MỤC LỤC
Thí nghiệm được bố trí trong bể kính , nguồn nước cấp được lấy trực tiếp từ ao nuôi của trại. Trước khi thả cá, nước được cấp vào bể và cho hệ thống sục khí hoạt động liên tục trong suốt thời gian nuôi. Với mục đích chính là đánh giá hiệu quả diệt khuẩn nguồn nước và ảnh hưởng của hai chế phẩm thuốc sát trùng lên sự tăng trọng và tỷ lệ sống của cá tra.
Thí nghiệm được thực hiện với 5 nghiệm thức khác nhau, mỗi nghiệm thức lập lại 3 lần và được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên. Sau đó, nồng độ thuốc diệt khuẩn được bổ sung để giữ nồng độ trong bể theo như lúc ban đầu. Wo: trọng lượng cá ban đầu thí nghiệm (g) Wt: trọng lượng cá khi kiểm tra (g).
Mẫu nước được thu từ 4 – 6 ngày/một lần và được đem phân tích tại Bệnh Xá Thú Y, thuộc khoa Thú Y, trường Đại Học Nông Lâm Tp. Trọng lượng cá ban đầu sẽ được cân lúc bắt đầu thí nghiệm, sau đó cứ 10 ngày tiến hành cân và đếm cá một lần để xác định tỷ lệ sống tốc độ tăng trưởng, lượng thức ăn để điều chỉnh lượng ăn cho phù hợp. Các dữ liệu về vi sinh vật, tăng trọng (WG), tỷ lệ sống (SR), hệ số biến đổi thức ăn (FCR) của cá thí nghiệm được xử lý theo phần mềm STATGRAF, các số liệu phần trăm được chuyển thành Asin x rồi mới đem phân tích.
Sự khác nhau giữa các nghiệm thức sẽ được so sánh theo trắc nghiệm LSD ở mức độ tin cậy 95%.
Các tác động này có thể là tác động về cơ học, tác động vật lý, hoá học, sinh vật,…trong đó nguyên nhân gây bệnh dễ dàng thấy, phổ biến nhất gây tác hại mạnh mẽ là yếu tố sinh vật. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu thì có những loài sinh vật là tác nhân gây bệnh đơn độc, có những loài là tác nhân gây bệnh đầu tiên và cũng có những loài là nguyeõn nhaõn gaõy cheỏt sau cuứng. Trong thí nghiệm này, mục đích là thử nghiệm, đánh giá hiệu quả diệt khuẩn của thuốc nên chúng tôi tiến hành phân tích đánh giá hai chỉ tiêu sinh vật có trong nước nuôi là Aeromonas spp tổng số (được xem là tác nhân gây bệnh phổ biến trên cá tra) và nấm mốc tổng số (được xem là tác nhân gây bệnh thứ cấp).
Trước khi bố trí thí nghiệm hai ngày chúng tôi có đem phân tích một mẫu nước ao và kết quả thử Aeromonas spp là dương tính, những lần kiểm tiếp theo sau khi bố trí thí nghiệm cũng cho kết quả dương tính ở tất cả các nghiệm thức. Kết quả phân tích vi sinh này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Edward (1982; trích bởi Nguyễn Văn Hảo và ctv, 1994), theo tác giả này cho biết Aeromonas thường thấy xuất hiện rất nhiều trong môi trường nước ngọt và vùng cửa sông. Tuy nhiên, vấn đề lại mâu thuẫn ở chỗ là Aeromonas spp không chỉ xuất hiện ở lô không xử lý thuốc mà ngay cả những lô có xử lý thuốc thì sự hiện diện của vi khuẩn này cũng rất nhiều.
Từ bảng 4.4 và đồ thị 4.1 chúng tôi đưa ra nhận xét như sau: sau hai ngày thí nghiệm số lượng Aeromonas spp đã tăng lên ở tất cả các nghiệm thức so với mẫu nước ao trước khi bố trí thí nghiệm. Sự nhiễm khuẩn trong quá trình ương nuôi theo chúng tôi nguồn lây nhiễm này có thể từ người qua lại, từ gió, mưa,…vì trước đợt và trong đợt thí nghiệm này đã có sự xuất hiện bệnh ở một số bể sản xuất khác. Từ ngày thứ 18 trở về sau, sở dĩ sinh khối của Aeromonas spp ở NT0,5V giảm là do mật độ của cá trong bể này đã giảm đi rất nhiều, điều này đồng nghĩa với lượng chất hữu cơ trong nước cũng giảm thấp, trong khi ở các nghiệm thức còn lại mật độ Aeromonas spp cao hơn.
Trong thớ nghiệm này, với mục đớch là theo dừi tỏc động của thuốc đối với tế bào vi khuẩn cũng như tế bào vi nấm, do đó chúng tôi tiến hành thu mẫu và phân tích định lượng nấm mốc tổng số vá kết quả thu được như bảng 4.5. Trong quá trình nuôi, tỷ lệ sống của cá phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loại và chất lượng của thức ăn, các yếu tố môi trường, điều kiện chăm sóc cũng như chất lượng của con giống. Theo Dương Tấn Lộc (2004), trong quá trình ương nuôi cá giống với mật độ cao, các loài vi sinh vật có hại trong ao ương phát triển với số lượng lớn, thường làm cho cá con ở giai đoạn đầu thời kỳ ương nuôi chậm lớn, bị bệnh và có thể chết hàng loạt.
Do đó trong quá trình ương nuôi cần phải bổ sung những chất mà có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể như vitamin C,β-glucan,…nhưng do yêu cầu của đề tài nên suốt thời gian thí nghiệm chúng tôi không bổ sung thêm những chất này. - Nguồn nước nuôi được lấy trực tiếp từ ao mà không qua lắng lọc, trong ao lại nuôi nhiều đối tượng khác nhau và nguồn nước cũng không được sạch so với tiêu chuẩn nước dùng trong ương nuôi cá con, điều này phần nào làm gia tăng mầm bệnh trong bể nuoâi. Kết quả phân tích bảng 4.7 cho thấy trọng lượng trung bình ban đầu của cá thí nghiệm tương đối đồng đều giữa các nghiệm thức và sự khác biệt giữa chúng không có ý nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05).
Tuy nhiên, xét về mặt giá trị thì tốc độ tăng trưởng của cá ở nghiệm thức đối chứng NT0 (không xử lý thuốc) là cao nhất (0,50g) và thấp nhất là ở NT1V với trọng lượng trung bình là 0,43g. Tuy nhiên, nếu xét về mặt giá trị thì chúng tôi thấy rằng ở NT0 có hệ số biến đổi thức ăn tương đối thấp nhất (1,9) và cao nhất là ở NT0,5V và NT1V (2,2) tức là ở nghiệm thức không có xử lý hoá chất cá sử dụng thức ăn tương đối hiệu quả nhất so với các nghiệm thức khác.
One-Way Analysis of Variance --- Data: NAMMOC3.SL Means plot: LSD Confidence level: 95 Range test: LSD. One-Way Analysis of Variance --- Data: NAMMOC4.SL Means plot: LSD Confidence level: 95 Range test: LSD.