Phân tích hiện trạng và định hướng sử dụng lực lượng lao động trong ngành công nghiệp tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

MỤC LỤC

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP

Một số khái niệm cơ bản liên quan 1. Lao động

Do vậy, ngoài các đặc trưng về nhân khẩu, về trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kĩ thuật, lực lượng lao động còn bao hàm các đặc trưng về trình độ, cơ cấu, nghề nghiệp, cấu trúc đào tạo, tác phong kỷ luật lao động, đạo đức nghề nghiệp, sự hiểu biết về pháp luật, khả năng đáp ứng được yêu cầu phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự quản lí của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, khả năng hội nhập với thị trường lao động trong nước và thế giới. “Người có việc làm là người từ đủ 15 tuổi trở lên trong nhóm hoạt động kinh tế, mà trong tuần trước điều tra: đang làm công việc để nhận tiền lương, tiền công hoặc lợi nhuận bằng tiền hay hiện vật; đang làm công việc không được hưởng tiền lương, tiền công hoặc lợi nhuận trong các công việc sản xuất kinh doanh của hộ gia đình; đã có công việc trước đó, song trong tuần lễ trước điều tra tạm thời không làm việc và sẽ tiếp tục làm việc ngay sau thời gian tạm nghỉ việc”.

Sơ đồ 1.1: Dân số - nguồn lao động - lực lượ ng lao động xã hội
Sơ đồ 1.1: Dân số - nguồn lao động - lực lượ ng lao động xã hội

Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình sử dụng lực lượng lao động Để phản ánh tình hình sử dụng số lượng lực lượng lao động dựa vào

Lao động được mua bán trên thị trường không phải là lao động trừu tượng, mà cụ thể, thể hiện bằng việc làm được trả công, với những tiêu chuẩn đánh giá: tính chất cá nhân hay tập thể của việc làm, tính kĩ thuật, thành thạo, cơ động … của việc làm. Thị trường lao động là nơi thể hiện việc làm được trả công qua các quan hệ mua và bán giữa người cung ứng lao động và người sử dụng lao động, nghĩa là các quan hệ cung và cầu lao động.

Công nghiệp và các loại hình doanh nghiệp trong công nghiệp 1. Công nghiệp và sự phân chia công nghiệp

Ngoài ba cách phân loại trên: dựa vào trình độ trang thiết bị kĩ thuật chia thành công nghiệp hiện đại, tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp; dựa vào quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất có công nghiệp quốc doanh, công nghiệp ngoài quốc doanh, công tư hợp doanh, hợp tác xã, tư nhân…; dựa theo cấp quản lí có công nghiệp Trung ương và công nghiệp địa phương;. Ngày 12/6/1999, Quốc hội thông qua Luật Doanh nghiệp (thay cho Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990), mở rộng hơn loại hình doanh nghiệp, bao gồm: công ty hợp doanh, công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần.

Vai trò của công nghiệp trong nền kinh tế

Công nghiệp ngày càng sản xuất ra nhiều sản phẩm mới mà không ngành sản xuất vật chất nào sánh được với nó vì thế tạo khả năng mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường lao động, tạo ra nhiều việc làm mới và tăng thu nhập. Ngày nay, một nước muốn có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và đảm bảo sự phát triển ổn định về kinh tế - xã hội, cần thiết phải có một hệ thống các ngành công nghiệp hiện đại và đa dạng, trong đó các ngành công nghiệp mũi nhọn phải được đầu tư đúng mức.

Các nhân tố ảnh hưởng đến lực lượng lao động và sử dụng lực lượng lao động

Công nghiệp khai khoáng đòi hỏi sức khoẻ tốt và ở mức độ nhất định cần tới trình độ văn hoá, chuyên môn kỹ thuật nên vùng công nghiệp khai khoáng thường có cơ cấu lao động nam nhiều hơn nữ và tỷ lệ lao động có chuyên môn kỹ thuật cao.Ví dụ: vùng khai thác dầu khí ở BR-VT, than đá ở Quảng ninh. Nước ta cũng đã chú ý hơn đến công tác giáo dục - đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nói chung, lao động công nghiệp nói riêng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nâng cao khả năng sử dụng máy móc trang thiết bị hiện đại, để có thể hòa nhịp với xu hướng phát triển của thế giới.

Một vài nét về lực lượng lao động và sử dụng lực lượng lao động ở một số nước Châu Á và Việt Nam

Để thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển với tốc độ nhanh nhằm sử dụng tốt nhất lao động nông thôn, ngay từ năm 1983 Nhà nước đã thực hiện kế hoạch đưa khoa học và công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp, huy động vốn và tiềm năng khoa học kỹ thuật, xây dựng các dự án phát triển công nghệ mới phù hợp với kinh tế nông thôn, sao cho đầu tư ít, quay vòng vốn nhanh, sớm đem lại hiệu quả kinh tế. "đốm lửa công nghệ" nhằm đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy việc phát triển các xí nghiệp “Hương Chấn” và thúc đẩy sản xuất hàng hoá ở nông thôn - xí nghiệp “Hương Chấn” có ưu thế là sử dụng ít vốn, kỹ thuật đơn giản, mức lương tuy không cao nhưng có khả năng thu hút nhiều lao động.

Bảng 1.2: Cơ cấu lực lượng lao động Việt Nam phân theo khu vực kinh tế  giai đoạn 2000 - 2007
Bảng 1.2: Cơ cấu lực lượng lao động Việt Nam phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2000 - 2007

LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

Những nhân tố ảnh hưởng tới lực lượng lao động và sử dụng lực lượng lao động trong ngành công nghiệp ở Bà Rịa – Vũng Tàu

Trong khi đó, các nhóm ngành kinh tế nông nghiệp, dịch vụ của địa phương chưa đáp ứng nhu cầu việc làm cho người lao động thì quy mô dân số đông, nguồn lao động dồi dào, gia tăng lao động hàng năm tương đối nhanh tạo nên sức ép việc làm trong ngành công nghiệp, khó khăn cho việc nâng cao chất lượng và đời sống người lao động, đầu tư tái mở rộng sản xuất tạo việc làm mới trong công nghiệp. Hiện tại, cả tỉnh chỉ có 4 trường có điều kiện đào tạo nghề dài hạn, trong đó có 2 trường do các ngành Trung ương quản lý là trường Đào tạo nhân lực Dầu khí và trường Nghiệp vụ Du lịch tuyển sinh theo chỉ tiêu của Bộ chủ quản; còn lại 1 trường Công nhân kỹ thuật Giao thông vận tải và 1 trường Dạy nghề Long Đất do tỉnh quản lý (tuyển sinh theo chỉ tiêu đào đạo của tỉnh hằng năm từ 500 - 700 học viên).

Bảng 2.1: Cơ cấu đất theo độ phì của tỉnh BR – VT năm 2004  TT Phân  loại đất theo độ phì  Diện tích (ha)  Cơ cấu (%)
Bảng 2.1: Cơ cấu đất theo độ phì của tỉnh BR – VT năm 2004 TT Phân loại đất theo độ phì Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Một vài nét về hiện trạng phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Công nghiệp của Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển khá nhanh và ngày càng

Đặc biệt đối với một ngành công nghiệp đã phát triển khá cao về mặt giá trị tuyệt đối như Bà Rịa - Vũng Tàu, sự tăng trưởng này là một thành tích đáng kể không chỉ riêng ngành công nghiệp của tỉnh mà còn là của cả nước. Tuy nhiên, ngành công nghiệp Bà Rịa - Vũng Tàu cũng còn có một số vấn đề cần được quan tâm khắc phục: công nghiệp chế biến hải sản chưa được quy họach, công nghiệp dịch vụ dầu khí và dịch vụ hàng hải còn chậm phát triển, chưa sử dụng tốt nguồn lao động địa phương và ngược lại địa phương cũng chưa chủ động đào tạo lao động có tay nghề, việc thu hút các nguồn lực từ bên ngoài chưa hiệu quả.

Bảng 2.9: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo ngành công nghiệp  (giá cố định năm 1994)
Bảng 2.9: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo ngành công nghiệp (giá cố định năm 1994)

Lực lượng lao động trong ngành công nghiệp ở Bà Rịa – Vũng Tàu 1. Số lượng và sự gia tăng

Do vậy, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng công nghiệp luôn giữ tốc độ tăng trưởng hàng năm cao, số lượng lao động không ngừng tăng lên với tốc độ cao hơn cả nước và chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong tổng số lực lượng lao động trong tỉnh (năm 2001 lao động công nghiệp chiếm 10,11% tổng số lực lượng lao động làm việc trong các ngành kinh tế thì đến năm 2007 tăng lên 12,47%). Nhiều địa phương khác trong cả nước ở khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, lao động nữ có tỉ lệ cao hơn vì các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chú trọng tuyển dụng lao động nữ với đức tính chăm chỉ, khéo léo, tỉ mỉ, cẩn thận vào các ngành công nghiệp như: dệt may, da giày, … Ngược lại, ở Bà Rịa - Vũng Tàu nam chiếm tỉ trọng cao hơn.

Bảng 2.10: Lực lượng lao động công nghiệp Bà Rịa - Vũng Tàu và cả  nước giai đoạn  2001 – 2007
Bảng 2.10: Lực lượng lao động công nghiệp Bà Rịa - Vũng Tàu và cả nước giai đoạn 2001 – 2007

Hiện trạng sử dụng lực lượng lao động trong ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh

Trong các ngành công nghiệp chế biến, chiếm tỉ trọng cao nhất lại là những ngành không đòi hỏi nhiều vốn đầu tư, trang thiết bị hiện đại nhưng lại sử dụng nhiều lao động và thu hồi vốn nhanh như: Sản xuất thực phẩm và đồ uống (16.652 người); sản xuất trang phục, thuộc và nhuộm da, lông thú (3.742 người); sản xuất các sản phẩm từ chất khoáng phi kim loại (1.060 người); sản xuất các sản phẩm từ kim loại (1.999 người). Ngoài lý do kể trên, Bà Rịa - Vũng Tàu có lợi thế về khí đốt và năng lượng điện nên các sản phẩm của ngành công nghiệp hóa chất rất đa dạng như: nhà máy phân bón, nhựa, sản xuất Metanol, Phoocmalyn, Phoocmica, nhựa đường, nhựa PVC, nhựa PE, PS, … Hóa chất là một trong những ngành có hiệu quả sử dụng lao động cao nhất thuộc công nghiệp chế biến.

Bảng 2.11: Quy mô và tốc độ tăng lực lượng lao động công nghiệp theo  nhóm ngành giai đoạn 2001 – 2007
Bảng 2.11: Quy mô và tốc độ tăng lực lượng lao động công nghiệp theo nhóm ngành giai đoạn 2001 – 2007

CÔNG NGHIỆP Ở BÀ RỊA – VŨNG TÀU

Cơ sở đưa ra định hướng

- Phát triển ngành công nghiệp một cách có chọn lọc, có giá trị gia tăng cao, gắn với định hướng quy hoạch phát triển công nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm và cả nước, có cơ cấu công nghiệp phù hợp với vai trò của một trung tâm công nghiệp phát triển cao, có công nghệ hiện đại và thực sự trở thành một trung tâm công nghiệp của cả nước và khu vực. Dựa trên nền tài nguyên dầu khí, trong giai đoạn 2010 – 2020 ngành công nghiệp hoá chất Bà Rịa - Vũng Tàu cần phát triển theo hướng chế biến sâu, hình thành các cơ sở sản xuất thượng nguồn ở khu vực lọc - hoá dầu nhằm cung cấp tư liệu sản xuất cho các ngành công nghiệp khác, đồng thời, cần tiếp tục phát triển sản xuất phân bón, hoá chất cơ bản.

Dự báo nguồn lao động

- Đầu tư có chọn lọc với cách thức sản xuất các sản phẩm từ đơn giản đến trung bình song có chất lượng đảm bảo hiệu quả kinh tế như các sản phẩm kết cấu thép, thiết bị phi tiêu chuẩn, các loại ống thép chế tạo giàn khoan, ống dẫn dầu và khí, các loại ti khoan, đóng mới và sửa chữa tàu dịch vụ dầu khí, tàu cá. Trong ngành công nghiệp, xu hướng phát triển lao động chủ yếu trên cơ sở phát triển các ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh: công nghiệp khái thác dầu khí; công nghiệp hóa chất; công nghiệp luyện kim; công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy - hải sản.

Định hướng sử dụng lực lượng lao động trong ngành công nghiệp ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

- Đổi mới kinh tế không chỉ dẫn đến việc chuyển dịch cơ cấu công nghiệp giữa ba khu vực: Nhà nước; ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, mà đòi hỏi cơ cấu lại lao động dôi dư trong các doanh nghiệp Nhà nước và chú ý giải quyết việc làm cho lực lượng lao động thiếu việc làm trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước. - Phát triển công nghiệp kết hợp cả hai hướng: Phát triển những ngành công nghiệp truyền thống có lợi thế, sử dụng nhiều lao động, duy trì ổn định xã hội và phát triển những ngành công nghiệp hiện đại được coi là động cơ thúc đẩy sự phát triển công nghiệp và tăng sức cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.

Các giải pháp

    Mặt khác, điều kiện vệ sinh tại tỉnh đã xuất hiện các yếu tố bất lợi cho sức khỏe con người ô nhiễm môi trường nước, không khí, biển, … do hoạt động công nghiệp gây ra bởi vẫn còn sử dụng quy trình công nghệ thấp, không qua xử lý hay xử lý không triệt để trước khi thải ra môi trường. Tận dụng các điều kiện thuận lợi về mối quan hệ trong chuyên môn, trong kinh doanh của bà con người Việt ở nước ngoài để khai thác thông tin về các đối tác kinh doanh, doanh nghiệp nước ngoài, hay đặt mối quan hệ với các nhà khoa học, các công ty nước ngoài, hoặc tư vấn cho việc lựa chọn các thiết bị, công nghệ mà tỉnh đang mua, nhập.