vụ sau:. - Nghiên cứu, đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa phương. - Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung và dài hạn theo định hướng kinh doanh của NHNo& PTNT Việt Nam. - Tổng hợp, theo dừi cỏc chỉ tiờu kế hoạch kinh doanh. - Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hoà vốn kinh doanh. - Tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh quý, năm. Dự thảo các báo cáo sơ kết, tổng kết. - Đầu mối thực hiện thông tin phòng ngừa rủi ro và xử lý rủi ro tín dụng. - Tổng hợp, báo cáo chuyên đề theo quy định. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh giao 2.2.2) Phòng tín dụng. Phòng tín dụng có các nhiệm vụ sau đây:. - Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm, mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và gắn tín dụng sản xuất, lưu thông và tiêu dùng. - Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao. - Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền. - Thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình ngân hàng cấp trên theo phân cấp uỷ quyền. - Tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong nước, nước ngoài. Trực tiếp làm dịch vụ uỷ thác nguồn vốn thuộc chính phủ, bộ, ngành khác và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước. - Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục. - Giúp giám đốc chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng của các chi nhánh trực thuộc trên địa bàn. - Tổng hợp, báo cáo và kiểm tra chuyên đề theo quy định. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh giao 2.2.3) Phòng thẩm định. Phòng thẩm định có những nhiệm vụ sau đây:. - Thu thập, quản lý, cung cấp những thông tin phục vụ cho việc thẩm định và phòng ngừa rủi ro tín dụng. - Thẩm định các khoản vay do giám đốc chi nhánh quy định. - Tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ thẩm định. - Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định. - Thực hiện công viêc khác do giám đốc chi nhánh giao 2.2.4) Phòng kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế. - Đề xuất, hoàn thiện và lưu trữ hồ sơ theo đúng quy định của Nhà nước, Đảng, Ngân hàng nhà nước trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, nhân viên trong phạm vi phân cấp uỷ quyền của tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam.
Trong công tác huy động vốn của các TCTD, các kênh huy động vốn ngày càng phát triển cũng làm thu hẹp thị phần của các Ngân hang, một khối lượng vốn không nhỏ chuyển sang đầu tư vàng và chứng khoán khi giá vàng biến động mạnh và thị trường chứng khoán bùng nổ, đầu tư vào trái phiếu với lãi suất cao nhiều ưu đãi của một số tập đoàn kinh tế, một số Ngân hàng có quy mô lớn. Năm 2006, Chi nhánh đã được chỉ định phục vụ các dự án: Dự án quản lý rủi ro thiên tai, dự án cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đồng bằng châu thổ sông Hồng, dự án loại trừ hoàn toàn tiêu thụ CFC và Halon, dự án chất thải vật nuôi Đông á…Tổng nguồn vốn từ các dự án đưa về Chi nhánh để phục vụ hoạt động kinh doanh trong năm 2006 là 109 triệu USD.
Ngày nay nền kinh tế thế giới nói chung và của nước ta nói riêng đang phát triển rất mạnh mẽ cùng với đó là sự cạnh tranh mạnh mẽ của tất cả các ngành kinh tế, và ngân hàng cũng là ngành đang phải cạnh tranh rất gay gắt chính vì vậy cũng đã gây không ít khó khăn đối với ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ. - Thứ năm: dư nợ đối với DNVVN còn thấp so với tiềm năng của thị trường này, nguyên nhân là Chi nhánh chưa có những biện pháp để mở rộng cho vay đối với các DNVVN mà cho vay hiện nay vẩn chủ yếu là cho vay có tài sản đảm bảo và chủ yếu là cho vay ngắn hạn, chưa phát triển những hình thức cho vay khác như cho vay theo tín chấp, chưa có những chính sách chăm sóc khách hàng tốt và chưa có những chương trình marketting tốt tới khách hàng, cũng như chưa đánh giá hết tiềm năng cho vay đối với các DNVVN, sản phẩm chưa đa dạng, và lãi suất còn cao vì vậy không thu hút được khách hàng.
Mở rộng cho vay đối với thành phần kinh tế nhất là thành phần kinh tế ngoài quốc doanh trong đó có các DNVVN, cho vay tiêu dùng và cho vay cầm cố giấy tờ có giá, cho vay hộ gia đình. -Tiếp tục duy trì và đẩy mạnh chiến lược chính sách khách hàng thông qua công tác tiếp thị chính sách lãi suất, trên nguyên tắc an toàn hiệu quả.
Qua phân tích tình hình kinh doanh của Chi nhánh các năm gần đây có thể thấy rừ dư nợ ngắn hạn của Chi nhỏnh so với dư nợ trung và dài hạn luụn thấp hơn, thu nợ ngắn hạn cũng đạt được kết quả khả quan trong khi đó nhu cầu về vốn ngắn hạn trong nền kinh tế là rất lớn vì vậy có thể thấy khả năng mở rộng cho vay của Chi nhánh đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhiều tiềm năng. Như vậy, có thể nhận thấy nguyên nhân dẫn đến tỷ trọng dư nợ ngắn hạn, tỷ trọng dư nợ đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh thấp là do Chi nhánh chưa thực hiện sự quan tâm đối với nhóm khách hàng này, còn quá cẩn trọng và e ngại khi thiết lập quan hệ vay vốn, đây là sự lãng phí về cơ hội và nguồn lực của Chi nhánh vì vậy trong thời gian tới để đẩy mạnh cho vay đối với nhóm khách hàng này có hiệu quả Chi nhánh cần thực hiện đồng bộ các biện pháp trên.
Thứ hai, NHNN nên ban hành các cơ chế, chính sách tín dụng- cho vay theo hướng thông thoáng (nới lỏng rào cản cho vay một khách hàng không quá 15% vốn tự có) tránh can thiệp quá sâu về mặt nghiệp vụ để các ngân hàng TMCP có thể mở rộng quy mô cho vay nói chung và đối với Doanh nghiệp VVN nói riêng. Với chức năng quản lý Nhà nước trong lĩnh vực Ngân hàng, NHNN có trách nhiệm hoàn thiện Hệ thống thông tin tín dụng, đặc biệt về chất lượng thông tin tín dụng nhằm lành mạnh hoá thị trường tín dụng nói chung của Ngân hàng, từ đó chất lượng hoạt động cho vay toàn hệ thống Ngân hàng nâng lên một bậc.