Khôi phục sinh kế bền vững cho dân tái định cư nhà máy thủy điện Sơn La

MỤC LỤC

Các điều kiện sinh kế bền vững và trường hợp phải khôi phục sinh kế bền vững

Chính sách và thể chế không những tạo ra cơ hội nhằm giúp cho người dân và cộng đồng thực hiện các mục tiêu đã xác định để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống trong sinh kế mà còn là cơ hội, là cứu cánh cho người dân và cộng đồng giảm thiểu được các tổn thương và sử dụng hợp lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, nếu chỉ có chính sách và thể chế thì chưa thể có một sinh kế bền vững mà điều kiện quan trọng là khả năng tiếp cận của các chính sách, thể chế này đến người dân, và khả năng tiếp cận các cơ hội đó của người dân.

Di dân tái định cư trong các công trình thuỷ điện 1. Khái niệm di dân

Thực tế có nhiều lý do mà người dân phải tái định cư và có thể chia ra thành hai loại: Tái định cư bắt buộc (do những điều kiện khách quan như chiến tranh, thiên tai, xây dựng công trình, thu hồi đất,..) và Tái định cư tự nguyện (do nhu cầu người dân muốn cải thiện cuộc sống). Điều quan trọng là phải cân nhắc lợi ích đạt được với cái giá phải trả cho các ảnh hưởng này bằng cách xem xét các phương án triển khai hoặc không phải di dân, hoặc chỉ gây gián đoạn nhỏ về kinh tế, xã hội và tìm ra cách để hoà hợp những quyền lợi và mâu thuẫn nói trên.

Sự cần thiết khôi phục sinh kế bền vững của các hộ di dân tái định cư trong các công trình thuỷ điện

Việc khôi phục lại đời sống của những hộ dân bị ảnh hưởng từ việc tái định cư đòi hỏi phải có thời gian lâu dài. Tuy nhiên, chính sách hỗ trợ để khôi phục thu nhập, ổn định cuộc sống của người dân, nhất là giải quyết việc làm thường là ngắn hạn, chưa được xem xét với nguồn tài chính bảo đảm trong nhiều năm.

Những nội dung chủ yếu của khôi phục sinh kế bền vững trong các công trình thuỷ điện

- Ổn định cuộc sống: Các hộ nông nghiệp có trên 30% đất nằm trong diện thu hồi sẽ được nhận hỗ trợ tối đa là trong vòng 12 tháng (mức tối đa áp dụng với các hộ di chuyển đến nơi mới có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn) và số ngày cắt giảm thấp hơn cho các đối tượng khác. - Các biện pháp khác cho việc ổn định cuộc sống tại nơi tái định cư: Các biện pháp này hướng đến cộng đồng tái định cư, bao gồm: hỗ trợ giống cây trồng và vật nuôi cho vụ sản xuất đầu tiên cũng như hỗ trợ khuyến khích nông nghiệp và lâm nghiệp và các dịch vụ thú y.

Các điều kiện cần thiết của khôi phục sinh kế bền vững cho người tái định cư của các công trình thuỷ điện

Các dự án cần khảo sát, nghiên cứu chi tiết về hiện trạng sinh kế của người dân tái định cư và đặc điểm nơi đến của họ để từ đó xây dựng lên các hoạt động sinh kế phù hợp và bền vững cho người dân tái định cư tại nơi ở mới. Việc sử dụng nguồn lực có tính hỗ trợ của nhà nước không những để sử dụng nguồn lực này một cách hiệu quả, đúng mục đích mà còn tránh được những tác dụng không mong muốn của các nguồn vốn hỗ trợ đến người dân như tính ỷ lại, tính không minh bạch.

CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ SINH KẾ VÀ KHÔI PHỤC SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI DÂN TĐC CỦA CÁC CÔNG TRÌNH THUỶ ĐIỆN

    Chính sách tái định cư bắt buộc của Ngân hàng Thế giới (WB) Chính sách tái định cư bắt buộc của Ngân hàng Thế giới [6, trang 32] gồm các mục tiêu chính:. i) Đảm bảo các hộ bị ảnh hưởng do dự án phải được hưởng lợi từ dự án và ít nhất cũng khôi phục hoặc cải thiện được cuộc sống, đặc biệt là đối với những nhóm người dễ bị tổn thương. Đây phải được xem như là kế hoạch phát triển. Kế hoạch tái định cư không tự nguyện là một phần của dự án;. ii) Cần tránh hoặc giảm thiểu tối đa tái định cư không tự nguyện/bắt buộc khi có thể; và. iii) Khi không thể tránh được việc di dời, cần phải: cung cấp đầy đủ nguồn đầu tư và cơ hội chia sẻ lợi ích của dự án cho các hộ bị ảnh hưởng. (iii) Hỗ trợ để khôi phục đạt được ít nhất bằng mức sống trước khi có dự án. Đối với những dự án đòi hỏi di chuyển người dân thì tái định cư phải là phần tổng hợp trong thiết kế dự án và phải được giải quyết từ các giai đoạn đầu tiên trong chu trình dự án, có nghiên cứu các nguyên tắc sau đây:. - Tránh tái định cư bắt buộc ở những nơi có thể bố trí dân cư tại chỗ. - Khi không thể tránh khỏi di dân, cần giảm đến mức tối đa việc di chuyển. bằng cách xem xét tất cả các phương án thiết thực của dự án. - Những người bị buộc phải di chuyển cần được đền bù và trợ giúp, sao cho tương lai kinh tế và xã hội của họ nhìn chung cũng sẽ được thuận lợi như khi không có dự án. - Những người bị ảnh hưởng cần phải được thông tin đầy đủ và được tham khảo ý kiến về các phương án tái định cư và đền bù. - Những thiết chế văn hoá và xã hội hiện hữu của những người bị di chuyển và của những người ở nơi tiếp nhận dân tái định cư cần phải được hỗ trợ và sử dụng tới mức tối đa có thể, và những người bị di chuyển cần phải được hoà nhập về mặt kinh tế và xã hội vào cộng đồng nơi họ di chuyển tới. - Việc thiếu các quyền pháp lý chính thức về đất của một số nhóm xã hội bị ảnh hưởng không thể cản trở việc họ được đền bù; cần chú ý đặc biệt đến những hộ gia đình mà chủ hộ là phụ nữ và những nhóm xã hội dễ bị ảnh hưởng khác. - Tái định cư bắt buộc cần phải được nhận thức và thực hiện tới mức tối đa như một phần của dự án. - Toàn bộ chi phí tái định cư và đền bù cần được thực hiện trong chi phí và hiệu ích của dự án. - Những chi phí về đền bù và tái định cư có thể được xem xét đưa vào vốn vay của Ngân hàng đối với dự án. Những kinh nghiệm về tái định cư và khôi phục sinh kế bền vững trong tái định cư của một số nước trong khu vực. Trung Quốc đã được coi là một trong những nước có chính sách TĐC tốt và phù hợp với đa số các yêu cầu của các tổ chức cho vay vốn, đặc biệt trong các nỗ lực nhằm khôi phục cuộc sống và nguồn thu nhập cho các hộ bị ảnh hưởng. Mục tiêu bao trùm của chính sách tái định cư của Trung Quốc là hạn chế đến mức tối đa việc thu hồi đất cũng như số lượng người bị ảnh hưởng của dự án. Song nếu việc tái định cư là không thể tránh khỏi thì cần có sự chuẩn bị các. kế hoạch cẩn thận để đảm bảo cho những người bị ảnh hưởng được đền bù và hỗ trợ đầy đủ, có tính đến các lợi ích của Nhà nước, tập thể và cá nhân, và dần dần làm cho những người bị ảnh hưởng khôi phục lại hoặc cải thiện thêm mức sống ban đầu của họ. Theo đánh giá của một số chuyên gia tái định cư, sở dĩ Trung Quốc có những thành công nhất định trong công tác tái định cư là do họ đã xây dựng các chính sách và thủ tục rất chi tiết, ràng buộc đối với các hoạt động tái định cư trong các lĩnh vực khác nhau, đặc biệt trong hoạt động tái định cư của các công trình thuỷ điện, hồ chứa. Mục tiêu của các chính sách này là cung cấp các cơ hội phát triển cho tái định cư, với phương thức tiếp cận cơ bản là tạo các nguồn lực sản xuất cho những người tái định cư. Các kế hoạch tái định cư chi tiết cùng các thoả thuận phục hồi kinh tế cho từng làng, từng hộ gia đình bị ảnh hưởng được chuẩn bị trước khi thông qua dự án. Để đảm bảo sau khi tái định cư, việc hỗ trợ cho những người bị di chuyển vẫn được tiếp tục, các quy định quốc gia quy định rằng cần phải lập ra một quỹ phát triển hồ chứa và duy trì nó trong 10 năm, sử dụng một phần thu nhập của dự án. Bên cạnh việc có chính sách tốt thì nhân tố quan trọng thứ hai khiến hoạt động tái định cư ở Trung Quốc thành công là năng lực thể chế mạnh của các chính quyền địa phương. Chính quyền cấp tỉnh chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc thực hiện chương trình tái định cư. Quyền sở hữu tập thể là một nhân tố quan trọng khác làm cho việc thực hiện tái định cư ở Trung Quốc có nhiều thuận lợi, đặc biệt ở nông thôn. Tiền đền bù đất đai bị mất không trả cho từng hộ gia đình và được cộng đồng sử dụng để tìm kiếm, phát triển đất mới hoặc mua của các cộng đồng sở tại hay dùng để phát triển cơ sở hạ tầng. Chính quyền thôn, xã sẽ chịu trách nhiệm phân chia lại đất cho các hộ bị ảnh hưởng. Ở Thái Lan, Hiến pháp năm 1982 đã quy định khi trưng dụng đất cho các mục đích xây dựng cơ sở hạ tầng, quốc phòng, phát triển nguồn tài nguyên cho. đất nước, phát triển đô thị, cải tạo đất đai và các mục đích công cộng khác phải thực hiện đền bù theo giá thị trường cho những người hợp pháp về tất cả những thiệt hại do việc trưng dụng gây ra. Trên cơ sở này, các ngành có các quy định chi tiết cho việc thực hiện trưng dụng đất của ngành mình theo những nguyên tắc đã quy định trong Hiến pháp. Năm 1987, Thái Lan ban hành Luật về Trưng dụng bất động sản mang tên B.E. 2530 áp dụng cho việc trưng dụng đất cho các mục đích xây dựng tiện ích công cộng, quốc phòng, phát triển nguồn tài nguyên hoặc các lợi ích khác cho đất nước, phát triển đô thị, nông ngiệp, công nghiệp, cải tạo đất đai và các mục đích công cộng khác. Luật này cũng quy định các nguyên tắc trưng dụng đất, các nguyên tắc tính giá trị đền bù các loại tài sản bị thiệt hại, trình tự lập và phê duyệt dự án và đền bù, tái định cư, trình tự đàm phán, nhận tiền đền bù, trình tự khiếu nại và giải quyết khiếu nại, trình tự đưa ra toà án. Tuy nhiên, Luật B.E. 2530 cũng chỉ quy định các nguyên tắc chung, không quy định cụ thể, vì vậy, từng ngành có các quy định riêng cho ngành mình về các trình tự và nguyên tắc cụ thể để xác định giá trị đền bù và thực hiện tái định cư cho người bị thu hồi đất. Trong việc thực hiện thì ngành điện lực thực hiện tốt nhất. Cơ quan điện lực Thái Lan là nơi có nhiều dự án tái định cư lớn nhất nước đã có chính sách riêng về đền bù và tái định cư với mục tiêu "đảm bảo cho những người bị ảnh hưởng một mức sống tốt hơn" thông qua việc cung cấp cơ sở hạ tầng nhiều hơn và tốt hơn, đảm bảo cho người bị ảnh hưởng có thu nhập cao hơn và được tham gia nhiều hơn vào quá trình phát triển. Chính sách đền bù và tái định cư của cơ quan Điện lực Thái Lan đã vượt trên các đòi hỏi về mặt pháp lý của luật pháp Thái vì được xây dựng với mục tiêu nâng cao mức sống của những người bị ảnh hưởng và trên thực tế đã tỏ ra có hiệu quả trong nhiều dự án đập lớn của Thái Lan. Những chính sách về tái định cư và khôi phục sinh kế cho người dân tái định cư của Việt Nam. Hiện tại Việt nam chưa có các quy định cụ thể và thống nhất về di dân - tái định cư nói chung và triển khai công tác này trong các dự án phát triển. Các kế hoạch di dân tái định cư thường được xây dựng tùy theo điều kiện cụ thể của dự án và khả năng của nhà đầu tư. Trước năm 1993, Nhà nước có thể thu hồi đất mà không đền bù gì hoặc chỉ đền bù cho chính quyền địa phương hoặc tổ chức tập thể đã được cấp đất. Cho đến nay, luật đã quy định là phải đền bù những thiệt hại về đất và các tài sản kèm theo đất. Các biện pháp hỗ trợ ổn định mức sống của những đối tượng bị ảnh hưởng đã được đưa ra với nguyên tắc chung là nơi tái định cư phải có điều kiện sống ít nhất là ngang bằng hoặc tốt hơn. Dưới đây là tóm tắt một số văn bản pháp luật về tài nguyên thiên nhiên, đất đai và các chính sách liên quan đến đền bù, TĐC từ năm 1993. đất và tổ chức thực hiện. Kinh nghiệm tái định cư và khôi phục sinh kế của công trình thuỷ điện Hoà Bình. Chính sách TĐC được áp dụng. - Đền bù công trình phụ, cây cối trong vườn nhà. + Cây lâu năm, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp đền bù theo giá do Ban quản lý công trình thủy điện Hòa Bình quy định. + Hỗ trợ lương thực: các hộ dân tái định cư đi xa khỏi khu vực ngập được mua 6 tháng, các hộ di vén tái định cư tại chỗ được mua 3 tháng, mổi tháng 15kg thóc/khẩu. + Đền bù công trình kiến trúc công cộng: Đền bù 60% giá trị để các hợp tác xã, các đơn vị tập thể di chuyển và xây dựng lại nơi ở mới. + Nhà nước hỗ trợ kinh phí xây dựng các công trình mới tại khu tái định cư như đường giao thông, công trình thủy lợi thông qua phương thức cấp chỉ tiêu. lương thực theo định mức ngày công của khối lượng xây dựng. + Hàng năm cấp chỉ tiêu vật tư, thiết bị theo khối lượng xây dựng cơ sở hạ tầng nơi tái định cư. Kết quả thực hiện di dân và tái định cư. i) Di chuyển đi xa ngoài vùng ngập, tái định cư tại địa bàn các xã và huyện trong tỉnh. ii) Di vén lên cao khỏi cốt ngập ngay tại địa bàn bản cũ. iii) Tái định cư xen ghép vào các bản không bị ngập trong địa bàn xã. Những tồn tại cần khắc phục. Qua 16 năm thực hiện công tác “di dân giải phóng lòng hồ sông Đà”, mục tiêu “giải phóng lòng hồ” để đảm bảo tiến độ thi công nhà máy thủy điện đã đạt được. Tuy nhiên, vấn đề ổn định và phát triển sản xuất, đời sống cho người dân di chuyển khỏi vùng lòng hồ đã không mấy thành công. Đời sống kinh tế của người dân di chuyển ra khỏi vùng lòng hồ Hòa Bình vô cùng khó khăn. Phần đông nhóm hộ chuyển cư có thu nhập thấp so với nhóm hộ không phải di chuyển. Do thu nhập thấp kém, đời sống văn hóa xã hội của người dân di chuyển khỏi vùng lòng hồ Hòa Bình đã xuống cấp nghiêm trọng. Về giáo dục, do nơi ở không ổn định, cơ sở trường lớp không đủ, điều kiện giao thông khó khăn, tỷ lệ trẻ em thất học ở nhiều nơi tăng lên, chiếm 47% trẻ em trong độ tuổi, hệ trung học cơ sở không tồn tại. Các trạm xã xã chưa kịp khôi phục hoặc không đủ điều kiện phục vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Trong khi đó, điều kiện cung cấp. nước sạch cũng yếu kém. Hệ thống cấp nước sạch không đủ nên người dân phải dùng nước hồ cho sinh hoạt, vì vậy các bệnh liên quan đến nguồn nước như tiêu chảy, đau mắt, sốt rét đã xảy ra thường xuyên. Ở huyện Phù Yên, mặc dù Nhà nước đã hỗ trợ hơn 60 triệu đồng cho công tác phòng chống bệnh nhưng vẫn không dập tắt được các ổ dịch ở đây, trong năm 1989 đã có hơn 30 người chết vì bệnh tật. Truyền thống văn hóa của các dân tộc không được chú trọng đầy đủ, do vậy các truyền thống văn hóa dân tộc bị phai mờ, các phong tục, y phục và lễ hội truyền thống của các dân tộc bị giảm lược và bị mai một dần. Các mối quan hệ trong nội bộ từng dân tộc cũng như giữa các dân tộc đã bị tác động mạnh. Các quan hệ cũ bị phá vỡ trong khi các quan hệ làng bản mới chưa được thiết lập vững chắc nên tính cộng đồng suy giảm. Ngoài ra, do người dân ở nơi nhận dân tái định cư phải chia sẻ lại đất canh tác và các nguồn tài nguyên khác nên giữa các xóm, các bộ phận dân cư, đặc biệt là giữa dân gốc và dân chuyển cư đã xuất hiện nhiều vụ tranh chấp về đất nương rẫy và nguồn nước. Hơn nữa, những biến động về kinh tế xã hội đã làm cho người dân không hài lòng, suy giảm niềm tin và hoang mang. Tỷ lệ cúng bái khi có người ốm đau đang có nguy cơ phát triển trở lại. Do lòng hồ đã làm ngập hầu hết diện tích đất ruộng nên người dân chuyển cư phải chuyển sang canh tác nương rẫy, trong khi đó, đất nương rẫy chỉ canh tác được một hay hai vụ rồi phải bỏ hóa. Tình trạng du canh phát triển trở lại làm cho hàng ngàn héc ta rừng bị đốt phá, dẫn đến tình trạnh xói lở đất trầm trọng. Tác động của hồ chứa và sau đó là của con người đã làm cạn kiệt môi trường tự nhiên, hủy hoại môi sinh cho cả con người và quần thể động vật tồn tại trước đó. Những bài học kinh nghiệm trong việc tổ chức ổn định và phát triển sản xuất, đời sống cho nhân dân vùng lòng hồ Hòa Bình. Việc tổ chức di dân tái định cư vùng lòng hồ Hoà Bình ngoài việc thực hiện đảm bảo tiến độ phục vụ công tác thi công công trình thuỷ điện còn rút ra được một số bài học kinh nghiệm trong công tác tổ chức ổn định và phát triển sản xuất, đời sống cho người dân tái định cư như sau:. i) Nhận thức của những người có trách nhiệm về công trình thủy điện còn giản đơn. ii) Công tác nghiên cứu đánh giá tác động môi trường không được tiến hành một cách thấu đáo, không xây dựng được một chương trình thống nhất nào nhằm sớm ổn định và phát triển sản xuất, nâng cao đời sống cho người dân TĐC. iii) Trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước trong việc tổ chức ổn định và phát triển sản xuất, đời sống cho người dân vùng lòng hồ đã không được xác định rừ ràng. iv) Chưa làm tốt công tác đền bù thiệt hại cho nhân dân. Đơn giá đền bù thấp, không đủ bù đắp thiệt hại cho người dân bị ảnh hưởng, không được thay đổi kịp thời trong điều kiện lạm phát cao. Tiền đền bù trả không đúng lúc, phương thức trả bằng số tiết kiệm, bằng hiện vật không phù hợp với điều kiện thực tế. v) Chế độ đền bù và hỗ trợ không nhất quán lại không được phổ biến kịp thời nên đã gây ra tâm lý bất bình cho người dân. Quy định về những đối tượng được hưởng chế độ đền bù không hợp lý, không tôn trọng quy luật di dân. vi) Các hộ bị ảnh hưởng gián tiếp hầu như không được để ý tới trong quá trình tổ chức đền bù và ổn định đời sống cho người dân bị ảnh hưởng. vii) Công tác khảo sát, quy hoạch thiết kế vùng tái định cư đã không được làm tốt dẫn đến những thiệt hại và sai lầm đáng tiếc, hiệu quả đầu tư thấp. Xác định địa bàn tái định cư còn nhiều sai lầm. viii) Không đánh giá hết tiềm năng phát triển kinh tế vùng ven hồ và do vậy đã không coi trọng phương án di vén dân tại chỗ. ix) Sau khi quy hoạch, địa bàn tái định cư đã không được chuẩn bị chu đáo. để nhận dân tái định cư. x) Công tác tuyền truyền, vận động, giải thích chưa được làm tốt dẫn đến tình trạnh người dân phải chuyển nhiều lần. xi) Công tác quản lý vốn chưa tốt khiến cho đầu tư công trình kém hiệu quả, tỷ lệ thất thoát lớn đối với vồn đền bù trực tiếp và gián tiếp.

    THỰC TRẠNG KHÔI PHỤC SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI DÂN TÁI ĐỊNH CƯ CỦA CÔNG TRÌNH THUỶ ĐIỆN SƠN LA

    Thực trạng khôi phục sinh kế trong các dự án di dân TĐC 1. Các chính sách tái định cư cho nhà máy thủy điện Sơn La

    Nguồn: Báo cáo Quy hoạch tổng thể di dân tái định cư dự án thuỷ điện Sơn La, Bộ Nông nghiệp và PTNT, tháng 2/2005. Kết quả sinh kế bền vững qua triển khai dự án di dân tái định cư.

    Kết quả sinh kế bền vững qua triển khai dự án di dân tái định cư của công trình thuỷ điện Sơn La

    Hiện, Nhà nước vẫn phải trợ cấp lương thực hàng tháng cho đồng bào (theo tiêu chuẩn đã quá 2 năm). Bài học này cho đến nay vẫn chưa được quán triệt sâu sắc trong quá trình tổ chức di dân TĐC của tất cả các địa phương, dẫn đến tình trạng phương ỏn sản xuất của đồng bào ở cỏc khu TĐC chưa rừ và chưa hiệu quả. Tác động của chương trình tái định cư đến hoạt động sản xuất tại vùng nghiên cứu. Các hộ tái định cư trong vùng nghiên cứu đều có diện tích đất sản xuất thuộc vùng ngập lòng hồ thuỷ điện buộc phải di dời, vì vậy họ được cấp đất sản xuất mới tại nơi tái định cư. Các hộ dân tái định cư có các nguồn sống chủ yếu từ hoạt động sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản và lâm nghiệp. Ngoài một số hộ kinh doanh nhỏ, đại đa số hộ dân không có nghề phi nông nghiệp. Đối với các hộ. dân ở đây, đất đai chính là nguồn đáp ứng nhu cầu hàng ngày, và cũng là nguồn tạo ra thu nhập. Nghiên cứu so sánh đất đai các hộ dân được sở hữu trước và sau tái định cư cũng chính là nghiên cứu so sánh thu nhập của hộ trong quá trình di chuyển nơi cư trú và nới sản xuất. a) Sản xuất nông nghiệp. Theo thống kê, sau khi tái định cư, do có sự đầu tư về giống mới, phân bón và kỹ thuật canh tác nên năng suất lúa nước của các hộ điều tra tăng 28% so với trước khi tái định cư, mặc dù diện tích canh tác lúa giảm gần 50% nhưng do người dân có điều kiện trồng lúa 2 vụ nên tổng diện tích gieo trồng đã tăng lên (bằng khoảng 82% diện tích gieo trồng tại nơi ở cũ). Diện tích gieo trồng còn có thể tăng thêm trong thời gian tới khi hệ thống thuỷ lợi được đầu tư hoàn thiện đồng thời người dân dần quen với việc thâm canh tăng năng suất. Tuy nhiên giá trị sản xuất của người dân đã tăng 50% do giá cả nông sản sau 2 năm tăng lên và cơ cấu cây trồng của người dân chú trọng hơn đến các cây trồng hàng hoá cũng như giống mới được thị trường ưa chuộng hơn. Trong chương trình tái định cư, trong 2 năm đầu, người dân được hỗ trợ tiền mua lương thực với số tiền là 100 ngàn đồng/khẩu/tháng. Số tiền này đã giúp người dân khắc phục được vấn đề thiếu lương thực trong thời gian canh tác những vụ đầu. Diện tích cây ăn quả của các hộ điều tra tại nơi tái định cư chỉ bằng 1/10 diện tích cây ăn quả tại nơi ở cũ. Hơn nữa, do cây ăn quả tại nơi ở mới chủ yếu là vườn cây mới được kiến thiết nên chưa cho thu hoạch. Nguồn thu nhập của người dân từ vườn cây ăn quả tại vùng tái định cư là chưa có, hiện nay người dân cũng đang phải tập trung sản xuất lương thực đáp ứng nhu cầu lương thực cho gia đình nên vườn cây ăn quả chưa được chú trọng đầu tư. Bảng 2.7: So sánh vườn cây ăn quả trước và sau tái định cư. Đơn vị tính: ha Cây trồng Trước tái định cư Sau tái định cư. c) Sản xuất lâm nghiệp.

    Bảng 2.4: Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của các hộ điều tra Diện tích đất sản
    Bảng 2.4: Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của các hộ điều tra Diện tích đất sản

    NHỮNG KẾT QUẢ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI KHÔI PHỤC SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI DÂN TÁI ĐỊNH CƯ CỦA CÔNG

    Những kết quả đạt được

    - Nâng cao mức sống: Các dân tộc thiểu số như La Ha, Khơ Mú và Kháng, những người mà trước đây đã sống trong những không gian chật hẹp dọc sông Đà, thì nay được sống trong các làng rộng lớn hơn, mặc dầu nhiều cơ sở hạ tầng cần được xây dựng để hỗ trợ cho cuộc sống của họ. - Vấn đề môi trường đang được nhấn mạnh: Những vấn đề xung quanh sủa khỏe môi trường, nước và điều kiện vệ sinh tại các điểm tái định cư đang được chú trọng cùng với việc xây nhà, việc làm và tạo thu nhập.

    Những hạn chế và những vấn đề đặt ra cần giải quyết để khôi phục sinh kế bền vững cho người tái định cư

    Diện tích được phân chia 400 m2 cho đất sinh hoạt (gồm cả đất vườn) cho từng hộ tại các điểm tái định cư nông thôn bất kể quy mô gia đình là không công bằng cho những gia đình lớn hoặc những người có nhiều tài sản trước tái định cư. Về cơ sở hạ tầng, là bổ sung các tuyến đường di chuyển dân vào hạng mục các dự án thành phần để lập dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật; bổ sung xây dựng trụ sở và công trình phụ trợ với các xã phải di chuyển hết mà vẫn giữ nguyên đơn vị hành chính; bổ sung chi phí lán trại cho những công trình trụ sở, trường học, trạm xá, hệ thống cấp nước, cấp điện tạm.

    Những nguyên nhân cơ bản

    - Quản lý điều hành dự án tái định cư là lĩnh vực mới đối với các tỉnh vì liên quan đến rất nhiều đối tượng, cấp, ngành, nhưng năng lực hiện tại của các cán bộ địa phương còn hạn chế, chưa có kinh nghiệm thực tế nên còn nhiều lúng túng trong quá trình thực hiện, quản lý và thẩm định các dự án tái định cư, đặc biệt là các Ban Quản lý Dự án cấp huyện. - Công tác chọn, chỉ định thầu tư vấn lập quy hoạch chi tiết các khu điểm TĐC có những bất cập: Một số đơn vị tư vấn là các doanh nghiệp không đủ năng lực, thiếu chuyên môn nghiệp vụ và không thuộc lĩnh vực tư vấn quy hoạch TĐC nông nghiệp và nông thôn nên chất lượng quy hoạch chi tiết chưa đạt yêu cầu.

    CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU KHÔI PHỤC SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI DÂN TÁI ĐỊNH CƯ CÔNG TRÌNH THUỶ ĐIỆN SƠN LA

      - Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN) phải liên kết việc xây dựng trong Dự ỏn Thủy điện Sơn La với dự ỏn tỏi định cư và phải giải thớch rừ những tỏc động của công trình đối với tái định cư. Hiện nay, nhiệm vụ đặt ra đối với lãnh đạo địa phương cấp tỉnh nhằm giải quyết những hậu quả của hoạt động EVN đối với tái định cư. Hơn là đẩy nhanh việc xây dựng dự án, thì cần phải làm chậm tiến độ để giải quyết việc tái định cư. a) Bản Kế hoạch di dân/tái định cư cần bao gồm. - Mục tiêu và tổng quan chính sách trong nước và của nhà tài trợ;. - Phân tích về ảnh hưởng của dự án đối với các nhóm có nguy cơ;. - Các thông tin cơ bản về tác động của việc thu hồi đất và mất mát đối với những người sẽ bị ảnh hưởng cựng cỏc mụ tả rừ ràng về cõn nhắc cỏc tiờu chớ để xem xét được hưởng lợi của dự án;. - Khung thể chế đối với triển khai tái định cư/di dân;. - Mô tả ngân sách, bao gồm cả chi phí cấp đất và tái định cư, di chuyển, nguồn kinh phí;. - Hệ thống giám sát và đánh giá. b) Cấu trúc của kế hoạch di dân Mục tiêu và khung chính sách. Luận văn đề xuất các giải pháp để giải quyết những mặt còn tồn tại của chương trình di dân tái định cư thuỷ điện Sơn La như sau: Các nhóm giải phap về quy hoạch và chính sách quy hoạch, giải pháp cho chương trình tái định cư, hỗ trợ thiệt hại, các giải pháp về đất đai, giải quyết việc làm, đẩy mạnh thị trường tiêu thụ và các giải pháp về tổ chức thực hiện công tác di dân tái định cư.