Đề xuất giảm giá từng bước VND để kích thích kinh tế: Các giải pháp hỗ trợ

MỤC LỤC

NHỮNG GIẢI PHÁP HỖ TRỢ CHO ĐỀ XUẤT GIẢM GIÁ VND

Một khi đã lựa chọn chính sách từng bước giảm giá Việt Nam đồng, khi đó xuất khẩu sẽ mạnh hơn, việc các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước cần được đầu tư phát triển để sản xuất nhiều hàng hóa hơn đáp ứng nhu cầu xuất khẩu là hết sức cần thiết. Sẽ là vô tác dụng nếu giảm giá VND, hàng hóa Việt Nam rẻ hơn, nhu cầu của thế giới với hàng hóa của Việt Nam tăng nhưng chúng ta lại không đủ khả năng cung cấp và bỏ lỡ cơ hội. Khi ấy, doanh nghiệp sản xuất trong nước phải đủ khả năng về máy móc thiết bị, trang bị kỹ thuật và nguồn nhân lực trong nước để cân bằng nhu cầu về hàng hóa chất lượng cao thay thế cho hàng nhập khẩu.

Nếu các doanh nghiệp không được quan tâm và đầu tư đúng mức sẽ không thể sản xuất được các mặt hàng thay thế với chất lượng và giá cả tương đương, khi ấy sẽ không những không thể hạn chế nhập khẩu, mà nền kinh tế sẽ còn lạm phát cao hơn nữa. Đầu tư công cộng, hay chi tiêu chính phủ, là các khoản chi của chính phủ để cung ứng hàng hóa công cộng, phát triển đường xá, trường học, quân sự,…Nếu cộng nguồn vốn ODA và nguồn phát hành trái phiếu để đầu tư vào các chương trình mục tiêu từ năm 1997 đến nay thì tỷ lệ đầu tư công chiếm hơn 20% GDP!. Mặc dù khu vực dân doanh trong nước và đầu tư nước ngoàu là hai khu vực năng động nhất thì khu vực nhà nước lại luôn nhận được những khoản đầu tư và sự ưu ái của nhà nước.Thế nhưng, tương phản với con số khổng lồ của nguồn vốn, chính sách đầu tư công bộc lộ nhiều bất cập, thiếu minh bạch và thiếu tính trách nhiệm.

Cải cách thủ tục đầu tư công là cực kỳ quan trọng.Thực hiện điều này sẽ là một tổ công tác đặc biệt, tồn tại như một cơ quan tham mưu chứ không phải là một cơ quan điều tiết, thực hiện nghiên cứu về toàn bộ quá trình từ lập kế hoạch cho đến đánh giá dự án đầu tư công, trên cơ sở đó đề xuất những thay đổi chính sách trực tiếp tới Thủ tướng Chính Phủ nhằm giải quyết những ách tắc trong quá trình xét. Hiệu quả của đầu tư công sẽ được nâng cao, đó sẽ là tiền đề quan trọng, giúp phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông, điện, nước,…Chỉ có như vậy mới giúp nền kinh tế thu hút và đủ khả năng hấp thu thêm nhiều nguồn vốn đầu tư trực tiếp FDI, cũng như kích thích sản xuất trong nước phát triển hỗ trợ cho xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu,hỗ trợ cho chính sách giảm giá Việt Nam đồng. Trong những năm gần đây, nhà nước Việt Nam duy trì việc tăng cung tiền nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong một thời gian dài.Tuy nhiên,khi sự mất cân đối giữa tốc độ tăng cung tiền và tốc độ tăng GDP ngày càng nhiều thì sức ép lạm phát sẽ tăng.Trong giai đoạn 2004-2005,tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thấp hơn Trung QUốc nhưng tốc độ tăng cung tiền lại gần gấp đôi.Kết quả là trong khi chỉ số giá tiêu dùng ở Trung Quốc trong năm 2007 chỉ khoảng 6,5% thì ở Việt Nam lên tới 12,6% như đồ thị bên dưới.

Trong thời kỷ khủng hoảng kinh tế hiện nay,việc tăng tín dụng đột ngột sẽ làm tăng cung tiền trong khi tốc độ tăng trưởng GDP thì chậm lại rất nhiều , tác động gộp của điều này sẽ dẫn đến lạm phát cao hơn nữa, hàng hóa trong nước mắc hơn 1 cách tương đối, đẩy người tiêu dùng hướng đến hàng ngoại, khuyến khích nhập khẩu trong khi nguồn ngoại tệ để tài trợ cho nhập khẩu của Việt Nam ở thời điểm này rất hạn chế , xuất khẩu sẽ giảm làm cho cán cân thanh toán thâm hụt lớn hơn nữa.Tác động tích cực sẽ xảy ra nếu ta kìm hãm được tốc độ tăng trưởng của cung tiền và tín dụng. Ai không biết việc giảm giá VND sẽ tăng khả năng cạnh tranh cho hàng xuất khẩu Việt Nam nhưng chính bản thân doanh nghiệp cần tự nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa. Giảm giá Việt Nam đồng sẽ khuyến khích được xuất khẩu nhưng đó chỉ là lợi thế trước mắt đối với một số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam,chủ yếu là hàng nông sản, khoáng sản,…hàm lượng chất xám ít, giá trị gia tăng không nhiều và tốc độ tăng trưởng rất thấp ,còn các sản phẩm và dịch vụ thâm dụng vốn, lợi nhuận lớn thì tỷ trọng xuất khẩu thấp và tốc độ phát triển rất chậm.

Theo xếp hạng năng lực cạnh tranh hàng năm của diễn đàn Kinh tế Thế Giới, Việt Nam đứng sau hầu hết các nước láng giềng Đông Á và Đông Nam Á và thứ tự chưa được cải thiện. Hai trở ngại lớn cho cạnh tranh và phát triển chính là vấn đề về nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng,ngoài ra còn có một hệ thống hành chính quan liêu kém hiệu quả và nhũng nhiễu.Các doanh nghiệp của Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước sẽ không thể cạnh tranh được trên thị trường thế giới nếu không được đầu tư ,tạo điều kiệnvà quan tâm đúng mức. Tỷ giá tăng, giá hàng trong nước giảm sẽ chỉ là bước đầu,là yếu tố nhỏ góp phần thúc đẩy tăng trưởng xuất khấu.Về lâu dài, chính yếu tố về khoa học kỹ thuật,công nghệ và quản lý mới là yếu tố quyết định.