Hoàn thiện thẩm định tài chính dự án cho vay doanh nghiệp xây lắp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Hai Bà Trưng

MỤC LỤC

TểM TẮT LUẬN VĂN

    Trên phương diện thực tiễn, luận văn tổng hợp, khái quát thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án trong cho vay doanh nghiệp xây lắp tại BIDV Hai Bà Trưng, đồng thời đề xuất một số giải pháp, tập trung vào các giải pháp cụ thể ở cấp độ Chi nhánh, để hoàn thiện công tác này, giúp Chi nhánh đánh giá một cách chính xác hơn đối với các dự án xây lắp mà Chi nhánh tham gia tài trợ vốn hoặc đang tiếp cận, trên cơ sở đó chọn lọc được những dự án có độ khả thi và hiệu quả cao để ưu tiên nguồn vốn vay. Với kinh nghiệm nhiều năm trong hoạt động thẩm định tài chính dự án, Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hai Bà Trưng đã đạt được một số thành tựu đáng chú ý như đội ngũ cán bộ thẩm định giàu kinh nghiệm phương pháp tính toán linh hoạt, phù hợp, công tác tổ chức thẩm định dự án bài bản, khoa học… Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số điểm hạn chế mà Chi nhánh cần tiếp tục khắc phục trong thời gian tới để hoàn thiện hơn nữa hoạt động thẩm định tài chính dự án trong cho vay doanh nghiệp xây lắp.

    Hình 2.1: Mô hình tổ chức hoạt động của BIDV Hai Bà Trưng
    Hình 2.1: Mô hình tổ chức hoạt động của BIDV Hai Bà Trưng

    NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP XÂY LẮP CỦA

    NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

    Cho vay Doanh nghiệp Xây lắp của Ngân hàng Thương mại 1. Đặc trưng của Ngành xây dựng và Doanh nghiệp Xây lắp

    Hiện nay khá nhiều doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam còn hoạt động ở quy mô nhỏ và vừa, trình độ thi công ở mức trung bình, do đó hầu hết các công trình trọng điểm, các cao ốc hiện đại phức tạp đều được thi công hoặc thầu chính bởi các doanh nghiệp xây dựng nước ngoài như Kumho E&C, Posco E&C, GS E&C, Hyundai, Daewoo… Doanh nghiệp nội địa chỉ tham gia thầu phụ một vài hạng mục không quá phức tạp trong toàn bộ dự án. Công nghệ thông tin ngàycàng được ứng dụng sâu rộng và toàn diện trong các khâu của hoạt động xây lắp: Do đặc thù của ngành, các doanh nghiệp xây dựng luôn tích cực tìm kiếm các ứng dụng công nghệ thông tin với hàm lượng kỹ thuật cao để hỗ trợ tính toán, đo đạc, dự báo, phân tích độ nhạy … đối với các dự án của mình, đồng thời giúp doanh nghiệp quản lý toàn diện chi phí, lợi nhuận, dòng tiền tạo ra từ các dự án được triển khai song song. Trong khi đó các doanh nghiệp nước ngoài thường chịu trách nhiệm chính đối với các dự án được tài trợ vốn ODA… Tuy nhiên thời gian tới khi các doanh nghiệp khối tư nhân ngày càng lớn mạnh, cùng với việc hoàn thiện khung pháp lý cho hình thức đầu tư hợp tác công tư (PPP), dự đoán ranh giới này sẽ có xu hướng mờ nhạt, tạo điều kiện cho doanh nghiệp xây dựng tham gia thi công nhiều lĩnh vực phong phú hơn.

    Thẩm định tài chính dự án trong cho vay doanh nghiệp xây lắp 1. Khái niệm thẩm định tài chính dự án

    Với bản thân doanh nghiệp, việc thẩm định tài chính dự án là bước không thể thiếu để lượng hóa mức độ khả thi của dự án, cho phép doanh nghiệp so sánh giữa các chỉ tiêu, các yếu tố ngược chiều nhau, trên cơ sở đó ra quyết định có đầu tư vào một dự án hay không, trong khi các công đoạn phân tích, nghiên cứu khác hầu hết đều chỉ mang tính định tính. Ngoài ra, để đánh giá mức độ hoàn thiện của khía cạnh chi phí trong hoạt động thẩm định tài chính dự án, cần quan tâm tới yếu tố này trong mối tương quan với quy mô tổng mức đầu tư của dự án, với lợi nhuận mang về từ dự án đó, tỷ lệ chi phí của NHTM này với các NHTM cùng phân khúc thị trường… Trong phạm vi vẫn đảm bảo được chất lượng kết quả thẩm định, chi phí thẩm định tính trên một dự án càng thấp thì càng hiệu quả.  Mức độ phù hợp của phương pháp tính toán, các giả định đặt ra khi thẩm định: Do mỗi dự án có những đặc điểm riêng chi phối hiệu quả tài chính, một yêu cầu rất quan trọng đặt ra cho người thẩm định là cần nắm bắt được những điểm đặc thù này, hiểu được các thức các yếu tố đó ảnh hưởng tới khía cạnh tài chính của dự án và đưa ra những giả định hoặc nhân tố điều chỉnh phù hợp trong quá trình thẩm định để kết quả tính toán được chính xác.

    Các nhân tố ảnh hưởng đến Hoàn thiện thẩm định tài chính dự án trong cho vay DNXL tại NHTM

    Yếu tố đạo đức của người thẩm định tài chính cũng cần được chú ý, do rất nhiều chỉ tiêu, phương pháp, giả định trong quá trình phân tích tài chính được đưa ra dựa trên ý chí chủ quan của người thẩm định, trong nhiều trường hợp kết quả tính toán có thể thay đổi từ hiệu quả thành không hiệu quả và ngược lại chỉ bằng việc người thẩm định điều chỉnh một số chỉ số đầu vào. Những sai lầm trong thẩm định tài chính dự án đến từ nhân tố con người dù vô tình hay cố ý đều dẫn tới hậu quả là đánh giá sai lệch chất lượng của dự án, khả năng hoàn trả vốn vay của ngân hàng, dẫn tới việc Ngân hàng gặp khó khăn khi thu hồi nợ, nghiêm trọng hơn là nguy cơ mất vốn, suy giảm lợi nhuận kinh doanh. Hồ sơ dự án mà chủ đầu tư trình bày với Ngân hàng thương mại là cơ sở quan trọng để ngân hàng thẩm định tài chính dự án, do đó nếu trình độ lập, phân tích và dự đoán các chỉ tiêu thực hiện dự án của doanh nghiệp yếu kém thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng thẩm định của ngân hàng, khiến ngân hàng phải thu thập thêm thông tin từ các nguồn khách quan khác, kéo dài thời gian tính toán, phân tích… Yếu tố này đặc biệt cần chú ý đối với các doanh nghiệp Việt Nam, khi nhiều thông tin dự án vẫn được tính toán trên căn cứ ước lượng thiếu căn cứ khoa học, khả năng quản lý dòng tiền, dự báo rủi ro còn thấp.

    THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP XÂY LẮP TẠI NGÂN HÀNG

    HAI BÀ TRƯNG

    GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP XÂY LẮP TẠI

    CHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG

    Định hướng hoạt động cho vay DNXL và thẩm định tài chính dự án trong cho vay doanh nghiệp xây lắp của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát

    Với sức ép ngày càng lớn về tiến độ công việc, song song với mức độ phức tạp ngày càng cao của hoạt động thẩm định tài chính dự án, trong bối cảnh BIDV Hai Bà Trưng định hướng đẩy mạnh và phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp xây lắp thời gian tới, chi nhánh cần có biện pháp tăng cường, bổ sung nhân sự cho đội ngũ cán bộ thẩm định nhằm giảm bớt khối lượng công việc trên người, cho phép cán bộ thẩm định có nhiều thời gian hơn để thu thập, đánh giá, kiểm chứng thông tin, nghiên cứu chi tiết về dự án, từ đó kết quả thẩm định được chính xác, phù hợp hơn. Các thông tin chuyên sâu hơn cần được thu thập từ các báo cáo chuyên đề của các tổ chức, đơn vị độc lập, kết quả thống kê của các đơn vị quản lý kinh tế như Tổng cục thống kê, trung tâm thông tin tín dụng, báo cáo nội bộ ngành ngân hàng… Đặc điểm của các nguồn thông tin này là không phổ biến, muốn thu thập thì cần phải đáp ứng một vài tiêu chuẩn nhất định, do vậy bản thân mỗi cán bộ thẩm đinh khó chủ động tiếp cận nếu không có sự hỗ trợ của Ngân hàng. Với vị thế là một trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam và thường xuyên tham gia tài trợ vốn cho các dự án lớn nhỏ khắp cả nước, nguồn thông tin nội bộ của BIDV về các dự án và doanh nghiệp xây lắp được đánh giá là rất rộng lớn, phong phú, nếu được tổng hợp một cách khoa học, bài bản có thể cung cấp cho người sử dụng bức tranh tổng thể tương đối chuẩn xác về thị trường xây dựng và tình hình các dự án đang triển khai ở Việt Nam.

    Kiến nghị

    Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam-CN Hai Bà Trưng cần chú trọng hơn nữa việc đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cho các cán bộ làm việc ở Chi nhánh, đầu mối tiếp nhận và chia sẻ thông tin, kiến thức, kinh nghiệm thẩm định tài chính dự án giữa các Chi nhánh nhằm tăng cường sự hiểu biết, hỗ trợ lẫn nhau và bổ sung vào khối kinh nghiệm chung của toàn bộ hệ thống. Tương tự việc thuê đơn vị định giá độc lập để định giá tài sản bảo đảm đối với những tài sản nhiều cấu phần, đặc thù, không có sản phẩm tương tự để so sánh, việc tham khảo ý kiến của các đơn vị chuyên môn sẽ giúp Ngân hàng cải thiện đáng kể chất lượng thẩm định tài chính, đặc biệt là đối với những dự án lớn, đòi hỏi người thẩm định phải có hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực đó. Các thông tin, tài liệu mà Doanh nghiệp cung cấp cho Ngân hàng làm cơ sở thẩm định cần phải chính xác, trung thực, đầy đủ, ưu tiên sử dụng các tài liệu đã có sự kiểm tra đối chiếu của đơn vị độc lập thứ ba như Báo cáo kiểm toán, Báo cáo thuế, Báo cáo của đơn vị tư vấn thuê ngoài….Doanh nghiệp cần ý thức được vai trò của Ngân hàng với tư cách là đối tác hỗ trợ Doanh nghiệp, và do đó cần hợp tác tối đa với èNgõn hàng trong việc cung cấp thụng tin, đối chiếu và làm rừ thụng tin, tránh tình trạng việc một số Doanh nghiệp cố ý cung cấp thông tin sai lệch, lập dự án với kết quả khả quan thái quá chỉ nhằm mục đích vay được vốn của ngân hàng.