MỤC LỤC
Nguyên nhân dự án giải thể thời kỳ này tăng lên một mặt do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực, do môi trường kinh doanh ở Việt Nam còn nhiều mặt kém thuận lợi, do Việt Nam có sự điều chỉnh định hướng thu hút đầu tư nước ngoài trong một số lĩnh vực, ở đó nhấn mạnh mục tiêu hướng về xuất khẩu thay vì thay thế nhập khẩu, thay đổi chính sách thuế, tăng yêu cầu nội địa hóa… làm cho dự án hoạt động khó khăn hơn; nhưng mặt khác còn do phần lớn các dự án giải thể thời kỳ này đã được cấp giấy phép từ năm 1995 trở về trước, trong đó có những dự án ngay trong quá trình thẩm định tuy đã có những ý kiến phân vân về tính khả thi nhưng vẫn được cấp giấy phép đầu tư do những lý do khác nhau. Ước tính gần 100 công ty xuyên quốc gia (TNCs) nằm trong danh sách 500 TNCs hàng đầu thế giới có tiềm lực mạnh về công nghệ và tài chính, đầu tư vào các ngành công nghiệp quan trọng như dầu khí, viễn thông, ôtô xe máy, công nghiệp điện tử, công nghệ thông tin, hoá chất, lĩnh vực nước giải khát, ngân hàng, bảo hiểm… Đầu tư nước ngoài đã góp phần xóa thế bao vây cấm vận, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại tạo thuận lợi cho Việt Nam gia nhập ASEAN, ký hiệp định khung với EU, bình thường hoá quan hệ và ký Hiệp định thương mại song phương với Mỹ, tăng cường thế và lực của nước ta trong tiến trình hội nhập kinh tế. Bên cạnh những đóng góp tích cực, hoạt động đầu tư nước ngoài cũng còn bộc lộ những hạn chế như cơ cấu vốn còn một số bất hợp lý, hiệu quả tổng thể về kinh tế-xã hội của khu vực đầu tư nước ngoài chưa cao; công tác quy hoạch còn chậm, chất lượng chưa cao, thiếu cụ thể; hình thức còn chưa phong phú trong đó khả năng góp vốn của Việt Nam còn hạn chế; hệ thống luật pháp, chính sách đang trong quá trỡnh hoàn thiện nờn chưa đảm bảo tớnh rừ ràng, mụi trường kinh doanh chưa thực sự thuận lợi; công tác quản lý nhà nước còn có những mặt yếu kém, buông lỏng.
Những tồn tại trên đã hạn chế hiêu quả của các dự án đầu tư nước ngoài nói riêng và khu vực đầu tư nước ngoài nói chung, cần phải được từng bước tháo gỡ và khắc phục. Quy trình tổ chức thẩm định dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bộ. - Trình duyệt văn bản xử lý: trình cấp có thẩm quyền để quyết định các vấn đề cần xử lý: bổ xung hồ sơ, trình Thủ tướng Chính phủ, quyết định hoặc cấp giấy phép đầu tư.
Trong giai đoạn điều hành, mọi cán bộ và công nhân sẽ được tuyển dụng đặc biệt cho dự án hoặc được thu dụng bởi nhà điều hành hoặc công ty BOT.Nhân viên sẽ được tuyển dụng trong thời gian nghiệm thu, lúc bắt đầu hoạt động hay trong giai đoạn hoạt động và sẽ phải thông qua một khoá học để đảm bảo rằng mỗi cá nhân hiểu biết hết những điều khoản của hợp đồng làm việc và bất cứ một chương trình đào tạo nào được đề nghị, nắm bắt được những nguyên tắc kỹ thuật sơ đẳng của toàn bộ hệ thống và quy trình xử lý, các thủ tục an toàn… Đào tạo tại chỗ cũng sẽ được bổ sung bằng đào tạo kỹ năng chuyên môn và quản lý cho các cán bộ cao cấp tại nơi điều hành hay tại các địa điểm khác khi cần. Tuyến ống chuyển tải nước sạch vừa đi qua khu vực ngoại thành và nội thành có mật độ dân cư cao, mạng lưới giao thông nhiều, các công trình xây dựng cũng dày đặc vì thế việc thi công xây lắp cần có kế hoạch rất chi tiết và phải có sự phối hợp đồng bộ giữa rất nhiều cơ quan như giao thông, điện, cấp thoát nước. Ngoài ra, với lãi suất tín dụng danh nghĩa phổ biến trên thị trường thế giới ở mức 6-8%/năm, IRR của các dự án công nghiệp khác khoảng 12% (các dự án công nghiệp này thường có nhiều rủi ro do phải cạnh tranh cao, thị trường biến động) thì với dự án BOT này đã được đảm bảo bao tiêu sản phẩm, điều kiện đảm bảo IRR=17,5% để làm cơ sở tính giá nước là rất cao và bất hợp lý.
Ví dụ đối với hình thức doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài_ là loại hình thuộc sở hữu và quản lý hoàn toàn của các nhà đầu tư nước ngoài_ nên trước khi đầu tư, họ đã phải tự có những xem xét đến mặt hiệu quả tài chính của dự án, xem dự án có khả thi và mang lại lợi nhuận không rồi mới quyết định đầu tư. Do dự án BOT sẽ được chuyển nhượng lại cho Chính phủ sau thời kỳ đặc quyền nên Chính phủ cần quyết định nhu cầu của dự án và phạm vi của nó, yêu cầu các công tác thiết kế, vận hành và bảo dưỡng dự án phải được điều chỉnh theo các mục tiêu của quốc gia và chọn lựa các nhà tài trợ tư nhân thông qua hình thức đấu thầu hoặc quy trình đánh giá hợp lý để đi đến một mức giá công bằng với cả các nhà tài trợ và Chính phủ, đem lại lợi ích cho đất nước.
Việc phân cấp uỷ quyền cấp giấy phép đầu tư đối với dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đánh dấu một mốc quan trọng trong cải tiến công tác quản lý của nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng chuyển từ cơ chế tập trung mọi vấn đề cấp, điều chỉnh cấp giấy phép đầu tư và quản lý hoạt động của các doanh nghiệp vào một đầu mối là Bộ Kế hoạch và Đầu tư sang cơ chế phân cấp cho UBND các tỉnh, thành phố và uỷ quyền cho Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh nhằm xử lý tại chỗ một cách nhanh chóng và chính xác hơn các vấn đề cấp phép và quản lý các doanh nghiệp có vốn FDI. Ví dụ: trong Luật đầu tư nước ngoài, việc thẩm định nội dung các điều khoản của hợp đồng BOT đối với hình thức BOT hay nội dung các điều khoản cuả Điều lệ doanh nghiệp liên doanh đối với hình thức doanh nghiệp liên doanh chưa được xác định là một nội dung chính và quan trọng, chưa được xếp thành một nội dung được thẩm định riêng rẽ mà mới chỉ được gộp vào phần thẩm định hồ sơ dự án. Tuy nhiên nhiều hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài được thực hiện không theo các quy định của pháp luật (chẳng hạn như không lập và ký kết hợp đồng hoặc chỉ ký kết hợp đồng giữa bên giao và bên nhận mà không trình để phê duyệt…) làm cho cơ quan thẩm định rất khó có những căn cứ chính xác và nhất quán để thực hiện công tác thẩm định về mặt công nghệ.
Cùng với việc tiếp tục thu hút các nhà đầu tư nước ngoài ở khu vực Đông á, ASEAN vào các dự án mà họ có nhiều kinh nghiệm và thế mạnh như chế biến nông sản, sản xuất hàng xuất khẩu, dịch vụ…cần tăng cường thu hút mạnh đầu tư nước ngoài từ các nước công nghiệp phát triển như Bắc Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản nhằm tranh thủ tiềm lực về tài chính, công nghệ, kỹ thuật hiện đại, nâng cao tiềm lực kinh tế và năng lực cạnh tranh của nên kinh tế. Xuất phát từ tinh thần đó, việc cải cách công tác thẩm định dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay cần phải theo hướng: các cơ quan thẩm định không nên can thiệp quá sâu vào những tính toán kinh doanh của các chủ đầu tư đặc biệt là đôí với hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài mà cần trở lại đúng chức năng của mình là đảm bảo lợi ích nhà nước trong khuôn khổ pháp luật.Trong luận chứng kinh tế-kỹ thuật cần chú ý nhiều hơn đến phần giải trình các lợi ích kinh tế xã hội của dự án khi triển khai đem lại cho toàn bộ nên kinh tế. Xử lý linh hoạt các hình thức đầu tư : Ngoài các dự án không cấp phép đầu tư, các dự án do yêu cầu an ninh quốc phòng, giữ gìn bản sắc dân tộc về văn hoá, thuần phong mỹ tục và những dự án quốc kế dân sinh quan trọng, cần mở rộng danh mục các dự án cho phép nhà đầu tư nước ngoài được chủ động lựa chọn hình thức đầu tư xuất phát từ hiệu qủa sản xuất kinh doanh; xử lý linh hoạt việc cho phép các liên doanh trong một số trường hợp được chuyển đổi hình thức đầu tư sang doanh nghiệp 100% vốn trong nước hoặc 100% vốn nước ngoài.
Ngân hàng nhà nước cùng với Bộ tư pháp, Tổng cục địa chính ban hành các văn bản hướng dẫn việc thế chấp giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam; nghiên cứu khả năng cho phép các dự án lớn và dự án xây dựng cơ sở hạ tầng được thế chấp quyền sử dụng đất ở tổ chức tài chính nước ngoài. Cố gắng xây dựng những cơ sở và tiêu chuẩn thẩm định về mặt tài chính thống nhất và chặt chẽ để giảm bớt gánh nặng cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong mặt thẩm định tài chính đối với những dự án được phép, hoặc ít nhất, những khía cạnh tài chính đã được thẩm định bởi ngân hàng có thể trở thành cơ sở tin cậy để Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra những đánh giá cho tính khả thi về mặt tài chính của dự án. Thường xuyên có sự trao đổi, đào tạo cán bộ thẩm định thuộc chuyên môn kỹ thuật của Bộ Kế hoạch và Đầu tư với Bộ khoa học Công nghệ và Môi trường để nâng cao trình độ cũng như cập nhật các kiến thức mới nhất về công nghệ của thế giới nhằm nâng cao chất lượng thẩm định về mặt kỹ thuật công nghệ của dự án.