MỤC LỤC
Nhược điểm của biện pháp điều tiết này là làm cho các NHTM mất đi tính linh hoạt và quyền tự chủ trong kinh doanh, nó dể dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn trong ngân hàng nhưng lại thiếu vốn đầu tư hoặc khuyến khích dân cư dùng tiền vào dự trữ ngoại tệ, bất động sản trong khi ngân hàng hụt hẫng về tiền mặt cũng như nguồn vốn cho vay. - Ấn định khung lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay: NHTW có thể ấn định khung lãi suất dưới nhiều hình thức như lãi suất sàn, lãi suất trần và mức chênh lệch giữa lãi suất cho vay bình quân với mức lãi suất tiền gửi bình quân, lãi suất trần, lãi suất cơ bản vv…và bắt buộc các NHTM phải xây dựng biểu lãi suất kinh doanh nằm trong khung lãi suất. Trong suốt thời kỳ thực hiện CSTT thắt chặt, NHTW cũng có thể bán trái phiếu chính phủ ra thị trường mở để thu tiền về.Tuy nhiên, chính sách thắt chặt tiền tệ có thể sẽ gây ra một số hậu quả như: khởi phát và đẩy mạnh cuộc đua tăng lãi suất, tạo áp lực lên tăng trưởng và việc làm, trở ngại cho thu hút vốn gián tiếp.
Trước tác động nặng nề của suy thoái kinh tế toàn cầu, Chính phủ Hàn Quốc và NHTW Hàn Quốc (BoK) đã quyết định can thiệp nhằm ngăn chặn đà suy giảm thông qua các kế hoạch kích cầu cả gói lớn song song với việc cắt giảm đáng kể lãi suất cơ bản.Việc điều chỉnh biên độ lãi suất đang được tiến hành sau khi BoK đóng băng lãi suất ở mức thấp 2% trong suốt các tháng đầu năm 2009. Để cảnh báo thị trường phải chuẩn bị cho một chính sách siết chặt trong tương lai, NHTW Trung Quốc đang dùng cách tăng dần lãi suất.Tháng 07/2009, PBOC đã nâng lãi suất đấu thầu trái phiếu chính phủ, từ đó đẩy các mức lãi suất của TTTT lên để tránh tình trạng bong bóng trên thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản và lo ngại gói kích cầu 4.000 tỉ Nhân dân tệ của nước này sẽ khiến cho lạm phát quay trở lại. Chính sách này đang được phần lớn các nước có thị trường phát triển áp dụng.Tuy vậy, trong mọi trường hợp, NHTW vẫn có những can thiệp cần thiết khi lãi suất trên TTTT biến động mạnh, nhằm quản lý nền kinh tế theo mục tiêu tăng trưởng ổn định.Chính sách lãi suất của các quốc gia chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ chính sách lãi suất của Mỹ và thường biến động theo chu kỳ.Chính sách lãi suất thấp luôn là động lực quan trọng kích thích nền kinh tế hồi phục sau giai đoạn suy thoái.
Trong thời kỳ chiến lược 10 năm tới, với những tác động thuận của toàn cầu hóa thì chiến lược tăng tốc có thể thực hiện được; (2) Nhiều nước công nghiệp mới (NICs) đã đạt tốc độ tăng trưởng hai con số trong vài thập kỷ trước đây và Trung Quốc trong khoảng hai thập kỷ qua cũng đã từng đạt được; (3) Nước ta phải phát triển nhanh để rút ngắn khoảng cách về kinh tế và công nghệ so với các nước trên thế giới, trước hết là các nước xung quanh để đạt được mục tiêu trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Chính việc xoá bỏ các rào cản như vậy, theo kinh nghiệm của các nước, có thể xảy ra những bất ổn từ việc các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn hoặc đầu tư đột ngột với qui mô lớn khi nền kinh tế xuất hiện những mất cân bằng vĩ mô, các chính sách quản lý vĩ mô thiếu nhất quán và hướng tới những mục tiêu mâu thuẫn nhau, nhất là chính sách tỷ giá và chính sách lãi suất không tạo được lòng tin cho thị trường. Khi giá USD/VND đạt tới mức kỳ vọng, sẽ xuất hiện một làn sóng bán USD, dòng VND gửi vào ngân hàng sẽ gia tăng, lúc này NHTM sẽ có điều kiện hạ lãi suất VND (cả huy động và cho vay).Thực hiện điều này sẽ vừa có tác động đến lãi suất, tác động đến dòng vốn vào-ra, vừa có điều kiện duy trì khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, chủ động nhập khẩu, vừa giảm kỳ vọng VND mất giá so với USD trong ngắn hạn.
Đối với dòng vốn FPI, cho đến nay, các biện pháp trực tiếp mà Chính phủ Việt Nam đang áp dụng để kiểm soát dòng vốn vào FPI đổ vào TTCK là việc không cho phép mở rộng tỷ lệ nắm giữ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại các doanh nghiệp trong nước (hiện nay tỷ lệ này ở mức 49% đối với công ty cổ phần và 30%. đối với các NHTM); và việc qui định đầu tư gián tiếp nước ngoài chỉ được thực hiện bằng VND thông qua tài khoản VND tại tổ chức tín dụng được phép. Các nghiên cứu thực nghiệm của IMF ở 13 quốc gia thị trường mới nổi áp dụng chính sách mục tiêu lạm phát cho thấy rằng: (1) Tỷ lệ lạm phát ở các quốc gia này cú phần thấp hơn so với cỏc quốc gia khỏc; (2) Khụng cú sự khỏc biệt rừ ràng về tăng trưởng kinh tế giữa các quốc gia áp dụng và quốc gia không áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu; (3) Các điều kiện kinh tế vĩ mô ở các quốc gia áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu cũng tỏ ra ổn định hơn so với các quốc gia không áp dụng. Do vậy, trong thời gian tới, NHNN cần sử dụng linh hoạt và hữu hiệu hơn hai công cụ này thông qua việc xác định qui mô tổng hạn mức chiết khấu và tổng hạn mức tái cấp vốn sát với nhu cầu thị trường, đồng thời phải kết hợp với việc sử dụng công cụ thị trường mở để tác động nhằm giữ lãi suất trên thị trường liên ngân hàng biến động nằm trong khung lãi suất chiết khấu (lãi suất sàn) và lãi suất tái cấp vốn (lãi suất trần).
Tuy nhiên, việc sử dụng công cụ này để bơm tiền nhằm giảm căng thẳng trên thị trường liên ngân hàng trong thời gian qua (tháng 2/2008) không đem lại kết quả như mong đợi vì chính những ngân hàng thiếu hụt thanh khoản nhiều nhất lại không thể tham gia các giao dịch với NHNN để được cấp thanh khoản do họ không nắm trong tay các giấy tờ có giá đủ điều kiện để giao dịch. Do đó, nhằm gia tăng thêm phương tiện cho việc thực thi chính sách lãi suất của mình, NHNN cần phải giám sát chặt chẽ hơn hoạt động tín dụng của các NHTM, đồng thời phải làm tốt hơn công tác thu thập, xử lý số liệu thống kê và dự báo diễn biến thị trường, đồng thời khuyến khích hoặc thậm chí có thể bắt buộc các NHTM phải nắm giữ một tỷ lệ nhất định giấy tờ có giá đủ tiêu chuẩn giao dịch trên nghiệp vụ thị trường mở thì mới gia tăng được hiệu quả của công cụ này. Song song đó, lãi suất huy động VND sau một giai đoạn ngắn giảm mạnh đã tăng trở lại và các dự báo đang ủng hộ xu hướng tăng lãi suất trong trung và dài hạn đó là: nhu cầu về VND đang tăng mạnh do kỳ vọng của người dân và doanh nghiệp về VND sẽ tiếp tục giảm giá so với USD; Sau khi khủng hoảng tài chính ở Mỹ xảy ra và kéo theo sự suy giảm kinh tế trên toàn cầu, tất cả các nước đã thi hành CSTT nới lỏng, việc lạm phát trở lại trong tương lai trên toàn cầu sẽ là tất yếu.
- NHNN cần tạo điều kiện và hỗ trợ cho các NHTM trong việc xây dựng mối liên hệ với nhau, giữa các ngân hàng với các định chế tài chính phi ngân hàng và với các định chế tài chính khác, làm được điều này sẽ giúp các ngân hàng có những thông tin quý báu về nhìn nhận đánh giá khách hàng đúng đắn hơn, ngăn ngừa sự ham muốn mưu lợi bất chính của các khách hàng, nâng cao chất lượng thông tin giữa các NHTM với nhau, thống nhất trong một số nghiệp vụ cho vay hay chính sách tín dụng, chính sách lãi suất nhằm giảm bớt sự biến động không nên có trên thị trường tài chính tiền tệ, tạo niềm tin cho khách hàng khi bước chân đến bất kỳ một TCTD nào. - Điều chỉnh điều kiện cho vay sát với điều kiện thực tế của các doanh nghiệp Việt Nam và những diễn biến trên thị trường, nhất là trong bối cảnh các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp khó khăn như hiện nay.Tuy nhiên cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ đã khiến cho hàng chục ngân hàng của Mỹ bị phá sản (Lehman Brothers, Washington Mutual…) hoặc bị bán lại (Bear Stearns, Merrill Lynch…), buộc phải. Hiện nay các doanh nghiệp vẫn rất khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, nhiều hồ sơ vay vốn của các doanh nghiệp bị ngân hàng từ chối do: thông tin tài chính của doanh nghiệp còn ít, trình độ quản lý điều hành của doanh nghiệp còn yếu, công nghệ lạc hậu, thiếu nguồn nhân lực có trình độ cao, thiếu tài sản thế chấp, cầm cố đảm bảo nghĩa vụ trả nợ …Theo số liệu công bố của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện nay chỉ có khoảng 32% DNVVN có khả năng tiếp cận vốn, 35% doanh nghiệp khó tiếp cận và khoảng 33% không thể tiếp cận nguồn vốn.