MỤC LỤC
Chúng tôi chọn lọc và tập trung tất cả các trường hợp bệnh nhân của các trường hợp chấn thương “vỡû phức hợp xoang hàm và xương gò má” đã được chẩn đoán và xác định khi ra viện trong thời gian từ 1/5/2003 đến 1/5/2004. Từ những trường hợp bệnh nhân đã chọn, chúng tôi lấy ra những trường hợp đạt tiêu chuẩn của mẫu nghiên cứu. Từ những bệnh nhân này, tiến hành thu thập số liệu dựa vào bảng câu hỏi soạn sẵn.
Theo dừi tỏi khỏm: đối với bệnh nhõn tỏi khỏm, thỡ chỳng tụi chỳng tụi tiến hành thu thập số liệu tại bệnh viện bằng bảng câu hỏi soạn sẵn, đối với bệnh nhân không đến tái khám sau 2 tuần, chúng tôi gửi bảng câu hỏi qua đường bưu điện và chờ hồi âm. Một vài bệnh nhân được chụp chân dung trước và sau khi điều trị để so sánh. Chúng tôi đã xử lý số liệu bằng máy vi tính với phần mềm SPSS for MS Windows release 10.0.
Trình bày kết quả dưới dạng bảng và biểu đồ bằng phần mềm Word 8.0 và Excel 8.0.
Nhận xét : chúng tôi phân nghề nghiệp thành 4 nhóm và nhận thấy với nhóm lao động chân tay chiếm tỷ lệ cao nhất là 65,2%. Còn lại do tai nạn trong sinh hoạt và tai nạn lao động chiếm tỷ lệ rất thấp, không có trường hợp nào là nguyên nhân do tai nạn thể thao. Nhận xét : có khoảng 53 trường hợp được sơ cứu trước khi nhập viện, chiếm gần 1/3 trường hợp, còn lại đa số không được xử trí ban đầu khi nhập viện.
Nhận xét : đa số các trường hợp bệnh nhân được nhập viện trong vòng 8 giờ đầu sau khi chấn thương, chiếm tỷ lệ 89,6%. Nhận xét: tháng 8 là tháng có bệnh nhân nhập viện nhiều nhất trong năm chiếm 12,2%. Nhận xét: đa số bệnh nhân nhập viện trong tình trạng tỉnh táo chiếm 86,6% trường hợp.
Nhận xét: chấn thương vỡ xoang hàm và xương gò má ở bên trái chiếm tỷ lệ 57,3% nhiều hơn chấn thương bên phải. Nhận xét: chảy máu mũi sau khi bị chấn thương chiếm tỷ lệ khá cao 66,5% trường hợp bao gồm đã chảy tự cầm và còn chảy máu khi nhập vieọn. Nhận xét: hầu hết các trường hợp bị chấn thương đều ấn đau ở vị trí tổn thương và quanh phần tổn thương.
Nhận xét : hầu hết các trường hợp đều có chụp phim Blondeau Bảng kết quả X quang Blondeau (Bảng 21). Nhận xét : đa số bệnh nhân gãy bờ ngoài xoang hàm và bờ dưới ổ mắt, bên cạnh đó gãy có di lệch chiếm khá cao. Nhận xét: có hơn 70.5% các trường hợp chụp CTScan có phát hiện tổn thương khác so với chụp X-quang.
Nhận xét : hầu hết các bệnh nhân được sử dụng kháng sinh, kháng viêm và giảm đau. Số người Tỷ lệ Chỉnh hình kín khối hàm gò má bằng Ginestet 82 70,1 Chỉnh hình khối hàm gò má bằng Ginestet và. Nhận xét: có 77% các trường hợp phẫu thuật bằng phương pháp chỉnh hình xoang hàm hàm bằng dụng cụ Ginestet, 23% còn lại dùng phương pháp khác.
Thường những BN bị chấn thương vỡ xoang hàm và xương gò má đều bị chấn động não: nên có bất tỉnh sau chất thương, nhức đầu, buồn ói, sau đó tỉnh lại hoàn toàn. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả: Nguyễn thị Quỳnh Lan [6] tỷ lệ này tương đối cao là 82%, nghiên cứu của Lâm Huyền Trân [12] là 70%. Chảy máu mũi sau chấn thương do máu tụ trong xoang hàm thoát ra qua lỗ ostium ở khe giữa, thường kéo dài từ vài ngày đến 1 tháng sau chấn thương.
Đây là triệu chứng phổ biến, đứng hàng thứ 2 sau chảy máu mũi, là triệu chứng rất gợi ý của chấn thương vỡ xoang hàm và xương gò má nhưng không phải là triệu chứng đặc hiệu. Theo thực tế lâm sàng, nếu một BN vào viện vì bị chấn thương vùng mắt mà thấy sụp 1 bên má hoặc vừa sưng vừa sụp thì chúng ta có thể khẳng định là có gãy xương gò má gây chấn thương xoang hàm. Do sự va chạm trực tiếp ở vùng mặt với một lực gây chấn thương thường là khá mạnh, nơi tập trung nhiều mạch máu nuôi dưỡng và các tổ chức liên kết lỏng lẻo nên bầm tím quanh ổ mắt gặp khá nhiều.
Vì xoang hàm là một hốc rỗng chứa không khí, nên khi bị chấn thương gây vỡ qua thành xoang, rách niêm mạc xoang, nếu như áp lực trong xoang lớn hơn áp lực trong mô mềm, không khí trong xoang hàm và hốc mũi có thể thoát ra mô mềm gây tràn khí dưới da. Ngay sau khi bị chấn thương, thường có hiện tượng phù nề mô mềm ở mặt, phù nề quanh ổ mắt, xuất huyết kết mạc, làm cho bệnh nhân khó mở mi mắt, cảm giác nhìn mờ do phần giác mạc, kết mạc bị phù nề. Thường nhất do vỡ sàn ổ mắt, kiểu chấn thương Blow-out, làm thoát vị các tổ chức ổ mắt (mỡ, tổ chức liên kết, cơ trực trong, cơ trực dưới, cơ chéo dưới) vào trong xoang hàm.
Do có sự liên quan chặt chẽ về mặt giải phẫu ở vùng đầu mặt, nên khi chấn thương vỡ phức hợp xoang hàm và xương gò má thường có kết hợp với bệnh cảnh chấn thương sọ não hoặc đa chấn thương. Vì khi bệnh nhân có bệnh kèm theo, nguyên tắc điều trị bao giờ cũng phải bảo đảm tính mạng bệnh nhân là vấn đề ưu tiên giải quyết, từ đó phối hợp điều trị giữa các chuyên khoa để đạt được kết quả tốt nhất. Trong nghiên cứu của chúng tôi có những trường hợp chẩn đoán chỉ dựa vào CTscan mà không chụp phim Blondeau và Hirtz là do tình trạng bệnh nhân lúc nhập viện không loại trừ được chấn thương sọ não (ví dụ trong bệnh cảnh say rượu).
Việc xác định được chấn thương có di lệch hay không, di lệch nhiều hay ít rất quan trọng trong việc xác định hướng điều trị nội khoa bảo tồn hay phẫu thuật. Tuy nhiên qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy có 8 trường hợp không phát hiện được vỡ phức hợp xoang hàm và xương gò má trên phim X quang nhưng khi chụp CTScan lại có hình ảnh vỡ phức hợp xoang hàm gò má. Bệnh nhân sau khi xuất viện thường được hẹn tái khám sau 1 tuần nếu có phẫu thuật và hẹn tái khám khi có triệu chứng bất thường nếu là điều trị nội bảo tồn.
Chúng tôi đánh giá kết quả điều trị như sau: có 92 trường hợp khỏi bệnh khi xuất viện, chiếm tỷ lệ 56,1%, 63 trường hợp đỡ giảm bệnh, chiếm tỷ lệ 39%, 8 trường hợp kết quả không thay đổi chiếm 4,9% do bệnh nhân không đồng ý mổ mặc dù có chỉ định mổ, những trường hợp này ít ảnh hưởng về mặt chức năng nhưng ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ (biểu đồ 32). Theo dừi bệnh nhõn sau xuất viện 2 tuần, chỳng tụi nhận thấy gần như 100% bệnh nhõn mà chỳng tụi cú thể theo dừi (trong 164 bệnh nhõn chỳng tôi nghiên cứu, có 92 bệnh nhân có đến tái khám tại bệnh viện hoặc là trả lời thư của chúng tôi) hài lòng với kết quả điều trị, có 1 trường hợp than phiền tầm nhìn không cải thiện như trước chấn thương và 1 trường hợp cho rằng gò má 2 bên chưa được cân đối như ý muốn (bảng 34).