Nghiên cứu ứng dụng vi sinh vật và vi tảo lam Spirulina trong xử lý nước thải làng nghề bún Phú Đô

MỤC LỤC

Cơ chế phân giải tinh bột nhờ vi sinh vật

Nước thải của các cơ sở sản xuất lương thực, đặc biệt là nước thải từ các làng nghề sản xuất bún, bánh phở, miến..có hàm lượng tinh bột rất cao. Một số VSV có khả năng tiết ra môi trường đầy đủ các loại enzym trong hệ enzym amilaza nhưng một số loài khác chỉ có thể tiết ra một hoặc vài enzyme trong hệ đó, các nhóm này cộng tác với nhau trong quá trình phân hủy tinh bột thành đường [24].

Xử lý nước thải bằng phương pháp bùn hoạt tính

Trong quá trình sinh trưởng và phát triển trong nước thải, các tế bào VSV sẽ dính vào các hạt lơ lửng này và phát triển thành các hạt bông cặn có hoạt tính phân hủy các chất hữu cơ gây nhiễm bẩn nước và được lớn dần lên do hấp phụ nhiều hạt chất rắn lơ lửng nhỏ khác. Để xử lý nước thải bằng bùn hoạt tính có hiệu quả, cần sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để tạo bùn hoạt tính nhằm tăng số lượng cũng như hoạt lực của các VSV có trong đó như: lấy bùn hoạt tính ở nơi xử lý khác có tính chất giống như nước thải nghiên cứu, hồi lưu bùn đã dùng ở những bể xử lý nước thải trước trở lại các bể sục.

Bảng 1.  Quần thể VSV trong bùn hoạt tính
Bảng 1. Quần thể VSV trong bùn hoạt tính

Nghiên cứu khả năng xử lý nước ô nhiễm bằng vi tảo

Cùng với các VSV khác, vi tảo giữ vai trò như máy lọc sinh học tự nhiên, trực tiếp hấp thu tất cả những sản phẩm thừa, sản phẩm sau cùng của phân huỷ hữu cơ và chuyển hoá chúng sang dạng ít độc hại hơn hoặc phân giải chúng thành những vật chất khác đơn giản và vô hại. Những loại tảo và vi khuẩn lam nước ngọt được sử dụng phổ biến trong quá trình xử lý nước thải chủ yếu thuộc các chi Chlorella, Spirulina, Scenedessmus…Từ nhiều năm qua đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về việc ứng dụng các loài tảo trong xử lý nước ô nhiễm.

Giới thiệu chung về tảo lam Spirulina

Đặc điểm hình thái và cấu trúc tế bào của tảo lam Spirulina

Tại Trung Quốc, năm 2009, nghiên cứu của trường Đại học Nanchang cũng đã chứng minh được khả năng xử lý nước thải đô thị rất hiệu quả của loài tảo Chlorella [47]. Mặc dù không có ty thể và mạng lưới nội chất song tế bào Spirulina vẫn có ribosom và một số thể vùi như các hạt polyphotphat, glycogen, phycocyanin, carboxysome và hạt mesosome.

Hình 1A. Hình ảnh về
Hình 1A. Hình ảnh về

Tình hình nghiên cứu tảo lam Spirulina

    Triển vọng sử dụng nước biển và nước lợ cho nuôi trồng đại trà Spirulina ở nước ta trong tương lai cũng đã được đề cập thông qua các nghiên cứu sử dụng nguồn nước biển để nuôi trồng tảo này cũng như ảnh hưởng của các nồng độ NaCl khác nhau lên các đặc điểm sinh lý, sinh hoá của tảo lam Spirulina cũng đã được tiến hành nghiên cứu [4]. Nghiên cứu tảo lam Spirulina của Nguyễn Thị Kim Hưng (Trung tâm Dinh dưỡng trẻ em TP. Hồ Chí Minh) và cộng sự với đề tài "Nghiên cứu sản xuất và sử dụng thức ăn có tảo Spirulina trong dinh dưỡng điều trị" đã đạt giải nhì trong hội thi sáng tạo kĩ thuật cấp thành phố năm 1998. Ngoài ra, các thử nghiệm nuôi trồng tảo này bằng nguồn nước thải ươm tơ tằm, nước thải của nhà máy phân đạm, nước thải từ hầm biogas….đã được triển khai, ngay cả các nguồn phế thải hữu cơ như rỉ đường, phế thải công nghiệp rượu bia cũng đã được thử nghiệm để nuôi trồng và thu sinh khối tảo này [23].

    Nhiều cơ sở nuôi trồng, sản xuất và chế biến các sản phẩm từ tảo Spirulina đã được thành lập với công nghệ nuôi tảo trên các bể nông xây bằng xi măng sử dụng khí CO2 của công nghệ tạo nguồn cacbon, nguồn CO2 trực tiếp lấy từ các nhà máy bia, cồn, rượu…nén hóa lỏng vào bình chứa. Tuy nhiên, giá thành xử lý sẽ cao do chi phí cho các thiết bị để lắp đặt, xây dựng hệ thống các bể xử lý nước thải lớn….Trong bối cảnh trên, nếu chúng ta tạo chọn được các chủng tảo lam Spirulina có khả năng tổng hợp cao các chất có hoạt tính sinh học (như chất dẻo sinh học) bằng các tác nhân vật lý như UV, tia phóng xạ có liều thấp, các chất gây đột biến nhân tạo cũng như các kỹ thuật di truyền và sau đó sử dụng chính các chủng tảo này để xử lý nước thải, đồng thời thu sinh khối tảo để khai thác các chất có hoạt tính sinh học là một. Việc kết hợp xử lý nước thải của các làng nghề truyền thống giàu tinh bột bằng VSV và tảo lam Spirulina kết hợp với việc tách chiết các chất có hoạt tính sinh học như chất dẻo sinh học từ sinh khối tảo sẽ làm giảm giá thành xử lý, có tính khả thi cao và có ý nghĩa cả về mặt khoa học và thực tiễn.

    Giới thiệu chung về chất dẻo sinh học và PHAs .1 Giới thiệu chung về chất dẻo sinh học

    Giới thiệu về PHAs .1 Đặc điểm về cấu trúc

      Dựa vào số lượng nguyên tử cacbon trong phân tử, PHAs có thể chia thành nhiều loại như: poly (3- hydroxylbutyrate) (PHB), poly (3-hydroxyvalerate) (PHV) và poly (3- hydroxylbutyrate-co-3-3-hydroxyvalerate) (PH-PV). Cấu trúc của gen mã hóa cho PHA synthase của 40 chủng vi khuẩn Gram dương, Gram âm và cả ở tảo lam đều đã được xác định như ở Rhodobacter eutropha, Azotobacter caviae, Rhodobacter sphaeroides… PHA synthase của vi khuẩn lam thuộc tuýp III, bao gồm 2 tiểu phân nhỏ: tiểu phần C (ký hiệu pha C) và tiểu phần E (ký hiệu pha E). Đến nay, rất nhiều công trình nghiên cứu về khả năng tổng hợp PHA của các chủng vi khuẩn như Bacillus spp., Alcaligenes spp., Pseudomonas spp., Aeromonas hydrophila, Rhodopseudomonas palustris, Escherichia coli, Burkholderia sacchari, Halomonas boliviensis, Halococcus saccharolyticus… đều đã được công bố trên thế giới [45, 50, 59, 69].

      Trong nhóm PHA thì poly (3- hydroxybulyrate) (PHB) lẫn các copolyme của chúng như poly (3-hydroxybutyrate- co-3-hydroxyvalerate) có tầm quan trọng lớn và được tổng hợp nhiều nhất. Sự phân hủy của PHB đã được phát hiện thấy trong các tế bào máu của người, vì vậy có thể sử dụng PHB trong các mô của động vật có vú mà không lo ngại đến khả năng bị ngộ độc. Từ những năm 1980, hai loại PHAs là 3-hydroxybutyrate và 3- hydroxyvalerianacid đã được một công ty hóa chất lớn của Anh sản xuất trên thị trường với sản phẩm tên gọi là "Biopol".

      Bảng 2. Tính chất vật lý của một vài dạng PHA và polypropylen
      Bảng 2. Tính chất vật lý của một vài dạng PHA và polypropylen

      VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu

      Phương pháp nghiên cứu

      • Phương pháp xác định số lượng các nhóm VSV trong nước thải và trong bùn hoạt tính

        Cho vào các ống nghiệm có chứa môi trường thích hợp cho sự tăng trưởng của đối tượng VSV cần định lượng một thể tích chính xác dung dịch mẫu ở 3 nồng độ pha loãng bậc 10 liên tiếp. Dựa vào kết quả biểu kiến chứng minh sự tăng trưởng của VSV cần kiểm định trong từng ống nghiệm, ghi nhận số lượng các ống nghiệm dương tính ở từng độ pha loãng. Khi đó vi khuẩn yếm khí mọc thành các khuẩn lạc nhỏ, màu trắng nằm rải rác trong thạch, ngoài ra, có khả năng một số mẫu có mặt các vi khuẩn sinh metan làm cho thạch bị nứt, đứt đoạn nhiều nơi.

        Mẫu nước thải sản xuất bún ở cống chung cuối làng được lấy về, sau khi kiểm tra và điều chỉnh pH về giá trị trung tính, để lắng khoảng 1 ngày, nước thải được chia làm năm phần bằng nhau và cho vào 5 bình tam giác dung tích 500ml. Các bước được tiến hành tương tự như phần xác định nồng độ N tối ưu: Nước thải sau khi đã để lắng, bổ sung bùn hoạt tính và phân đạm theo tỷ lệ tối ưu như đã xác định ở phần trên vào. Ở từng công đoạn xử lý: trước khi có sục khí, sau thời gian sục khí có bổ sung bùn hoạt tính và sau khi nuôi tảo đều tiến hành xác định cả bốn thông số COD, BOD5, Nts, Pts.

        Bảng 4. Bảng tra MPN dùng cho loạt 3 ống nghiệm  ở 3 nồng độ pha loãng liên tiếp
        Bảng 4. Bảng tra MPN dùng cho loạt 3 ống nghiệm ở 3 nồng độ pha loãng liên tiếp

        Kết quả đánh giá hiện trạng và đặc trưng của nước thải sản xuất bún tại làng bún Phú Đô

        Ghi chú: QCVN 24:2009/BTNMT, loại B: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp năm 2009, áp dụng cho nước thải công nghiệp xả vào nguồn tiếp nhận không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt. Kết quả chỉ ra trên bảng 6 cho thấy nước thải sau các thời gian lắng khác nhau tuy không có mặt của xạ khuẩn song vẫn có thành phần VSV khá phong phú, gồm đầy đủ các loại vi khuẩn, nấm men, nấm mốc. Sự không có mặt của xạ khuẩn trong nước thải để lắng theo các thời gian khác nhau có thể được lý giải do xạ khuẩn vốn là loài VSV hiếu khí và phân bố chủ yếu trong đất, trong nước thải chúng tồn tại với số lượng rất ít; quá trình tự làm sạch của nước thải chủ yếu là do vi khuẩn, một số ít nấm men và nấm mốc, đặc biệt là vi khuẩn [16, 25].

        Nguyên nhân có thể được giải thích là do khi được nuôi tạo trong điều kiện bổ sung thêm chất dinh dưỡng và lắc trên máy lắc trong vòng 24 giờ, chúng tôi đã làm giàu được loại VSV hiếu khí vốn phân bố trong nước thải với số lượng rất ít này. Sau đó tiến hành xác định lượng VSV phân giải tinh bột hiếu khí tổng số có trong nước thải (vì VSV phân giải tinh bột tổng số tỷ lệ nghịch với hàm lượng COD trong nước thải). Sau đó chúng tôi cũng tiến hành xác định lượng VSV phân giải tinh bột hiếu khí tổng số có trong nước thải trong tất cả các công thức thí nghiệm được bổ sung nguồn phân lân khác nhau.

        Bảng 10. Số lượng VSV phân giải tinh bột có trong nước thải sau khi được bổ sung phân lân có nồng độ khác nhau
        Bảng 10. Số lượng VSV phân giải tinh bột có trong nước thải sau khi được bổ sung phân lân có nồng độ khác nhau

        Kết quả xác định thời gian sục tối ưu đối với nước thải

        Do vậy, chúng tôi tiến hành bổ sung lượng phân lân tối ưu cho quá trình xử lý nước thải sản xuất bún là 80 mg/l trong các thí nghiệm tiếp theo. Do vậy, chúng tôi chọn thời gian sục khí tối ưu cho xử lý nước thải sản xuất bún được lấy tại cống chung cuối làng là 16 giờ.