Định hướng và giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Agribank chi nhánh tỉnh Lào Cai giai đoạn 2014 - 2020

MỤC LỤC

Đóng góp của luận văn

- Luận văn nờu rừ cơ sở lý luận nõng cao chất lượng cung ứng dịch vụ ngõn hàng điện tử làm nền tảng để phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Agribank chi nhánh tỉnh Lào Cai. Từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả và phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử tại Agribank chi nhánh tỉnh Lào Cai giai đoạn 2014 – 2020.

Kết cấu của luận văn

- Luận văn phân tích được thực trạng chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Agribank chi nhánh tỉnh Lào Cai.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TRONG NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI

Những vấn đề chung về dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng thương mại

Tại các nước phát triển, trong thập niên 60, hệ thống chi nhánh ngân hàng đã đóng vai trò là kênh phân phối duy nhất tới thị trường, thập niên 70 là sự xuất hiện của ATM - hệ thống máy rút tiền tự động- sau đó mạng lưới ATM đã nhanh chóng lan rộng, cuối những năm 80 là Phone banking - dịch vụ ngân hàng qua điện thoại, và những năm 90 chứng kiến sự ra đời của Internet banking, trong những năm tới là sự bùng nổ của Mobile banking, phone banking, home banking. Để thúc đẩy quá trình hội nhập, thu hút khách hàng cũng như giành giật cơ hội trong kinh doanh, hầu hết các ngân hàng trên thế giới đang không ngừng tăng cường và đưa ra các dịch vụ tiện lợi, nhanh gọn và được hỗ trợ mạnh mẽ của các kênh phân phối hiện đại như máy giao dịch tự động ATM, máy thanh toán tại các điểm bán hàng, mạng lưới kênh phân phối cung cấp dịch vụ ngân hàng qua mạng điện thoại, máy tính cá nhân…Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông, của khoa học kỹ thuật…mô hình ngân hàng làm việc với hệ thống quầy làm việc, những toà nhà cao ốc, giờ làm việc hành chính đang dần được cải tiến và thay thế bằng mô hình ngân hàng mới - mô hình ngân hàng điện tử.

Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại các ngân hàng thương mại

- Dịch vụ ngân hàng qua thiết bị di động (Mobile Banking): Mobile Banking là loại dịch vụ ngân hàng hiện đại dựa trên công nghệ viễn thông không dây của mạng điện thoại di động (Mobile Network) bao gồm việc thực hiện dịch vụ ngân hàng bằng cách kết nối điện thoại di động (Mobile Phone) với trung tâm cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử (tương tự như Home Banking) và kết nối Internet trên điện thoại di động sử dụng giao thức ứng dụng không dây WAP (Wireless Application Protocol). Một số tiện ích mà dịch vụ Mobile Banking cung cấp cho khách hàng như: Cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động tài khoản cá nhân khách hàng, thông báo số dư tài khoản bằng tin nhắn ngay khi có giao dịch phát sinh, thực hiện giao dịch thanh toán, đối với khách hàng chưa có tài khoản ngân hàng sẽ được cung cấp thông tin tài khoản sản phẩm dịch vụ ngân hàng như tỷ giá, giá chứng khoán, lãi suất và các thông tin tài khoản cá nhân.

Kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của một số ngân hàng thương mại và bài học kinh nghiệm cho Agribank chi nhánh tỉnh Lào Cai

Ngân hàng thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam, các dịch vụ ngân hàng điện tử được áp dụng: Vietinbank ipay - thương hiệu internet Banking riêng dành cho khách hàng cá nhân, dịch vụ hỗ trợ các tính năng: Chuyển khoản, tiết kiệm trực tuyến, trả nợ khoản vay thông thường, nhận tiền kiều hối, mua bảo hiểm xe cơ giới…; SMS Banking – dịch vụ giúp khách hàng kiểm tra tài khoản, chuyển tiền, hỏi thông tin về lãi suất và tỷ giá hối đoái, thanh toán hóa đơn, nhận tiền kiều hối, nhận thông báo biến động số dư tài khoản. Với dịch vụ Home banking , khách hàng có tài khoản tại ACB có thể dùng tiền trên tài khoản của mình để thực hiện tất cả các giao dịch thanh toán qua ngân hàng như: chuyển khoản (Fund transfer) cho phép khách hàng chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán của mình đến các tài khoản khác trong cùng hệ thống ngân hàng Á Châu; thanh toán hoá đơn (Bill. payment) cho phép thanh toán những hoá đơn điện, điện thoại, nước…có đăng ký trước với ngân hàng.

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH

TỈNH LÀO CAI

Khái quát chung về Agribank chi nhánh tỉnh Lào Cai

- Trình độ đại học và tương đương: 382 người chiếm 95% tổng biên chế - Trình độ sơ cấp và chưa qua đào tạo: 08 người chiếm 2% tổng biên chế Kiện toàn bộ máy các phòng nghiệp vụ tại Agribank chi nhánh tỉnh Lào Cai và các chi nhánh NHNo loại 3 trực thuộc, hoạt động theo đúng mô hình tổ chức của Agribank Việt Nam, sắp xếp cán bộ, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả công tác, đảm bảo công bằng trong phân phối thu nhập, xác định đây là trách nhiệm của các cấp quản lý. Qua biểu đồ trên cho thấy Agribank chi nhánh tỉnh Lào Cai chiếm chỉ trọng áp đảo về thị phần nguồn vốn và khả năng huy động vốn, với một tỉnh thu không đủ chi thì khả năng huy động vốn của Agribank chi nhánh tỉnh Lào Cai là minh chứng rừ nột trong cạnh tranh trờn địa bàn, tự chủ trong nguồn vốn đó tạo điều kiện để Agribank chi nhánh tỉnh Lào Cai mở rộng quy mô, thị phần và củng cố hình ảnh của mình trong hệ thống ngân hàng nói riêng và trong nền kinh tế nói chung tại địa phương, tạo những điều kiện thuận lợi hơn cho Agribank chi nhánh tỉnh Lào Cai.

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH LÀO CAI Ban giám đốc
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH LÀO CAI Ban giám đốc

Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Agribank chi nhánh tỉnh Lào Cai

Hầu hết các dịch vụ ngân hàng điện tử được Agribank chi nhánh tỉnh Lào Cai vận dụng và triển khai hiệu quả cao, dịch vụ internet Banking riêng dành cho khách hàng cá nhân, dịch vụ hỗ trợ các tính năng: Chuyển khoản, tiết kiệm trực tuyến, trả nợ khoản vay thông thường, nhận tiền kiều hối, mua bảo hiểm xe cơ giới…; SMS Banking – dịch vụ giúp khách hàng kiểm tra tài khoản, chuyển tiền, hỏi thông tin về lãi suất và tỷ giá hối đoái, thanh toán hóa đơn, nhận tiền kiều hối, nhận thông báo biến động số dư tài khoản, dịch vụ thanh toán hóa đơn (Bill Payment)như thanh toán tiền điện, tiền nước, cước viễn thông, cước truyền hình, thanh toán đơn hàng (VietPay, VnPay). Từ khâu lập hồ sơ khách hàng có thể sử dụng các dịch vụ đăng ký hồ sơ tín dụng qua internet banking gửi tới ngân hàng bộ hồ sơ tín dụng kèm phương án sản xuất kinh doanh của mình, trong thẩm định hồ sơ cán bộ tín dụng có thể sử dụng các dịch vụ như kiểm tra thông tin (CIC) khách hàng, kiểm tra khách hàng liên chi nhánh, trả lời khách hàng, trong quản lý khoản vay khách hàng có thể sử dụng dịch vụ quản lý luồng tiền (CMS) để theo dừi khoản vay, lập yờu cầu giải ngõn, trả nợ, bổ sung hồ sơ, tài sản, tra cứu thông tin, nhận thông tin gốc, lãi, ngày trả nợ qua SMS, khách hàng còn sử dụng thêm một số dịch vụ bán chéo như bảo hiểm, bảo an tín dụng, vận chuyển, chuyển tiền, thanh toán, bảo lãnh.

Bảng 2.8: Bảng số liệu phát triển chủ thẻ và số dư tài khoản thẻ 2009-2013
Bảng 2.8: Bảng số liệu phát triển chủ thẻ và số dư tài khoản thẻ 2009-2013

Đánh giá chung về thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Agribank chi nhánh tỉnh Lào Cai

Hệ thống công nghệ đã có bước phát triển mạnh mẽ từ năm 2008 góp phần tích cực cho công tác quản trị điều hành, nâng cao chất lượng dịch vụ, tuy nhiên cac phần mềm ưng dụng để triển khai một số sản phẩm dịch vụ và kênh phân phôi hiên đại đang trong quá trình triển khai và chưa hoàn thiện, đây là nguyên nhan Agribank còn thiếu một số dịch vụ, tiện ích nhất là dịch vụ tiện ích trên kênh Internet Banking và ATM mà trên thị trường Việt Nam đã cung ứng. Ngoài các chương trình quay số giải thưởng huy động vôn, việc triên khai các chương trình khuyến mại đối với các sản phẩm dịch vụ khác gặp khó khăn trong triển khai tổ chức trên phạm vi toàn quốc và tần suất thực hiện chưa được thường xuyên do kinh phí hạn chế và thực hiện chủ trương tiết kiệm chi phí, nhiều chương trình khuyến mại, tài trợ chỉ triển khai trong phạm vi của chi nhánh có thuận lợi về tài chính.

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH

TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2014-2020

Định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Agribank chi nhánh tỉnh Lào Cai giai đoạn 2014 - 2020

Từ tháng 9/2009, theo thỏa thuận ký giữa Agribank với Kho bạc Nhà nước, Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan về phối hợp Thu ngân sách nhà nước, khách hàng trong cả nước muốn tiết kiệm thời gian, chi phí, thuận lợi trong việc đi lại, thay vì phải đến Kho bạc Nhà nước với số lượng điểm giao dịch hạn chế như trước đây, có thể chọn lựa bất kỳ trong số 2.300 điểm Thu ngân sách nhà nước tại 120 Chi nhánh Agribank trong toàn quốc được Kho bạc Nhà nước ủy quyền để nộp các khoản thuế nội địa, thuế xuất nhập khẩu, phí, lệ phí và các khoản thu khác. Với Nhờ thu, nhờ trả, cho phộp đơn vị Nhờ thu thông qua Agribank để thu các khoản tiền của khách hàng hoặc đại lý của mình bằng hình thức Nhờ thu tự động từ Tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng hoặc đại lý của đơn vị Nhờ thu; cho phép các đơn vị Nhờ trả thông qua Agribank chuyển các khoản tiền cần trả cho người thụ hưởng theo hình thức nhờ trả vào tài khoản tiền gửi thanh toán cho khách hàng hoặc đại lý của đơn vị Nhờ trả.

Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Agribank chi nhánh tỉnh Lào Cai giai đoạn 2014 - 2020

Ngay từ đầu những năm 2000, Agribank chi nhánh tỉnh Lào Cai đã mạnh bạo đầu tư vào hệ thống công nghệ ngân hàng hiện đại, cựng với sự phỏt triển của cụng nghệ lừi ngõn hàng (Core) của Agribank Việt Nam, năm 2008 Agribank chi nhánh tỉnh Lào Cai là một trong những chi nhánh triển khai thành công đầu tiên hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) đã thay đổi hẳn công nghệ giao dịch và thanh toán, tạo ra một diện mạo hoàn toàn mới của Agribank chi nhánh tỉnh Lào Cai, và từ đó đến nay liên tục nâng cấp hàng năm, tự phát triển nhiều và đa dạng hóa sản phẩm của chi nhánh, đưa sản phẩm dịch vụ của Agribank chi nhánh tỉnh Lào Cai đến gần hơn khách hàng. Và đến Sáng 11/5/2009, tại tất cả các chi nhánh, phòng giao dịch của Agribank trên toàn quốc chính thức thực hiện giao dịch trên hệ thống IPCAS II đã được nâng cấp phiên bản mới, thêm một lần nữa khẳng định bước tiến vững chắc của Agribank Việt Nam nói chung và Agribank chi nhánh tỉnh Lào Cai nói riêng trong việc áp dụng công nghệ ngân hàng hiện đại, góp phần đáng kể đưa thương hiệu Agribank vươn lên tầm cao mới.Với hệ thống IPCAS đã được hoàn thiện, Agribank đủ năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, với độ an toàn và chính xác cao đến mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước.

Một số kiến nghị

+ Nhà cung cấp dịch vụ đẩy toàn bộ dữ liệu thanh toán hóa đơn (nhờ thu), danh sách bảng chi (nhờ chi) lên Website của Agribank chi nhánh tỉnh Lào Cai, căn cứ trên đó Agribank chi nhánh tỉnh Lào Cai kết xuất thông tin thu, chi và chạy tự động, định kỳ đẩy dữ liệu gạch nợ lên Website, nhà cung cấp dịch vụ vào Website Agribank chi nhánh tỉnh Lào Cai để tra cứu thông tin thu, chi. Khi Agribank chi nhánh tỉnh Lào Cai chủ động được về Website điện tử, khi đó khách hàng có thỏa thuận nhờ thu, nhờ chi qua Agribank chi nhánh tỉnh Lào Cai chỉ cần cung cấp dữ liệu thô tổng thể, nhờ những hàm Webserver sẽ lọc được những khách hàng thanh toán qua ngân hàng, Website Agribank chi nhánh tỉnh Lào Cai sẽ được kết nối với hệ thống thanh toán hóa đơn để thực hiện thanh toán.