MỤC LỤC
Thương mại là hoạt động trao đổi, mua bán, là khâu trung gian giữa sản xuất và tiêu dùng, do vậy, vừa là nguyên nhân lây lan ô nhiễm vừa có thể phổ biến một cách nhanh nhất những sản phẩm và công nghệ thân thiện với môi trường. Ngược lại, môi trường với vai trò là giá đỡ của cuộc sống, bảo vệ môi trường, hạn chế khai thác quá mức, bảo tồn và phát triển các nguồn tài nguyên không tái tạo là cơ sở để phát triển kinh tế, thương mại và thương mại quốc tế một cách bền vững.
Với sự lưu ý tới các vấn đề gắn thương mại vơí môi trường, quy tắc này đảm bảo rằng những chính sách bảo vệ môi trường quốc gia sẽ không được thông qua với ý định phân biệt đối xử một cách tuỳ tiện giữa hàng ngoại và hàng nội, hoặc giữa những hàng hoá nhập khẩu từ các đối tác kinh doanh khác nhau. + Hơn nữa, các quốc gia thành viên của tổ chức thương mại thế giới không công nhận sáng chế cho một số đối tượng khi việc ngăn chặn sự thương mại hoá của các đối tượng này là “cần thiết” để duy trì ổn định xã hội, giữ gìn đạo đức xã hội, bảo vệ cuộc sống của con người, động thực vật và tránh những ảnh hưởng xấu đến môi trường.’.
Những hiệp định môi trường quốc tế như là công ước Basel và Nghị định thư Montreal, cho phép sự hạn chế thương mại, hoặc cấm buôn bán đối với bên không tuân theo hoặc bên không kí kết như là một phương tiện của những điều khoản tăng của hiệp định. Việc dùng những cơ chế bắt buộc, trong các hiệp định môi trường đa phương làm nổi bật sự mâu thuẫn tiềm tàng với những chính sách thương mại và những nguyên tắc buôn bán công khai và tự do: mục tiêu hoạt động của GATT là giảm thiểu những chính sách và thực tiễn làm sai lệch hoặc can thiệp vào mục tiêu của thương mại quốc tế.
Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 đem đến cách tiếp cận hệ thống cho việc quản lí sự tác động của các hoạt động, sản phẩm hay dịch vụ của họ đối với môi trường và cung cấp các công cụ hỗ trợ có liên quan cho các Tổ chức doanh nghiệp để quản lí sự tác động của các hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ của họ đối với môi trường, ngăn ngừa ô nhiễm và liên tục cải thiện môi trường với sự cam kết của lãnh đạo và sự tham gia có ý thức của mọi thành viên của cơ sở từ người sản xuất trực tiếp đến các cán bộ quản lí. Các yếu tố của hệ thống quản lí môi trường được chi tiết hoá trong ISO 14001 phải được áp dụng , lập thành văn bản và thực hiện sao cho cơ quan Chứng nhận bên thứ ba có thể xác minh và cấp giấy chứng nhận trên cơ sở của các bằng chứng xác thực rằng tổ chức, doanh nghiệp đã áp dụng tốt và có thể duy trì HTQLMT được.
Ngoài Luật bảo vệ môi trường nói trên, trong những năm qua đã có nhiều văn bản pháp lý điều tiết vấn đề phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường như Luật đất đai (1993), Luật bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng (1991), Luật khoáng sản (1996) Pháp lệnh về nguồn thuỷ sản (1989), Pháp lệnh thuế tài nguyên (1990)… Song song với các văn vản Luật nêu trên, Chính phủ cũng đã ban hành chiến lược về cải tiến công tác quản lý môi trường, bao gồm việc thực hiện Chương trình nghị sự 21, chương trình kiểm soát ô nhiễm công nghiệp và đô thị, chương trình quốc gia về bảo vệ rừng, loại bỏ các chất làm thủng tầng ôzôn, hành động quốc gia về bảo tồn đa dạng sinh học. - Về nhập khẩu chất thải, phế liệu: Thông tư liên bộ Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường – Thương mại số 2880/KCM-TM ngày 19/12/1996 quy định tạm thời đối với việc nhập khẩu các phế liệu đã công bố danh mục các loại phế liệu cấm nhập khẩu (phụ lục 1) như: Hoá chất độc, chất phóng xạ, nấm mốc các loại, côn trùng, các chất hữu cơ có mùi hôi thối, hoặc có hàm lượng “vi khuẩn chỉ danh ô nhiễm” cao hơn giới hạn cho phép theo các quy định hiện hành, vi sinh vật gây bệnh, cặn dầu, cặn mỡ, kim tiêm, kim chích, các chất không phân huỷ… Các chất độc bị nhà nước cấm, các chất thải bị cấm vận chuyển theo các công ước và nghị định thư quốc tế mà Việt Nam đã tham gia và các loại phế liệu khi nhập khẩu phải tuân thủ các điều kiện quản lý về thương mại và môi trường (phụ lục 2) như: Phế liệu từ sản xuất và gia công giấy, thùng bìa carton, phế liệu bông, phế liệu từ sản xuất vải dầu tấm từ ngành dệt, phế liệu từ sản xuất và gia công kim loại đen, phế liệu từ sản xuất và gia công kim loại màu.
Trong năm 1999 và đầu những năm 2000, một số chính sách áp dụng cho quản lí bảo vệ và phát triển rừng đã được Nhà nước phê chuẩn điều chỉnh, phù hợp hơn và khích lệ tính xã hội của nghề rừng, là động lực mới thúc đẩy phát triển lâm nghiệp.Trong các năm tới cần tích cực thực hiện Chương trình trồng rừng 5 triệu ha đến năm 2010; áp dụng các biện pháp kinh tế và luật pháp cần thiết để tăng nhanh tỷ lệ che phủ của rừng, thực hiện nghiêm chỉnh lệnh tạm thời đóng cửa rừng tự nhiên, bảo vệ rừng đi đôi với việc giải quyết đời sống cho dân sinh sống với rừng. Những vấn đề bức xúc trong quản lí và bảo vệ DDSH là : Nhiều hệ sinh thái tự nhiên đang bị phá huỷ nhanh, mạnh như : hệ sinh thái đầu nguồn, rừng ngập mặn ven biển, các rặng san hô, thảm cỏ biển, đầm phá và các vùng triều cửa sụng; số lượng loài và cỏ thể sinh vật giảm rừ rệt, số loài bị đe doạ và cú nguy cơ mất hoàn toàn ngày càng tăng, đặc biệt đối với các loài có giá trị kinh tế;.
Điều tra của Trung tâm tài nguyên môi trường Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2000 tại tỉnh Khánh Hoà, nơi sử dụng nhiều hoá chất bảo vệ thực vật cho thấy: 39% số mẫu đất có chứa tồn đọng hoá chất trừ sâu vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 2 đến 40 lần; 55% số mẫu không khí chứa tồn lượng hoá chất trừ sâu vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 2-10 lần; 24,7 số mẫu rau có chứa tồn lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 2-6 lần;. Để hạn chế ảnh hưởng của hoạt động sản xuất và xuất khẩu nông sản đối với môi trường và sức khoẻ cộng đồng ở Đức người ta đã áp dụng các biện pháp như: giới hạn khu vực canh tác để đảm bảo việc sử dụng hóa chất độc tránh xa các nguồn nước; giảm số lượng phân bón dùng trong nông nghiệp mà nhất là việc sử dụng phân đạm; áp dụng các biện pháp tạo nên một nền nông nghiệp sạch, trong đó có cả việc tổ chức các khóa tập huấn về nghiệp vụ và giáo dục ý thức cho người nông dân trong việc sử dụng hóa chất cũng như vấn đề bảo vệ môi trường.
Theo điều tra thực tế, mức độ ô nhiễm môi trờng do các giao thông ở Việt Nam hiện đang gia tăng nhanh chóng, nhất là ở các nơi tập trung dân c hay khu công nghiệp và các thành phố lớn, đó là ô nhiễm không khí (qua phân tích nồng độ các chất thải độc hại: CO, CO2, NO2, Pb, bụi lắng, bụi lơ lửng và các nhân tố gây ô nhiễm không khí khác); ô nhiễm bụi (các loại bụi đá, bụi cao su, bụi kẽm, đồng, rôm, niken, sắt, bụi các bon); ô nhiễm tiếng ồn (từ các động cơ, sự rung động của các bộ phận..); ô nhiễm đất và nớc (do các loại chất thải rơi vãi gây ~ ra, cả chất thải rắn và lỏng nh cặn xăng dầu); ô nhiễm nhiệt, bụi chì (do vẫn còn sử dụng xăng pha chì). - Bùn trầm tích tại vị trí phao số 1 sau khi đã cải tạo, sửa chữa neo rùa (Đ3) Kết quả phân tích các chỉ tiêu hàm lượng dầu, Pb và Zn trong bùn đất khu vực. Hàm lượng dầu, mg/. Nguồn: Báo cáo đánh giá tác động môi trường cảng dầu BI2, Bộ tài nguyê môi trường, 2003. Số liệu ở bảng trên cho thấy một lượng nước thải có dầu và kim loại nặng sẽ ngấm vào đất, các kim loại nặng còn trầm tích lại trong bùn đáy khu vực cảng, trong đó có chì- một trong những tác nhân gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ con người và môi trường sinh thái. - Ảnh hưởng tới môi trường của các cửa hàng bán lẻ xăng dầu: Một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường là các điểm kinh doanh, bán lẻ xăng dầu. Điều tra thực tế tại một số địa bàn trọng điểm là các tỉnh, thành phố trong cả nước cho thấy: ở tất cả các điểm kinh doanh xăng dầu này, ít nhiều đều có các tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí, đặc trưng là các chất Pb, hơi xăng. Điều tra điển hình ở các tỉnh thành phố: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng cho thấy các điểm kinh doanh xăng dầu đã được trang bị những thiết bị bơn róc khá hiện đại, hạn chế ô nhiễm được phần nào. Tuy nhiên, vẫn còn những yếu tố gây ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn cho phép nhiều lần, điển hình là hơi xăng, tiếng ồn và bụi. m3), chưa vượt quá giới hạn nồng độ cho phép song cũng rất cần thiết loại trừ tác nhân gây ô nhiễm này trong không khí để hạn chế ô nhiễm môi trường và đảm bảo sức khoẻ con người.
Như vậy, khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên vì mục đích thương mại như chặt phá rừng, khai thác lậu các loại gỗ quý, săn bắn các loài thú quý hiếm, đánh bắt thuỷ, hải sản theo lối huỷ diệt, khai thác trái phép các loại khoáng sản… Cho đến nay, xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu vẫn là xuất khẩu tài nguyên và hàng sơ chế ( hơn 50% năm 2002), tỉ lệ hàng hóa chế biến xuất khẩu thấp (đạt 37% năm 2001). Quá trình này mang tính hai mặt, một mặt, tạo ra những tiền đề để thay đổi nhận thức của người tiêu dùng trong việc bảo vệ môi trường, mặt khác nếu không có sự quản lí và kiểm soát chặt chẽ sự phát triển của các loại hình dịch vụ ( như lưu thông hàng hoá- đặc biệt là các chất gây ô nhiễm như xăng dầu, hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật, hệ thống chợ, hệ thống dịch vụ ăn uống, các điểm giết mổ, các cơ sở sản xuất và chế biến, hệ thống kho thương mại…) thì nguy cơ ô nhiễm môi trường là rất lớn.
Những quy định này một mặt ngăn ngừa ô nhiễm môi trường xuyên biên giới đồng thời bảo vệ sản xuất trong nước như Luật kiểm soát các chất độc hại; Luật liên bang về các chất trừ sâu, nấm, và côn trùng; Luật về xuất nhập khẩu các chất cần kiểm soát; Luật về bao bì và nhãn phù hợp; Luật về kiểm tra các sản phẩm trứng; Luật liên bang về nhập khẩu sữa; Luật liên bang về kiểm tra sản phẩm thịt; Luật về nhập khẩu chè; Luật về bảo vệ chất lượng thực phẩm…. Mặc dù không phải là các quy định về môi trường có liên quan đến sản phẩm nhưng những chính sách của chính phủ đối với những sản phẩm thân thiện với môi trường cũng có thể tác động đến việc nhập khẩu của các quốc gia đang phát triển sang thị trường Hoa Kì.Tổng thống Clintơn đã đưa ra một sắc lệnh nhằm hướng dẫn Chính phủ cần ưu tiên mua xả hơi và máy tính có hiệu suất năng lượng cao và những sản phẩm sử dụng các hoá chất gây ra ít tác hại đối với tầng ôzôn.
Chức năng của Bộ bao gồm: (i) Lập chính sách, kế hoạch, chương trình và dự án liên quan tới khoa học, công nghệ và mụi trường; (ii)Kiểm soỏt, chỉ đạo, ra lệnh, thực hiện theo dừi và đỏnh gía các công việc liên quan đến khoa học, công nghệ, năng lượng và môi trường theo chính sách, kế hoạch , chương trình và dự án hoặc cải thiện chúng cho phù hợp; (iii) Xây dựng công nghệ trong nước cho sản xuất và tiếp thị. Những nhiệm vụ chính của Bộ là: Xây dựng công nghệ trong nước, các kế hoạch, chính sách môi trường, kiểm soát và giám sát thực hiện, giúp chuyển giao công nghệ trong và ngoài nước; Phối hợp với các cơ quan của chính phủ và các cơ quan khác trong việc bảo tồn năng lượng, phát triển và sử dụng năng lượng an toàn và bền vững; Thu thập, phân tích và phổ biến các dữ liệu khoa học và những thông tin về việc triển khai các hạng mục liên quan đến khoa học công nghệ và môi trường.
Chiến lược này được xây dựng trên cơ sở xuất phát từ mối liên hệ tổng thể giữa môi trường và phát triển, mục tiêu là sự phát triển điều hoà giữa kinh tế , xã hội, khoa học kĩ thuật với dân số, tài nguyên và môi trường với tiền đề giữ vững tốc độ phát triển kinh tế cao, thực hiện việc sử dụng tổng hợp và lâu dài tài nguyên, không ngừng cải thiện chất lượng môi trường, không những làm cho người Trung Quốc đương đại có thể lấy từ kho tài sản quý giá của thiên nhiên những gì mà mình cần, đồng thời còn để lại cho đời sau môi trường sinh thái và tài nguyên để họ có thể tiếp tục sử dụng những gì mà họ cần. Nhằm nâng cao khả năng đáp ứng các yêu cầu môi trường của nước nhập khẩu, đặc biệt đối với hàng nông sản, thuỷ sản, công nghiệp chế biến, Trung Quốc đã khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế như HACCP, ISO 14000… đồng thời tăng cường kiểm tra giám sát quá trình sản xuất, đóng gói, vận chuyển và bảo quản hàng xuất khẩu phổ biến công nghệ sạch, năng lượng sạch cho các cơ sở sản xuất , cung cấp cho họ thông tin kịp thời về yêu cầu của nước nhập khẩu.
Chính phủ cũng đã cam kết vận dụng các nguyên tắc và nội dung cơ bản của Chương trình nghị sự 21 vào điều kiện cụ thể của nước ta:” Coi phòng ngừa và ngăn chặn ô nhiễm là nguyên tắc chủ đạo kết hợp với xử lí ô nhiễm, cải thiện môi trường và bảo tồn thiên nhiên; kết hợp phát huy nội lực với tăng cường hợp tác quốc tế trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững”. Căn cứ vào những nguyên tắc và nội dung phát triển bền vững của chương trình này, Việt Nam đã xây dựng chương trình nghị sự 21 về phát triển bền vững, trong đó tập trung chủ yếu vào việc giải quyết các vấn đề môi trường toàn cầu cũng như quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế như vấn đề hợp tác quốc tế về phát triển bền vững, đấu tranh với đói nghèo, thay đổi các mẫu hình tiêu thụ, dân số và bền vững, đấu tranh với phá rừng, phát triển bền vững vùng núi, dân số và phát triển bền vững, bảo vệ đa dạng sinh học, quản lí công nghệ sinh học, sử dụng an toàn các chất độc hại, phát triển bền vững nông nghiệp và nông thôn , quản lí đại dương, quản lí chất thải, thương mại và môi trường….
Báo cáo của BCH TW Đảng khoá VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định nội dung cơ bản của mục tiêu chiến lược 10 năm tới là: “Đưa nước ta ra khỏi tỡnh trạng kộm phỏt triển; nõng cao rừ rệt đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao.” Theo đó mục tiêu tổng quát của kế hoạch 5 năm 2001-2005 là : “Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững; ổn định và cải thiện đời sống nhân dân.
Trong nền kinh tế thị trường có tính đến các yếu tố môi trường và hoà nhập với du lịch, tự do hoá thương mại toàn cầu, nhất thiết phải xem xét việc thay đổi mẫu hình tiêu thụ, phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường, chuẩn bị cơ sở hạ tầng về giao thông vận tải, năng lượng đồng thời với việc xem xét đồng bộ vấn đề môi trường xã hội, văn hoá, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học. Hiện trạng về công tác quản lí môi trường đang có nhiều vấn đề chưa đáp ứng yêu cầu của quản lí Nhà nước về bảo vệ môi trường, hệ thống tổ chức quản lí hiện nay còn nhiều bất cập về nhân lực, vật lực và trang bị kĩ thuật và cơ chế phối hợp có hiệu quả giữa các bộ/ ngành và địa phương; đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường còn quá ít và thiếu tập trung, hệ thống chính sách, luật pháp còn chưa đồng bộ, thiếu tính hệ thống, các chính sách công cụ kinh tế trong quản lí môi trường còn ít được áp dụng.
So với đanh mục những sản phẩm không thân thiện/hoặc gây ô nhiễm/hoặc có nguy cơ gây tổn hại cho môi trường được đề cập đến trong các Hiệp định đa phương về môi trường hoặc các tài liệu liên quan của các tổ chức quốc tế như UN, FAO, WHO thì danh mục các sản phẩm bị cấm hoặc cần có giấy phép xuất nhập khẩu của Việt Nam còn quá ít và thiếu tính cụ thể trong quản lý đối với các sản phẩm nguy hại về môi trường đã và đang được các nước trên thế giới chấp thuận. - Thương mại đối với các sản phẩm từ đa dạng sinh học ( sản phẩm từ các hệ sinh thái trên đất liền, thuỷ học và biển), các sản phẩm thực vật và động vật liên quan đến công ước đa dạng sinh học, công ước cấm buôn bán các loài động vật quý hiếm; Thương mại đối với các sản phẩm có nguồn gốc hóa chất độc hại, các chất thải liên quan đến công ước quản lý, vận chuyển các chất nguy hiểm xuyên qua biên giới; Thương mại xuất nhập khẩu công nghệ lạc hậu, công nghệ gây ô nhiễm môi trường;.
Tìm kiếm thông tin và điều kiện dễ dàng để kiểm nghiệm các sản phẩm bị cấm trên thế giới và hậu quả môi trường của chúng, đồng thời phổ cập các thông tin nói trên cho các Bộ, ngành hữu quan, nhất là các cơ quan điều hành xuất nhập khẩu và doanh nghiệp để nâng cao nhận thức về tình hình buôn bán các sản phẩm nguy hại đối với môi trường và đối sách của các nước, từ đó tìm ra biện pháp phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam. Chính sách xuất - nhập khẩu một mặt đáp ứng được yêu cầu mở rộng, đẩy mạnh công tác xuất khẩu, phục vụ được công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế, mặt khác phải góp phần tích cực vào hoạt động bảo vệ môi trường trước mắt cũng như cho những năm tiếp theo thông qua chính sách và công tác quản lý xuất - nhập khẩu để thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam về bảo vệ môi trường (như Nghị định thư Montreal, ISO 14000, hiệp định về gỗ nhiệt đới…).
Mở các lớp tập huấn, đào tạo, hội thảo, tranh thủ kinh nghiệm và sự tài trợ quốc tế để nâng cao trình độ hiểu biết về môi trường trong mối quan hệ với tự do hóa thương mại cho cán bộ thuộc Bộ thương mại phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước, hoạch định các chính sách thương mại với mục tiêu hướng đến phát triển bền vững. Muốn đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phấn đấu đưa Việt Nam thành một quốc gia giầu mạnh, xã hội công bằng văn minh thì không có con đường nào khác là đẩy mạnh hoạt động thương mại quốc tế trên cơ sở nâng cao khả năng cạnh tranh bằng những hàng hóa dịch vụ có chất lượng tốt, hợp lý.