Những cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập WTO

MỤC LỤC

NHỮNG THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI CỦA VIỆT NAM KHI THAM GIA WTO

- Thị trường sẽ được mở rộng ra rất nhiều, việc gia nhập WTO với thị trường rộng lớn của 148 quốc gia thành viên sẽ là cơ hội lớn để đẩy mạnh hoạt động thương mại, đặc biệt là những mặt hàng thâm dụng lao động và nông sản vốn là thế mạnh của Việt Nam, từ đó phát huy các lợi thế quốc gia của mình. - Tạo điều kiện để Việt Nam cải cách cơ chế chính sách: Khi gia nhập WTO, Việt Nam sẽ phải tiến hành điều chỉnh hệ thống chính sách, luật pháp, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế - thương mại và cải cách hệ thống hành chính của mình cho phù hợp với các nguyên tắc và quy định của WTO, đồng thời phải tiến hành minh bạch hoá chính sách, chế độ kinh tế thương mại. Đồng thời, thông qua các dự án liên doanh hợp tác với nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tiếp nhận được cả các công nghệ sản xuất lẫn những kinh nghiệm quản lý hiện đại, nhất là với những ngành thuộc lĩnh vực dịch vụ, lĩnh vực Việt Nam còn non kém rất nhiều so với thế giới.

Nhờ tham gia vào phân công lao động quốc tế, chuyển nhanh nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường, hoàn thiện luật pháp, môi trường kinh doanh sẽ là động cơ bên trong để Việt Nam gia tăng hiệu quả kinh tế xã hội và hiệu quả sử dụng tài nguyên. Các thể chế quan trọng cấu thành nền kinh tế thị trường chưa được hình thành và phát triển đồng bộ trong đó có: hệ thống thị trường vốn, thị trường chứng khoán, thị trường sản phẩm khoa học và công nghệ, thị trường bất động sản, thị trường lao động và thị trường các dịch vụ cao cấp. Trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài, luật ban hành còn thiếu tính đồng bộ, tính thực thi pháp luật không nghiêm minh, thiếu cơ chế giải quyết tranh chấp có hiệu quả ….Trong những điều kiện như vậy, tham gia vào các định chế kinh tế khu vực và toàn cầu, phải tuân thủ các luật của kinh tế thị trường là khó khăn rất lớn đối với Việt Nam.

- Tham gia vào WTO vừa tạo điều kiện cho các quốc gia tiếp cận thị trường thế giới dễ dàng hơn, vừa tạo ra một sự cạnh tranh gay gắt trên phạm vi toàn thế giới, làm những công ty có năng suất kém hơn bị phá sản, những quốc gia phát triển kém hơn có nguy cơ bị tụt hậu, làm trầm trọng thêm các vấn đề xã hội vốn đã rất nan giải ở các quốc gia chậm phát triển hơn. - WTO mở ra cơ hội cho Việt Nam tranh thủ nguồn lực bên ngoài, song chính điều đó lại bao hàm khả năng phụ thuộc nhiều hơn vào hệ thống phân công lao động quốc tế, nếu như không xác định được một chiến lược phát triển phù hợp dựa trên cơ sở phát huy nội lực là chính. Doanh nghiệp việt nam trước đây được bảo hộ cao từ đó khả năng thích ứng trong điều kiện cạnh tranh, tự do hoá thương mại thấp, chất lượng hàng hoá thấp, giá cả cao, kiểu dáng, bao bì, mãu mã chậm cải tiến … Vì vậy, khi hội nhập khó đứng vững được, từ đó sẽ dẫn đến nguy cơ phá sản góp phần gia tăng thất nghiệp nhử hieọn nay.

Các ngành công nghiệp được bảo hộ bằng thuế quan cũng như công cụ phi thuế quan và trông chờ ỷ lại vào sự bảo hộ của Nhà Nước, trong điều kiện mở cửa những ngành này không có khả năng cạnh tranh và thích ứng sẽ bị các doanh nghiệp nước ngoài, các công ty đa quốc gia thôn tính. Tự do hoá thương mại tác động làm tăng cạnh tranh về giá cả, chất lượng hàng hoá và các tiêu chuẩn khác về quy trình sản xuất, quản lý, môi trường lao động, quan hệ lao động… Do đó các yêu cầu đối với đào tạo, huấn luyện nguồn nhân lực ngày càng cao và có tác động lớn đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp. Nhân tố di chuyển lao động đặc trưng bởi các dòng chủ yếu là: xuất khẩu lao động và di cư lao động từ các nước ít phát triển hơn tới các nước phát triển hơn, tới nước có nhiều việc làm và trả công cao hơn; di chuyển lao động chuyên môn kỹ thuật của các nước phát triển hơn vào các nước tiếp nhận công nghệ (các chuyên gia khoa học, công nghệ…).

Những cơ hội việc làm được tạo ra bởi dòng FDI, nhất là ở những khu công nghiệp và khu chế xuất và sự trả công hấp dẫn hơn đã tạo nên dòng di chuyển lao động trong nước, từ những vùng nông thôn ra thành thị, từ khu vực nông nghiệp chuyển sang khu vực công nghiệp, từ nơi thu nhập thấp hơn đến nơi thu nhập cao hơn. Trong đó đặc biệt là các ngành sản xuất hướng vào xuất khẩu (công nghiệp chế biến, may mặc, khai thác khoáng sản, da giầy) và tạo sự thuận lợi cho du lịch, xuất khẩu lao động, du học… Do đó, phát triển vận tải quốc tế có mối quan hệ đến tăng trưởng việc làm không những trong ngành vận tải mà cả trong các lĩnh vực ngành nghề khác của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Do đó, Khi Việt Nam tham gia vào WTO cũng phải bổ sung, thay đổi các quy định pháp luật liên quan tới đầu tư, thương mại, lao động để phù hợp với các thông lệ quốc tế, trong đó bao gồm có: Các chính sách về phát triển nguồn nhân lực ; Chính sách tự do hoá thương mại, xuất khẩu lao động, quản lý lao động, tiêu chuẩn lao động và quan hệ lao động.

Đối với thị trường lao động thế giới, tổng cầu về lao động tăng, tức số việc làm mới được tạo ra nhiều hơn, nhưng đi kèm theo đó sẽ là sự dư thừa lao động cục bộ, tức thất nghiệp do sự cạnh tranh và sự phân bổ lại các nguồn lực dưới tác động điều chỉnh của thị trường toàn cầu. Ngược lại, hội nhập với thị trường thế giới, đẩy mạnh cạnh tranh, cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, bãi bỏ độc quyền trong một số ngành cung cấp dịch vụ công cộng, cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt là chính sách mở cửa thu hút vốn đầu tư nước ngoài đã gắn liền với việc tạo ra khối lượng công ăn việc làm lớn, mở rộng thị trường lao động phi Nông Nghiệp và hướng mạnh vào các ngành xuất khẩu.