MỤC LỤC
Như vậy, khi sử dụng Website trong DH sẽ tạo ra môi trường học tập mới, góp phần nâng cao chất lượng học tập của HS trên nhiều mặt: kích thích hứng thú, tạo sự chú ý, tăng cường trí nhớ, mở rộng, đào sâu kiến thức, phát triển tư duy, bồi dưỡng các phương pháp nhận thức, chiếm lĩnh tri thức một cách tự lực, tự giác. Khi sử dụng Website DH nếu GV không hiểu được ý đồ của nhà thiết kế sẽ dễ xa rời định hướng của bài học, còn HS khi độc lập sử dụng Website để học tập có thể có hiện tượng ''nhảy cóc'' giữa các nội dung của bài học, HS có thể chỉ đọc những phần mình thích mà bỏ qua những phần khác, hoặc chỉ tìm những thông tin có sẵn để giải quyết yêu cầu của GV.
Chương trình còn có thế mạnh làm gia tăng các chất liệu cho trình diễn có minh hoạ, nhờ đó có thể thiết kế các bài báo cáo, bài giảng với các bảng biểu, hình minh hoạ, ảnh chụp được quét vào MVT, các hoạt hình, âm thanh… Vì vậy Power Point XP là một công cụ mạnh để thiết kế BGĐT mà không đòi hỏi phải dùng ngôn ngữ lập trình bậc cao. Nhờ kỹ thuật biểu diễn thông tin có tên là ''Siêu văn bản'' (HyperText) và được xây dựng bằng ngôn ngữ có tên là HTML (HyperText Markup Language) Website đã trở thành phương tiện có tính chuẩn hoá quốc tế để tìm kiếm, trao đổi thông tin và giao lưu trên mạng Internet.
Qua phân tích cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc sử dụng MVT làm PTDH ta thấy với tư cách là một PTDH hiện đại, việc sử dụng Website DH với sự hỗ trợ của MVT trong QTDH nói chung, DHVL nói riêng là hoàn toàn hợp lý, phù hợp với lý luận và thực tiễn. Nó đã đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của QTDH, tạo ra môi trường DH khá lý tưởng với đặc tính tương tác mạnh, với các luồng thông tin thuận nghịch được đảm bảo liên thông ở mức độ cao, phù hợp với việc triển khai vận dụng các PPDH hiện đại theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS.
Để Website thực sự góp phần mang lại hiệu quả cao cho QTDH, trước khi thiết kế chúng tôi tiến hành tìm hiểu thực trạng giảng dạy phần này ở trường THPT, tìm ra những khó khăn GV và HS thường gặp cũng như ưu, nhược điểm của DH truyền thống trong QTDH. - Nhiều kiến thức được ứng dụng để giải thích các hiện tượng vật lý trong tự nhiên và đời sống (hiện tượng cầu vồng, hiện tượng quầng…), một số kiến thức có nhiều ứng dụng quan trọng trong thực tế (chụp X quang, dò khuyết tật các sản phẩm công nghiệp, đo nhiệt độ các vật nung nóng, ..). Ta biết rằng DHVL có nhiệm vụ hình thành và bỗi dưỡng cho HS phương pháp thực nghiệm, nhưng với tình trạng DH như thế thì có thể HS sẽ không bao giờ được tiếp xúc với dụng cụ TN chứ chưa nói đến hình thành phương pháp thực nghiệm cho HS.
Các TN phần này như: thí nghiệm về tán sắc ánh sáng, thí nghiệm về ánh sáng đơn sắc, thí nghiệm về tổng hợp ánh sáng trắng, thí nghiệm về hiện tượng giao thoa ánh sáng, thí nghiệm phát hiện tia hồng ngoại và tia tử ngoại,. - Truy cập nhanh chóng một nội dung kiến thức: chức năng này cho phép tìm kiếm thông tin nhanh chóng và chính xác, với thao tác click chuột đơn giản có thể tìm đến một bài học hay bất kỳ nội dung nào cần tra cứu trong Website. - Bên cạnh mục đích hỗ trợ DH vật lý, việc giảng dạy và học tập với Website tạo điều kiện cho GV và HS tiếp cận với PTDH hiện đại, làm quen với môi trường học tập mới - học tập điện tử, là môi trường học tập phổ biến trong tương lai không xa.
Để đáp ứng vai trò hỗ trợ hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS trong chương “Tính chất sóng của ánh sáng” chúng tôi đã xây dựng Website với các site nội dung chính: Cơ sở vật lý, Sách giáo khoa, Sách giáo viên , Bài giảng điện tử, Ôn tập theo chủ đề, Bài tập, Nhà bác học, Vật lý và đời sống, Trao đổi - góp ý, Giải trí, Hướng dẫn sử dụng Website. Trong các BGĐT có sử dụng một số mô phỏng, phim TN để tăng tính trực quan cho các bài giảng như: thí nghiệm về tán sắc ánh sáng, thí nghiệm về ánh sáng đơn sắc, thí nghiệm tổng hợp ánh sáng trắng… Các mô phỏng, phim TN hay các quá trình động được sử dụng với các mục đích DH khác nhau: đặt vấn đề cho bài học để đưa HS vào tình huống có vấn đề, hình thành kiến thức hay củng cố, khắc sâu lý thuyết… Từ trang chủ của Website, click chuột vào. Tóm lại: Với hệ thống cấu trúc và nội dung đã xây dựng Website có khả năng hỗ trợ nhiều mặt trong hoạt động giảng dạy của GV (tổ chức lớp học, trình chiếu sinh động nội dung bài giảng, biểu diễn các TN phức tạp, nguồn tri thức cung cấp đa dạng, phong phú và dễ dàng cập nhật,..), và hoạt động học tập của HS (kích thích hứng thú, tính tích cực học tập, rèn luyện khả năng tự tiếp cận tri thức và công nghệ, ôn tập hệ thống hoá kiến thức, giám sát năng lực học tập của bản thân, rèn luyện khả năng tự học,…).
Như vậy có thể có tán sắc do khúc xạ, tán sắc do giao thoa và tán sắc do nhiễu xạ v.v… Tuy nhiên, ở trong các giáo trình quang học (đại cương và phổ thông) người ta chỉ dùng nghĩa hẹp của từ tán sắc, Sự tán sắc ánh sáng là sự phân tách một chùm sáng phức tạp thành những thành phần đơn sắc khác nhau khi chùm ánh sáng đó khúc xạ qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt. - Vận dụng kiến thức đã học giải thích hiện tượng nêu ra ở đầu giờ học - GV giao nhiệm vụ học tập cho HS: sử dụng site “Bài tập” và site “Ôn tập” để ôn luyện, củng cố kiến thức đã học, site “Các nhà bác học” để đọc thêm về cuộc đời và quá trình nghiên cứu khoa học của nhà bác học Newtơn, site “Vật lý và đời sống” để biết thêm thông tin về các hiện tượng tán sắc ánh sáng trong cuộc sống. Hiện tượng có những vạch sáng và những vạch tối nằm xen kẽ nhau và nhất là sự xuất hiện của những vạch tối trong vùng hai chùm sáng gặp nhau chỉ có thể được giải thích được bằng sự giao thoa của hai sóng: Những vạch sáng ứng với những chỗ hai sóng gặp nhau tăng cường lẫn nhau; những vạch tối ứng với những chỗ hai sóng gặp nhau triệt tiêu lẫn nhau.
Mục đích của TNSP là kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học mà đề tài đặt ra, cụ thể là kiểm tra hiệu quả của việc sử dụng Website với vai trò là PTDH hiện đại hỗ trợ DH chương Tính chất sóng cùa ánh sáng. Các giáo án điện tử, các tài liệu hỗ trợ cho việc ôn tập, củng cố… xây dựng có phù hợp với thực tế giảng dạy ở trường phổ thông hay chưa?. Trả lời các câu hỏi trên sẽ tìm ra những thiếu sót, từ đó kịp thời chỉnh lí, bổ sung để đề tài được hoàn thiện, góp phần vào việc nâng cao chất lượng DHVL và quá trình đổi mới PPDH ở trường phổ thông.
So sánh, đối chiếu kết quả học tập và xử lý kết quả thu được của các lớp thực nghiệm và các lớp đối chứng. Ngoài tổ chức kiểm tra đánh giá chúng tôi còn tổ chức thăm dò, tìm hiểu ý kiến của HS các lớp thực nghiệm về việc sử dụng Website hỗ trợ DH từ đó có sự điều chỉnh phù hợp.
Trong đó fi là tần số ứng với điểm số Xi, N là số HS tham gia các bài kiểm tra. Từ bảng 3.4 ta thấy: điểm trung bình cộng của HS lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng.
Sóng ánh sáng có tần số càng lớn thì vận tốc truyền trong môi trường trong suốt càng.
Trong thí nghiệm với khe young nếu thay không khí bằng nước có chiết suất 4/3 thì hệ vân giao thoa trên màn ảnh sẽ thay đổi như thế nào?.
Nhiệt độ càng cao, miền phát sáng của vật càng mở rộng về phía ánh sáng có bước sóng ngắn của quang phổ liên tục.
Tia Rơnghen xuyên thâu dễ dàng qua da thịt và bị xương hấp thụ mạnh. Bước sóng của tia Rơnghen không phụ thuộc hiệu điện thế giữa anôt và catôt.
Chiết suất của môi trường trong suốt nhất định đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau phụ thuộc vào bước sóng của ánh sáng đó. Chiết suất của môi trường trong suốt nhất định đối với các sóng ánh sáng đỏ nhỏ hơn chiết suất của môi trường đó đối với các sóng ánh sáng vàng. Chiết suất của môi trường trong suốt nhất định đối với các sóng ánh sáng lục lớn hơn chiết suất của môi trường đó đối với các sóng ánh sáng tím.
Quang phổ của mặt trời và bóng đèn dây tóc là quang phổ liên tục từ đỏ đến tím. Có thể dựa vào quang phổ liên tục để đo nhiệt độ của vật phát sáng. Chiết suất của môi trường trong suốt nhất định đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau thì khác nhau.
Hai sóng có cùng biên độ, có độ lệch pha không đổi theo thời gian.
Trong nước vận tốc ánh sáng mầu tím lớn hơn vận tốc ánh sáng mầu đỏ.