Nội dung cơ bản về hiệu lực giao dịch bảo đảm

MỤC LỤC

Một số thuật ngữ - Bên bảo đảm

- Bên nhận bảo đảm - là bên có quyền trong quan hệ dân sự mà việc thực hiện quyền đó được bảo đảm bằng một hoặc nhiều GDBĐ, bao gồm bên nhận cầm cố, bên nhận thế chấp, bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược, bên nhận bảo lãnh, TCTD trong trường hợp tín chấp và bên có quyền được ngân hàng thanh toán, bồi thường thiệt hại trong trường hợp ký quỹ. - Giá trị tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự : Trường hợp bên bảo đảm dùng một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự quy định tại khoản 1 Điều 324 Bộ Luật Dân sự 4 thì các bên có thể thỏa thuận dùng tài sản có giá trị nhỏ hơn, bằng hoặc lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Quy định cụ thể 1. Tài sản bảo đảm

Hiệu lực của giao dịch bảo đảm a. Thời điểm có hiệu lực

° Việc kế thừa nghĩa vụ được bảo đảm sẽ được xác định theo pháp luật – thí dụ : như quy định từ Điều 150 đến Điều 155 Luật doanh nghiệp tại Chương VIII – Tổ chức lại, Giải thể và Phá sản doanh nghiệp (Xem phụ lục 1);. - Hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm bị vô hiệu, bị hủy bỏ hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện mà các bên chưa thực hiện hợp đồng đó thì GDBĐ chấm dứt; nếu đã thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm thì GDBĐ không chấm dứt, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

GDBĐ vô hiệu, bị hủy bỏ hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện không làm chấm dứt hợp đồng (thí dụ như là hợp đồng tin dụng) có nghĩa vụ

Công chứng, chứng thực và đăng ký giao dịch bảo đảm

- Hiệu lực của hợp đồng trong trường hợp pháp luật quy định công chứng hoặc chứng thực là điều kiện có hiệu lực của GDBĐ mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Toà án quyết định buộc các bên thực hiện việc công chứng hoặc chứng thực trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì GDBĐ vô hiệu và bên có lỗi làm giao dịch vô hiệu có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. + Ngoại trừ GDBD( liên quan đến những tài sản nêu trên, nếu thế chấp tài sản, kể cả tài sản hình thành trong tương lai hoặc dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì các bên phải đăng ký để GDBĐ đó có giá trị pháp lý đối với người thứ ba.

Hiệu lực đối kháng của giao dịch bảo đảm (Giá trị pháp lý đối với người thứ ba)

- Bảo lãnh và tín chấp là những biện pháp bảo đảm không bằng tài sản nên không thực hiện đăng ký GDBĐ. Tuy HỢP ĐỒNG là “luật” giữa các bên tham gia giao kết và “CAM KẾT, THỎA THUẬN HỢP PHÁP có hiệu lực bắt buộc thực hiện đối với các bên và phải được cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác tôn trọng”, nhưng không có nghĩa là nó đương nhiên có giá trị điều chỉnh đối với các tổ chức, cá nhân khác, buộc họ phải tôn trọng, nhất là khi họ không thể biết về những cam kết, thỏa thuận đó.

Vậy, để cho hợp đồng từ ý nghĩa là “luật” chỉ ràng buộc các bên tham giá ký kết, trở thành có giá trị ràng buộc đối với mọi tổ chức, cá nhân khác

Cầm cố tài sản

Xung đột về thứ tự ưu tiên thanh toán này được giải quyết : Bên nhận cầm cố vận đơn theo lệnh, vận đơn vô danh (bộ vận đơn đầy đủ) đương nhiên có quyền đối với hàng hóa ghi trên vận đơn đó; Nếu cả vận đơn và các tài sản được ghi nhận trong vận đơn được dùng làm tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cho nhiều bên nhận bảo đảm khác nhau thì thứ tự ưu tiên thanh toán sẽ được xác định theo thời điểm GDBĐ có giá trị pháp lý với người thứ ba. - Giấy tờ có giá : Khi nhận cầm cố giáy tờ có giá, bên nhận cầm cố có quyền yêu cầu người phát hành giấy tờ có giá hoặc Trung tâm Lưu ký chứng khoán bảo đảm quyền giám sát của bên nhận cầm cố đối với giá trị tài sản ghi trên giấy tờ đó; Nếu vi phạm cam kết nêu trên thì người phát hành giấy tờ có giá hoặc Trung tâm Lưu ký chứng khoán phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại tương ứng với phần giá trị tài sản ghi trên giấy tờ đó bị giảm sút, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Thế chấp tài sản

- Trong trường hợp phần tài sản tăng thêm do đầu tư được dùng để thế chấp cho một chủ nợ khác thì các bên nhận bảo đảm có quyền tách phần tài sản mà mình nhận bảo đảm để xử lý với điều kiện việc tách đó không làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản thế chấp so với trước khi đầu tư; nếu không tách được hoặc không đáp ứng được điều kiện nêu trên thì giải quyết như trường hợp một TSBĐ thực hiện nhiều nghĩa vụ. Nếu một quyền đòi nợ đã được chuyển giao mà sau đó lại được đem thế chấp hoặc ngược lại thì thứ tự ưu tiên giữa bên nhận chuyển giao quyền đòi nợ và bên nhận thế chấp quyền đòi nợ được xác định theo thới điểm đăng ký các giao dịch đó tại cơ quan đăng ký GDBĐ có thẩm quyền (các Trung tâm Đăng ký thuộc Cục Đăng ký quốc gia GDBĐ, Bộ Tư pháp).

Bảo lãnh

Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ dân sự đúng thời hạn; chỉ được thực hiện nghĩa vụ dân sự trước thời hạn khi có sự đồng ý của bên có quyền; nếu bên có nghĩa vụ đã tự ý thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn và bên có quyền đã chấp nhận việc thực hiện nghĩa vụ thì nghĩa vụ được coi là đã hoàn thành đúng thời hạn. Để bảo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bên nhận bảo lãnh trong trường hợp trên, kể từ thời điểm thông báo cho bên bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ, bên nhận bảo lãnh có các quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với tài sản của bên bảo lãnh theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự, đồng thời có quyền yêu cầu người có hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền của bên nhận bảo lãnh phải chấm dứt hành vi đó.

Xử lý tài sản bảo đảm

Tuy nhiên, trong một số trường hợp mà pháp luật có quy định về thời hạn yêu cầu nhận lại tài sản, thì bên bảo đảm phải tuân theo yêu cầu đó (ví dụ như pháp luật về đấu giá tài sản);. - Đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình đối với bên nhận bảo đảm và thanh toán các chi phí phát sinh do việc chậm thực hiện nghĩa vụ. CHƯƠNG VIII – TỔ CHỨC LẠI, GIẢI THỂ VÀ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP TỪ ĐIỀU 150 ĐẾN ĐIỀU 155 LUẬT DOANH NGHIỆP. Chia doanh nghiệp. Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể được chia thành một số công ty cùng loại. Thủ tục chia công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần được quy định như sau:. a) Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội đồng cổ đông của công ty bị chia thông qua quyết định chia công ty theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty. Quyết định chia công ty phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị chia; tên các công ty sẽ thành lập; nguyên tắc và thủ tục chia tài sản công ty; phương án sử dụng lao động; thời hạn và thủ tục chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị chia sang các công ty mới thành lập; nguyên tắc giải quyết các nghĩa vụ của công ty bị chia; thời hạn thực hiện chia công ty. Quyết định chia công ty phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thông qua quyết định;. b) Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty mới được thành lập thông qua Điều lệ, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và tiến hành đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật này. Một hoặc một số công ty cùng loại (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập. Thủ tục sáp nhập công ty được quy định như sau:. a) Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập; thủ tục và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập; thời hạn thực hiện sáp nhập;. b) Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập và tiến hành đăng ký kinh doanh công ty nhận sáp nhập theo quy định của Luật này. Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký kinh doanh phải kèm theo hợp đồng sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thông qua;. c) Sau khi đăng ký kinh doanh, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập.