MỤC LỤC
Nhận xét: Tỷ lệ công nhân may dây chuyền mắc các bệnh và chứng, bệnh ở mũi họng, viêm phế quản mạn tính và bệnh tuần hoàn tương đối cao so với các chứng bệnh khác (9,50 – 6,87). Đối với công nhân ở các nhóm nghề khác, tỷ lệ mắc bệnh mũi họng mạn tính cũng tương đối cao (8,30%). Nhận xét: Nhóm công nhân may dây chuyền có tuổi nghề thấp đã mắc bệnh mũi họng mạn tính với tỷ lệ cao (8,24%).
Nhận xét: Chỉ có nhóm công nhân may dây chuyền bị mắc bệnh bụi phổi bông (2 người). Các nhóm nghề khác không có ai mắc bệnh bụi phổi bông ở tất cả các nhóm tuổi đời. Nhận xét: Các trường hợp mắc bệnh bụi phổi bông đều thuộc nhóm có tuổi nghề thấp(< 20 năm) – người lao động mắc bệnh bụi phổi bông khi tuổi nghề còn thấp.
Tuổi nghề tăng lên, tỷ lệ mắc bệnh mắt ở nhóm công nhân may dây chuyền tăng lên song chưa có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Nhận xét: Công nhân nữ mắc bệnh viêm phế quản cao và có xu hướng tăng dần theo tuổi nghề. Tỷ lệ khó thở của bệnh nhân Viêm phế quản mạn tính theo mùa và hoạt động của bệnh nhân.
Nhận xét: Tỷ lệ người bệnh viêm phế quản có dấu hiệu khó thở trong nhóm công nhân may dây chuyền tương tự các nhóm nghề khác (p > 0,05). Tỷ lệ bệnh nhân khó thở vào mùa xuân và mùa thu trong nhóm công nhân may dây chuyền đã cao hơn các nhóm nghề khác (p <0,05).
Nhận xét: Tỷ lệ viêm mũi họng ở 2 nhóm công nhân có sử dụng khẩu trang đúng cách và nhóm và nhóm không sử dụng hoặc sử dụng khẩu trang không đúng cỏch, khụng đạt yờu cầu về sinh lao động cú khỏc nhau rừ rệt (P<0,05). Tỷ lệ mắc bệnh mũi họng ở nhóm cá nhân không sử dụng khẩu trang hoặc sử dụng khẩu trang không đúng cách gấp 3 lần nhóm sử dụng khẩu trang hợp cách. Nhận xét: Tỷ lệ mắc bệnh mũi họng ở nhóm công nhân được học vệ sinh An toàn lao động (học nghiêm túc) thấp hơn 3 lần nhóm công nhân không được học Vệ sinh An toàn lao động hoặc học không nghiêm túc các quy định thực hành vệ sinh.
Nhận xét: Tỷ lệ mắc bệnh da trong bộ phận may dây chuyền có khác nhau giữa nhóm được học (học nghiêm túc) các quy trình vệ sinh an toàn lao động với nhóm không được học, học không đầy đủ (với 3 lần khác nhau), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0,05. Nhận xét: Tỷ lệ bệnh mắt ở nhóm có sử dụng kính bảo hộ lao động và không sử dụng kính bảo hộ lao động có khác nhau, tỷ lệ mắc thấp hơn xong sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê (Tỷ lệ nhóm sử dụng kính bảo hộ quá ít, 39 người (công nhân) nên chưa có giá trị thống kê, P>0,05. Nhận xét: Tỷ lệ mắc bệnh mắt ở nhóm công nhân được học các quy trình vệ sinh An toàn lao động thấp hơn 2 lần so với nhóm không được học hoặc học không nghiêm túc về các quy trình trình vệ sinh An toàn lao động (P<0,05).
Nhận xét: Thời gian lao động trong ngày và trong tuần khác nhau tỷ lệ bệnh mắt không thay đổi đáng kể. Tỷ lệ bệnh giữa các nhóm thống kế tương tự như nhau, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
Do hầu hết các công nhân mắc các chứng, bệnh cấp tính như viêm mũi họng, viêm phế quản, nên chúng tôi chỉ ghi nhận và đưa vào số liệu nghiên cứu luận văn đối với các trường hợp mạn tính và những trường hợp có xác nhận chắc chắn tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên (sổ y bạ, hoặc giấy khám bệnh..). Theo chúng tôi, công nhân may vừa tiếp xúc với bụi bông có khả năng kích thích, vừa phải làm việc trong môi trường có vi khí hậu nóng, ẩm là những yếu tố nguy cơ đối với các rối loạn bệnh lý ở niêm mạc, trong đó có niêm mạc mũi họng nên tỷ lệ bệnh tăng cao là hợp lý. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 02 trường hợp mắc bệnh bụi phổi bông, tuy nhiên do các số liệu về môi trường chưa thật đầy đủ, nên căn nguyên do yếu tố môi trường lao động chưa được xác định chắc chắn về mức độ nguy cơ, vì vậy việc theo dừi tiếp tục để xỏc định khả năng tỏc động của yếu tố căn nguyờn cũng như chăm sóc sức khoẻ (CSSK) cho những người bệnh này cần được tiếp tục vì đây cũng là bệnh nghề nghiệp đặc thù của ngành may.
Các nghiên cứu của các tác giả về sức khoẻ bệnh tật của công nhân may (Nguyễn Đình Dũng, Nguyễn Thị Hồng Tú,..) đều cho thấy tỷ lệ viêm phế quản mạn tính khoảng 3-5% (Công ty dệt may Thành Công 3,5%, Công ty dệt Phong Phú 4,7%, Công ty dệt may Hà Nội 4,3%,..). Các tác giả cho rằng người công nhân vào lao động ở môi trường dệt may cũng như các ngành khác đã phải tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ đối với các niêm mạc mũi họng tức thời ngay từ khi mới vào nghề, do vậy hiệu ứng gây viêm nhiễm cấp tính sẽ xuất hiện ngay. Nghiên cứu của Sur Han – og, John Birchall về quản lý các nguy cơ và an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) cho nhận xét: công nhân dệt may ở các nước khu vực Đông Nam Á chịu nhiều sức ép do stress nghề nghiệp nên tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch, thần kinh, mắt tương đối sớm.
Nghiên cứu của Hoàng Trung Sỹ và cộng sự (2007) về tình hình môi trường sức khoẻ lao động nữ tại một số doanh nghiệp ở Thừa Thiên Huế trong đó có công nhân dệt may cho thấy người lao động phải tiếp xúc nhiều với các yếu tố nguy cơ nghề nghiệp như vi khí hậu xấu, bụi, ồn nên tỷ lệ sức khoẻ kém (loại IV trở lên cao – 4-6%). Có thể ngoài vấn đề môi trường đặc thù của ngành dệt may còn có những vấn đề khác về điều kiện môi trường lao động khu vực Thừa Thiên Huế khác hơn nên tỷ lệ mắc bệnh da của họ cao gấp 10-20 lần kết quả nghiên cứu của chúng tôi.Trong nghiên cứu của chúng tôi về tỷ lệ bệnh da cũng cho thấy sự cần thiết phải xem xét, nghiên cứu sâu hơn và rộng hơn về các yếu tố nguy cơ để đánh giá một cách chắc chắn về mối liên hệ giữa các yếu tố nguy cơ nghề nghiệp, gia đình xã hội vì lý do cấp thiết: công nhân mắc bệnh khi tuổi đời, tuổi nghề rất trẻ. Nghiên cứu của Wanpen Song Kham, Thanee Kaewthummanukul và cộng sự cho thấy công nhân may ở Thái Lan phải tiếp xúc với nhiều yếu tố tác hại nghề nghiệp như bụi, ồn nhiệt, chiếu sáng yếu và ngồi lâu nên tỷ lệ các bệnh về đường hô hấp là tương đối cao, trong đó tỷ lệ mắc bệnh viêm phế quản là 12,6%.
Các tác giả cho rằng yếu tố viêm nhiễm, bội nhiễm do vi sinh vật tạo đờm thường ít hơn ở những công nhân viêm phế quản nghề nghiệp trong khi các viêm phế quản khác đặc biệt là các viêm do vi trùng tỷ lệ khạc đờm, ho cao và đờm cũng dễ nhận biết bởi mầu sắc, độ đậm đặc và các chất viêm kèm theo. Các tác giả cho rằng viêm phế quản nghề nghiệp thường khác với các viêm phế quản khác, bởi lẽ yếu tố nguy cơ là bụi hoặc hoá chất,v.v,..tạo cơ hội cho vi trùng phát triển, gây bệnh trong khi viêm phế quản khác là sự phát triển của vi trùng, các tác nhân gây bệnh, gây viêm ngay từ ban đầu nên có sự huỷ hoại tế bào do vậy đờm dễ quan sát kể cả về số lượng, tần xuất cũng như độ đậm đặc. Mô hình nghiên cứu can thiệp phòng chống bệnh hô hấp trong công nghiệp luyện kim bao gồm các vấn đề cải thiện môi trường, trang bị các thiết bị an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và phương tiện bảo vệ cá nhân, trong đó có khẩu trang đã góp phần làm giảm thiểu tỷ lệ bệnh đáng kể.
Bảo vệ đường hô hấp bằng biện pháp thụ động là đeo khẩu trang đúng quy cách, đảm bảo chất lượng, không những làm giảm mắc bệnh tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi mới mà còn ngăn chặn việc tái phát các đợt cấp của bệnh nhân viêm phổi, phế quản, mũi họng cũng như giảm tốc độ suy giảm chức năng hô hấp ở những người mắc bệnh.