MỤC LỤC
Tiêm serotonin vào tuyến sinh dục để kích thích loài Argopecten irradians, Crassostrea virginica vaì Spisula solidissima vaì tiãm serotonin vào cơ khép vỏ trước của Aretica islandica, Geukensia demissa và Mercenaria mercenaria. Nhân của tinh trùng thay đổi qua 4 pha: giai đoạn túi mầm (germinal vesicle stage), tan biến túi mầm (germinal vesicle breakdown), hình thành cực cầu (porlar body formation) và phát triển tiền nhân (pronucleus development).
Renard & Cochard (1989) nghiên cứu ảnh hưởng của các chất cryoprotectants (methanol, ethylene glycol, 1-2 propanediol..) đến sinh hóa và điều hòa áp suất thẩm thấu ở phôi của các loài Crassostrea gigas Thunberg, Ruditapes philippinarum Reeve và Pecten maximus (L). Patel và Anthony (1991) nghiên cứu ảnh hưởng của muối cadmium vô cơ (chloride, nitrate, sulfate, carbonate, acetate vae iodide) và muối hữu cơ (EDTA, NTA và acid hữu cơ) lên 6 loài Bivalvia nhiệt đới: Anadara granosa, A.
Hameed (1986) đã phân tích thành phần hóa học của trụ thủy tinh (Crystalline style) một số loài Bivalvia Anadara rhombea (Born), Crassostrea madrasensis (Preston), Meretrix meretrix (Linnaeus), M. Chen và Zall (1987) đã ly trích từ nội tạng của Bivalvia 3 loại enzyme trong đó có 2 loại là carboxyl proteinases có đặt tính tương tự cathepsin D và 1 loại thuộc thiol proteinases có đặc tính giống cathepsin B của các loài thú.
Ho và Zheng (1994) đã phát hiện một loài giáp xác chân chèo Ostrincola koe Tanaka ký sinh trong màng áo của Meretrix meretrix. Ho và Kim (1995) phát hiện ba loài giáp chân chèo ký sinh trên Meretrix meretrix thu từ chợ Phuket (Thái Lan) đó là Conchyliurus bombasticus Reddiah, Ostrincola portonoviensis Reddiah vaì Lichomolgus similis Ho &Kim.
Miền Bắc nuôi một số đối tượng như Hầu Cửa Sông Ostrea rivularis (sông Bạch Đằng, Quảng Ninh và Lạch Trường, Thanh Hóa), Vẹm Mytilus viridis (Thừa Thiên), Ngao dầu Meretrix meretrix (Thái Bình), Trai Ngọc biển Pinctada (Quảng Ninh, Hải Phòng, Phú Yên và Nha Trang) và Trai Ngọc nước ngọt Hyriopsis (Hồ Tây, Hà Nội). Chúng tôi chỉ tìm thấy một số công trình bao gồm các thông tin Khoa học, sách hoặc giáo trình như: Cẩm nang nuôi thủy sản nước lợ (Nguyễn Anh Tuấn, 1994); Kỹ thuật nuôi Ngao, Nghêu, Sò Huyết, Trao Ngọc (Ngô Trọng Lư, 1996); Đặc điểm sinh học và kỹ thuật ương nuôi Nghêu Meretrix lyrata (Sowerby) (Nguyễn Hữu Phụng, 1996).
Tại phòng thí nghiệm giải phẫu lấy phần dạ dày rửa trôi thức ăn vào trong một ống nghiệm bằng 10 ml nước cất sau đó lắc đều, dùng ống nhỏ giọt hút dung dịch lên lam kính và quan sát dưới kính hiển vi để xác định loại thức ăn. Dùng kính hiển vi quang học để quan sát và xác định từng giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục Nghêu theo cách phân chia quá trình phát triển tuyến sinh dủc cuía Bivalvia laìm 5 giai âoản (0-4) theo Imai (1971), Quayle & Newkirk (1988) và Gervis & Sims (1992).
Thí nghiệm tiến hành theo kiểu bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên (Completely Random Design) lặp lại 3 lần. Xác định tỉ lệ chết của Nghêu sau 24 giờ thí. Trong thời gian thí nghiệm nước được thay thường xuyên. Xác định thời gian gây chết 50% số lượng Nghêu thí nghiệm đồng thời đo hàm lượng Amôn tổng số và N-NH3) tại thời điểm nghêu chết 50%. Cách xác định Nghêu chết: Khi Nghêu chết cơ khép vỏ ngưng hoạt động, dưới tác động của dây chằng vỏ sẽ hé mở nhưng mép màng áo và ống hút, thoát nước (siphon) ngưng hoạt động.
Vật liệu - Hoá chất. Mẫu được xử lý lần lượt bằng H2SO4, NaOH loãng. Sau đó rửa bằng cồn, ether. H2SO4 sẽ thủy phân các chất hoà tan trong acid như carbohydrate. Bazơ sẽ thủy phân các chất béo và hoà tan toàn bộ protein. Sau khi xử lý, đem đi nung, khối lượng mất đi là xơ khô. Vật liệu - Hoá chất. Cân phân tích, bình tam giác có nút cao su, giấy lọc, bình hút ẩm. d) Phân tích chất khoáng. Mẫu phân tích sau khi nung cháy hoàn toàn các chất hữu cơ ở nhiệt độ cao:. Chất còn lại là tro thô hay là khoáng toàn phần. Từ đó xác định được % khoáng trong mẫu. Vật liệu - Hoá chất. e) Phân tích nước toàn phần. Khối lượng bị mất đi của mẫu lúc đem cân là lượng nước đã bốc hơi.
Trong quá trình sinh trưởng của sinh vật nếu tốc độ sinh trưởng đều thì phương trình có hệ số mũ b=3, khi tỉ số giữa chiều dài và khối lượng (L/W) giảm dần theo thời gian thì hệ số mũ b>3 và ngược lại (Winberg, 1971). Kết quả này cho thấy có sự tương tác của các điều kiện môi trường, bãi biển Tân Thành chịu ảnh hưởng của hai yếu tố biến đổi theo mùa đó là gió mùa và lượng nước ngọt đổ ra từ hai cửa sông Soài Rạp và Cửa Tiểu. Khi tuyến sinh dục phát triển đến giai đoạn 2 hoặc 3 tuyến sinh dục phát triển rộng ra, cơ thể Nghêu bắt đầu phồng lên, nhìn từ gốc chân trở lên phần lưng thấy xuất hiện những hạt lấm chấm bên trong, đó là các túi chứa trứng và tinh, lúc này tuyến sinh dục của con đực và con cái khác nhau.
Như vậy, khi đa số cá thể cái có tuyến sinh dục ở giai đoạn 1, (đầu mùa sinh sản) hoặc 4 (cuối mùa sinh sản) thì hầu hết tuyến sinh dục của cá thể đực đang ở giai đoạn 0 (không thể phân biệt được giới tính) cho nên trong thời gian này chỉ tìm thấy toàn là con cái và cũng là lý do tại sao vào mùa sinh sản thì tỉ lệ của con đực và lưỡng tính lại tăng lên. Khi chuyển sang giai đoạn chín nang tinh có vách mỏng, các tế bào sinh dục hầu như chỉ có nhân, rất ít tế bào chất nên khi quan sát tinh trùng có màu xanh đen (nhân tế bào ăn màu của thuốc nhuộm hematoxyline có màu xanh đen). Khác với sự phát triển của các loài khác (Vẹm Perna viridis, Trai Ngọc Pinctada maxima..của một số tác giả mô tả như đã trình bày ở phần tổng quan) các tế bào trong nang tinh của Nghêu biến đổi tương đối đồng đều.
Cho nón trong sinh saớn nhỏn tảo cạc loaỡi thuọỹc Bivalvia, cạc nhaỡ sản xuất thường áp dụng biện pháp tăng nhiệt độ để kích thích quá trình phát triển và chín của tuyến sinh dục sau đó hạ nồng độ muối để kích thích sinh sản.
Bãi Nghêu Tân Thành chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều mỗi ngày có hai lần triều lên và triều xuống, nhưng trong ngày chỉ có một lần triều xuống thấp (phơi bãi 3-5giờ), triều xuống lần thứ 2 biên độ rất nhỏ nên bãi Nghêu không có thời gian phơi bãi. Sự thay đổi cường độ hô hấp theo thời gian xảy ra trái ngược đối với các cỡ Nghêu, có thể trong tự nhiên Nghêu lớn (L=4,9cm) có khả năng vùi sâu xuống nền đáy để tránh điều kiện bất lợi nên ít chịu tác động của sóng gió hoặc điều kiện độ mặn thấp. Tuy nhiên, kết quả kiểm định bằng phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) cho thấy hàm lượng Amôn tổng số và N-NH3 trong môi trường nước giữa các lô thí nghiệm sai khác không ý nghĩa, nghĩa là ảnh hưởng của nồng độ chất thải ở ba cỡ Nghêu là như nhau.
Khi so sánh các giá trị trung bình (trung bình nghiệm thức) bằng phương pháp LSD cho thấy thời gian chịu đựng ở hai cỡ Nghêu L=2,4cm và L=3,8cm sai khác không ý nghĩa, riêng cỡ Nghêu L=4,9cm có thời gian tồn tại dài hơn và khác biệt có ý nghĩa so với hai cỡ Nghêu nhỏ. Đối với Nghêu lớn (L=3,8 và 4,9cm), vào mùa sinh sản chúng tích lũy nhiều vật chất dinh dưỡng chuẩn bị cho việc tạo sản phẩm sinh dục làm cho vật chất khô tăng lên và giảm hàm lượng nước trong cơ thể, chính vì thế mà cỡ Nghêu lớn tham gia sinh sản cú sự biến đổi rừ hơn Nghờu nhỏ.
Cào vén, san thưa: đây là kỹ thuật quan trọng, trong quá trình nuôi Nghêu có khuynh hướng di chuyển ra ngoài và chúng thường tập trung ở khu vực dọc theo lưới chắn, nhất là phía dưới của hướng dòng chảy, cho nên thường xuyên theo dừi khi mật độ Nghờu tập trung phải cào Nghờu và rải đều trở lại. Thời gian thu hoạch tùy theo thị trường tiêu thụ cho nên hầìu như xảy ra quanh năm, do vậy ngư dân thường ít chú ý đến chất lượng sản phẩm (độ béo, chất dinh dưỡng..) làm cho sản lượng thu hoạch phần nào bị giảm đi. Đa số ngư dân chỉ thu hoạch một lần cuối vụ nuôi, như vậy vào đầu vụ nuôi sinh lượng Nghêu trên bãi thấp nên không tận dụng hết nguồn vật chất năng lượng có trên bãi nhưng cuối vụ nuôi thì sinh lượng lại quá cao làm tăng tỉ lệ hao hụt.
Nguyên nhân dẫn đến năng suất thấp như đã phân tích ở trên, thứ nhất do sinh lượng thả ban đầu thấp nên chưa tận dụng hết khả năng sản xuất của thủy vực, thứ hai là do những hạn chế về mặt kỹ thuật đã làm tăng tỉ lệ hao hụt trong quá trình nuôi. Đối với những bãi có nồng độ muối thấp hoặc bùn quá nhiều trong mùa mưa nên thả giống cỡ lớn (300 con/kg) và thả vào tháng 2 vì cỡ giống 300 con/kg thời gian nuôi khoảng 6 tháng, chúng ta có thể thu hoạch vào tháng 8 trước khi nồng độ muối giảm thấp và tỉ lệ bùn tăng lên vào tháng 10-11.