MỤC LỤC
Thông qua công tác đánh giá khả năng phát triển của các đối tượng đầu tư sẽ là cơ hội để có những quyết định đầu tư đúng đắn nhằm khai thác tốt tài nguyên, lao động, vốn… để tăng cường năng lực sản xuất cho nền kinh tế, cung cấp ngày càng nhiều sản phẩm cho xã hội, tạo công ăn việc làm cho người lao động từ đó góp phần tăng hiệu quả sản xuất xã hội, đảm bảo cho sự phát triển cân đối giữa các ngành, vùng. Tổng dư nợ cho vay cao và tăng trưởng nhìn chung phản ánh một phần hiệu quả hoạt động tín dụng tốt và ngược lại tổng dư nợ tín dụng thấp, ngân hàng không có khả năng mở rộng hoạt động chovay hay mở rộng thị phần, khả năng tiếp thị của ngân hàng kém.Tuy nhiên, tổng dư nợ cao chưa hẳn đã phản ánh hiệu quả tín dụng của ngân hàng cao vì đôi khi nó là biểu hiện cho sự tăng trưởng nóng của hoạt động tín dụng, vượt quá khả năng về vốn cũng như khả năng kiểm soát rủi ro của ngân hàng, hoặc mức dư nợ cao, hoặc tốc độ tăng trưởng nhanh do mức lãi suất cho vay của ngân hàng thấp hơn so với thị trường dẫn đến tỷ suất lợi nhuận giảm.
Quy trình tín dụng là sự chuẩn hóa những nội dung công việc mà các phòng, ban liên quan cụ thể là cán bộ tín dụng sẽ phải thực hiện ngay từ khi tiếp xúc với khách hàng, thu thập thông tin, thẩm định tín dụng đến khi ký kết hợp đồng tín dụng, giải ngân cho vay, kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay và cuối cùng là thu hồi nợ, giải quyết nợ quá hạn. Nhưng bên cạnh việc thu thập các thông tin cần thiết, các cán bộ tín dụng cũng cần phải có khả năng phân tích tất cả những thông tin mà mình thu được về khách hàng, quá nhiều thông tin đôi khi có thể “gây nhiễu” trong quá trình đánh giá, vì thế quá trình phân tích đòi hỏi không chỉ ở trình độ mà còn cả ở kinh nghiệm của các cán bộ tín dụng.
Cụ thể, khi khách hàng đến vay vốn, các bộ phận liên quan trong ngân hàng phải giải đáp được các vấn đề sau đây mới quyết định cho vay: Tư cách khách hàng vay, thực trạng tài chính của khách hàng, hiệu quả kinh doanh của khách hàng, năng lực quản trị điều hành của khách hàng, mục đích vay để làm gì, nguồn trả nợ là gì, ngân hàng có kiểm soát được khách hàng sử dụng tiền vay hay không…. Sau khi giải ngân vốn, ngân hàng cần coi trọng kiểm tra giám sát khoản vay thông qua thu thập thông tin về khách hàng, giám sát và đánh giá xếp loại khách hàng thường xuyên định kỳ để có biện pháp xử lý kịp thời rủi ro có thể xảy ra ảnh hưởng đến chất lượng cho vay của ngân hàng.
Hiện nay, Agribank Nghệ An có mạng lưới đứng đầu trong các ngân hàng trên địa bàn, “phủ sóng” trên cả những địa bàn miền núi đặc biệt khó khăn của tỉnh Nghệ An như Tương Dương, Kỳ Sơn, Quế Phong… Thực hiện chiến lược mở rộng thị trường và khách hàng, trong đó giữ vững thị trường nông nghiệp và nông thôn truyền thống, chú trọng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, tập trung đầu tư các loại cây con có hiệu quả kinh tế cao, mở rộng địa bàn hoạt động tại các vùng kinh tế trọng điểm. Để cho vay, Agribank Cửa Lò thực hiện nhiều hình thức để chuyển tải vốn đến khách hàng như phối hợp các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu Chiến binh,.; Cho vay mua chi phí vật tư qua các công ty cung cấp giống, phân bón; Cho vay mua ô tô, máy kéo, xe vận tải qua các Công ty Trường Hải, Cửu Long, Toyota Giải Phóng,.; Phối hợp cho vay người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài với hơn 70 đơn vị xuất khẩu lao động.
Số lượng thẻ phát hành (thẻ)
Số đơn vị trả lương qua thẻ
Nợ xấu của chi nhánh trong năm 2014 là cao nhất, tăng 27,2% so với năm 2013, là do năm 2014 nền kinh tế nước ta chịu ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới, thị trường tiền tệ có nhiều biến động, sự tăng giá liên tục của nhiều mặt hàng chủ lực như xăng dầu, sắt thép, phân bón… đây là những ngành có tổng dư nợ tại chi nhánh tương đối cao, nó đã ảnh hưởng đến khả năng thanh toán các khoản nợ của khách hàng, các khoản vay phải cơ cấu lại, gia hạn, chuyển nợ quá hạn làm tỷ lệ nợ xấu gia tăng. Nhân viên Chi nhánh tuân thủ nghiêm việc mặc trang phục theo quy định toàn hệ thống, tuân thủ nghiêm ngặt thời gian làm việc, thời gian xử lý nghiệp vụ cho khách hàng, thực hiện phục vụ khách hàng tận tình chu đáo, thực hiện mở hòm thư góp ý khách hàng, đường dây nóng phản ánh ý kiến của khách hàng, đột xuất bố trí đoàn kiểm tra đóng vai khách hàng để kiểm tra giao dịch của nhân viên. Chi nhánh đã không ngừng đa dạng hóa sản phẩm, bám sát quy định về lãi suất và phí dịch vụ của NHNN, chính sách lãi suất cho vay của Agribank Nghệ An khỏ linh hoạt và cú tớnh chất định hướng rừ ràng: Ưu tiờn các doanh nghiệp sản xuất có tình hình tài chính tốt, có phương án sản xuất kinh doanh khả thi và thường xuyên sử dụng dịch vụ của Chi nhánh, có số dư tiền gửi bình quân lớn, có tài sản đảm bảo nợ vay.
Mỗi một ngân hàng đều có một thế mạnh riêng: Vietcombank có lợi thế về dịch vụ thanh toán quốc tế trong nhiều lĩnh vực, Agribank có mạng lưới chi nhánh rộng khắp, Vietinbank với thế mạnh chủ yếu cho vay thương mại, tiêu dùng… sự ra đời của ngày càng nhiều tổ chức tín dụng cùng với lợi thế kinh doanh của họ là một thách thức lớn mà Agribank chi nhánh Cửa Lò phải vượt qua.
Tuy nhiên, hoạt động cho vay rất đa dạng, mỗi khoản vay đều có tính chất đặc thù riêng; do đó, đối với những khoản vay cụ thể ngân hàng cần thẩm định thêm các yếu tố đặc thù riêng biệt, như yếu tố thời gian của dòng tiền, dự báo về những biến động có thể xảy ra, dự báo về thị trường và tính cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường của sản phẩm, đánh giá các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, chất lượng nguồn nguyên liệu, khả năng phát triển của sản phẩm, yếu tố môi trường kinh doanh, khía cạnh chính trị và xã hội đằng sau các hoạt động kinh doanh … những thông tin này được dùng để đánh giá chung về khả năng hiện tại cũng như tính cạnh tranh của công ty trong tương lai. - Không chỉ dừng lại ở các sản phẩm như cho vay mua sắm, sửa chữa nhà cửa, cho vay đi du học, mua phương tiện đi lại mà nên phát triển thêm các sản phẩm cho vay khác như thấu chi qua thẻ tín dụng thông qua các điểm bán hàng tiêu dùng, cho vay phục vụ nhu cầu y tế, du lịch hay xuất khẩu lao động..Nghệ An là địa phương có nhiều tiềm năng về xuất khẩu lao động tuy nhiên sản phẩm này ở Chi nhánh hiện nay vẫn chưa được chú trọng. Đối với tài sản đảm bảo là máy móc, thiết bị, nhà xưởng cán bộ tín dụng phải thường xuyên kiểm tra trên hồ sơ đảm bảo tiền vay, và kiểm tra tài sản tại hiện trường để kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh như: Mất mát, hư hòng, giảm giá trị, có sự chuyển nhượng người sở hữu, những biến động về giá trị thị trường của tài sản… do đó việc đánh giá lại giá trị tài sản bảo đảm cần được tiến hành thường xuyên qua đó để có biện pháp hạn chế rủi ro.
- Quá trình kiểm tra giám sát phải được thực hiện thường xuyên, liên tục đặc biệt ở những thời điểm nhạy cảm như: Ngay sau khi giải ngân, khi thị trường có sự biến động về sản phẩm, dịch vụ mà khách hàng đang kinh doanh, kết thúc năm tài chính, thanh lý hợp đồng vay, khách hàng có hiện tượng chậm trả gốc, lãi… việc kiểm tra, giám sát khách hàng kịp thời, nhanh chóng sẽ giúp cho ngân hàng kiểm soát được tình hình và nhanh chóng đưa ra những giải pháp hợp lý nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro xảy ra.