MỤC LỤC
Trong phần này ta sẽ lần lượt nêu các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút khách du lịch quốc tế của một quốc gia bao gồm: (1) Tài nguyên du lịch, (2) Các điều kiện ảnh hưởng đến sự an toàn của khách du lịch quốc tế, (3) Các điều kiện phục vụ khách du lịch, (4) Các sự kiện kinh tế, chính trị, thể thao - văn hóa, (5) Những biến động của nền kinh tế, (6) Những biến động về an ninh, chính trị thế giới. Do vậy, du lịch chỉ có thể phát triển khi có sự phối hợp chặt chẽ với các ngành khác như: các hãng máy bay, tàu thủy, tàu hỏa, ô tô…, nhà hàng, khách sạn, các đoàn ca nhạc dân tộc, các công ty tổ chức hoạt động vui chơi, giải trí…Sự kết hợp chặt chẽ này có thể được thực hiện trong việc phối hợp liên ngành tổ chức các tour du lịch, tổ chức các dịch vụ đi kèm, gắn liền với tour.
Điểm đến hay quốc gia đó đã tạo được hình ảnh tốt trong nhận thức của khách du lịch quốc tế, hoặc tạo được sự hấp dẫn đặc biệt khiến du khách muốn tiếp tục khám phá sâu hơn. Các nhân tố tác động tới việc thu hút khách du lịch quốc tế và chỉ tiêu đánh giá hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế trong chương 1 sẽ được sử dụng để chương 2 phân tích và đánh giá thực trạng thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam trong giai đoạn 2001-2008 trong chương 2.
Nhiều tòa nhà đươc xây dựng theo phong cách cổ điển Châu Âu như Phủ Chủ tịch, Tòa án Tối cao, Nhà hát lớn Hà Nội, Ngân hàng Ngoại thương, Tòa Thị chính Sài Gòn, Bưu điện Trung tâm thành phố Sài Gòn, một số biệt thự… Một điều khá thú vị là ngay cả những công trình kiến trúc mang đậm phong cách châu Âu ấy khi xây ở Việt Nam lại được pha lẫn bóng dáng đình chùa và những nét kiến trúc truyền thống của Việt Nam, mà tiêu biểu nhất là nhà thờ Phát Diệm chính điều này đã tạo cho các công trình kiến trúc này mang những điểm khác biệt so với ở những nơi trên thể giới và hơn nữa nó sẽ không làm cho du khách nước ngoài đặc biệt là khách du lịch Châu Âu không thấy nhàm chán khi đến tham quan những địa điểm này. Nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống của Việt Nam có lịch sử lâu đời và phong phú với nhiều mặt hàng nổi tiếng cả trong và ngoài nước cũng là một nhân tố thu hút khách du lịch do các sản phẩm gốm, sơn mài, lụa, mây tre… có mặt tại nhiều nơi trên thế giới và được ưa chuộng nên nó đã gây sự tò mó, kính thích sự ham tìm hiểu của du khách nước ngoài đến Việt Nam để tham thú các làng nghề, tìm hiểu quá trình tạo ra các sản phẩm đó và thậm chí là cả liên kết đê kinh doanh xuất khẩu loại hàng hóa.Hiện tại, ở Việt Nam có trên 6.000 làng nghề, các địa phương, có nhiều làng nghề nổi tiếng ở các tỉnh như Hà Tây, Bắc Ninh, Hải Dương, Quảng Nam, Thái Bình…với đa dạng các nghề truyền thống như nghề kim hoàn, nghề chạm gỗ, nghề khảm, nghề dệt lụa, nghề thêu, nghề mây tre đan….
Cuối năm 2006 ở Việt Nam diễn ra sự kiện Hội nghị lãnh đạo APEC – 14 được tổ chức tại Hà Nội với sự tham gia của nhiều nhà lãnh đạo cấp cao như tổng thống Mỹ Geogre Bush, thủ tướng Úc… và đặc biệt việc Việt Nam được tham gia tổ chức WTO đã khiến cho nhiều người biết đến Việt Nam hơn nên năm 2007 là năm nhảy vọt của du lịch Việt Nam số lượng khách du lịch quốc tế tăng 588.078 lượt khách làm tổng số khách du lịch đến Việt Nam tăng lên trên 4,2 triệu người. Bộ y tế chưa thực sự vào cuộc trong cuộc chiến chống lại vấn đề vệ sinh an toàn thực thẩm từ những cơ sở sản xuất nông nghiệp đến các cơ sở sản xuất các mặt hàng thực phẩm và các cở kinh doanh ăn uống… gây nên ra tình hình mất vệ sinh an toàn thực phẩm không đảm bảo điều kiện an toàn về sức khỏe cho khách du lịch mặt khác còn khiến cho một số hàng đặc sản có thể không tiêu thụ cho khách du lịch nước ngoài do không có kiểm định về vệ sinh an toàn.
Chúng ta sẽ cùng xem xét những tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu đến ngành du lịch quốc tế nói chung, và cụ thể hơn là tác động của nó đến việc thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam nói riêng, xem xét cả những ảnh hưởng tích cực và ảnh hưởng tiêu cực, để từ đó có thể nhận ra được những cơ hội và thách thức đối với ngành du lịch trên thế giới và Việt Nam. Theo kết quả mới được công bố gần đây của một cuộc khảo sát thực hiện trên phạm vi toàn cầu, 2/3 số người được hỏi ý kiến đang xem xét và cân nhắc lại các kế hoạch đi nghỉ trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, hơn 1/3 số người được hỏi ý kiến cho biết sẽ không thay đổi kế hoạch đi du lịch trong năm nay, bất chấp cuộc khủng hoảng tài chính.
Việt nam chúng ta đã gia nhập WTO, là thành viên của ASEAN…, chính vì vậy, trước khi tiến đến thu hút những thị trường khách ở xa, chúng ta nên tăng cường du lịch nội khối, thu hút khách ở các nước trong khối sang du lịch nước ta, điều này là khả thi do chính việc cắt giảm chi tiêu của người tiêu dùng mà họ sẽ lựa chọn những địa điểm du lịch gần quốc gia mình, giá cả rẻ… bên cạnh đó ta cũng cần chú ý khai thác được tốt các du khách từ các thị trường quốc tế ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, Tây Âu, Bắc Mỹ, chú trọng các thị trường ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Pháp, Đức, Anh, kết hợp khai thác các thị trường ở Bắc Á, Bắc Âu, Úc, New Zealand, các nước SNG và Đông Âu… Các nước này từ trước vẫn là những thị truờng tiềm năng của nước chúng ta. Ngoài việc tập trung khai thác các thị trường tiềm năng, chúng ta cần chú ý đến việc định hướng các công việc để thu hút cũng như giữ chân khách du lịch, chẳng hạn như: Quy hoạch, xây dựng các khu du lịch vui chơi, giải trí quy mô lớn, đa năng để thu hút du khách; Đầu tư nâng cấp sửa chữa cơ sở vật chất kĩ thuật, đội ngũ cán bộ nhân viên phục vụ….
- Giảm giá các tour du lịch để kích cầu, có thể áp dụng các biện pháp như kết hợp với các hãng vận tải: máy bay, ô tô… cùng các khách sạn để có thể giảm giá mà vẫn đảm bảo chất lượng phục vụ khách, một vài hình thức giảm giá khả thi như: Các khách sạn cam kết giảm giá từ 30-50% (so với các hợp đồng đã ký với các Công ty lữ hành) trong thời gian khuyến mãi; Các nhà cung cấp dịch vụ (vận chuyển, hướng dẫn, mua sắm, ăn uống, đặc biệt là các cửa hàng, nhà hàng đạt chuẩn du lịch), cam kết đăng ký tham gia chương trình, giảm giá dịch vụ cho khách du lịch; Hàng không Việt Nam cam kết khuyến mại từ 30-50% giá vé các đường bay quốc tế và nội địa cho các tour khuyến mại này…. - Những vấn đề về vệ sinh môi trường, việc an toàn giao thông, an oàn thực phẩm… để có thể giải quyết được thì trước hết là nâng cao ý thức của người dân, bắt đầu bằng những việc như tuyên truyền, kêu gọi, thông qua tivi, áp phích,… kết hợp với nó, chúng ta cũng nên đề xuất đến việc áp dụng các hình phạt xử lý vào những việc này, đối với an toàn giao thông thỡ cỏc mức xử lý đó rừ ràng, cỏi cần là tớch cực cú sự giỏm sỏt của cỏc cơ quan chức năng, nhất là khi ý thức người dân chưa cao, các hình phạt cũng nên được áp dụng đối với việc làm mất vệ sinh nơi công cộng như xả rác bừa bãi, những hành vi phá hoại tài sản … nước ta cũng nên học.
Cơ quan quản lý của từng địa phương từ UBNN tỉnh/thành phố, đến UBNN xã/phường/thị trấn thì phải chủ động làm tốt công tác giáo dục, nâng cao ý thức của cộng đồng dân cư không để tình trạng tréo kéo khách, bán hàng với giá căt cổ,vứt rác bừa bãi. Những vấn đề được nêu ra ở chương 3 đã cho ta thấy được bối cảnh của ngành du lịch trong thời điểm hiện tại, những thách thức và cả những cơ hội dành cho du lịch Việt Nam nói chung và việc thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam nói riêng.