Đánh giá hiệu quả sử dụng thức ăn chế biến trong nuôi ương nòng nọc ếch Thái Lan (Rana tigerina)

MỤC LỤC

Mục Tiêu Đề Tài

Vì vậy, gần đây ở nước ta đã nhập thêm một số loài ếch mới có trọng lượng cao hơn so với ếch đồng hiện nay như: ếch bò Nam Mỹ (Rana catesbeiana), ếch Thái Lan (Rana tigerina tigrina). Vì trong quá trình sản xuất giống người ta sử dụng phần lớn thức ăn ương nuôi là trùn chỉ nhưng trùn chỉ dễ lây mầm bệnh, giá thành cao, khó áp dụng cho quá trình ương nuôi với quy mô lớn.

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

  • Phân Tích Mô Học

    Mẫu sau khi được cố định trong dung dịch Formalin sẽ qua giai đoạn ngấm mô rồi được đúc trong khối parafin. Sau đó nòng nọc trong khối sẽ được cắt dọc và ngang cơ quan tiêu hóa với bề dày khoảng 5 micromet và được dán trên lammelle.

    Hình 3.1 Thu mẫu và cố định mẫu 3.4.2 Quy trình làm tiêu bản hiển vi
    Hình 3.1 Thu mẫu và cố định mẫu 3.4.2 Quy trình làm tiêu bản hiển vi

    Quy trình ngấm mô: gồm 11 bước

    Toàn bộ các mẫu ở tất cả các thời điểm được cắt và nhuộm ở Bệnh Viện Phụ Sản Từ Dũ.

    Quy trình nhuộm HE (Heamottoxilin và Eosin) Thuốc nhuộm HE gồm các thành phần sau

    • Boỏ Trớ Thớ Nghieọm
      • Phương Pháp Thu Thập Số Liệu .1 Thớ nghieọm 1

        Sự khác nhau giữa các nghiệm thức là sự khác nhau giữa các loại thức ăn ban đầu của nòng nọc, tức thức ăn được sử dụng ương nuôi trong khoảng thời gian từ 2 ngày tuổi đến 15 ngày tuổi ở thí nghiệm 2. Thức ăn chế biến dạng khô: các nguyên liệu trên được trộn đều, xay nhuyễn, hấp chín, rây nhỏ, sấy khô (nhiệt độ < 600C), xay nhỏ, rây theo kích cỡ vừa với miệng nòng nọc, đóng bao nylon bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh. Phân tích các chỉ tiêu về thành phần hoá học của thức ăn gồm độ ẩm, protein thô, chất béo, xơ thô, tro toàn phần tại viện Pasteur Thành Phố Hồ Chí Minh.

        Nhìn chung cả hai loại thức ăn này có hàm lượng dinh dưỡng cũng tương đối, tuy hàm lượng protein thấp hơn so với trùn chỉ nhưng lại có hàm lượng lipid cao hơn. Hàm lượng dinh dưỡng có trong thức ăn cũng tương đối cao có thể đáp ứng được cho việc sản xuất giống với quy mô lớn (giá tương đối, số lượng nhiều), đặc biệt quan trọng trong quá trình chuyển đổi theo hướng nuôi công nghiệp của nghề nuôi ếch ở Việt Nam hiện nay. Chúng tôi sử dụng phần mềm Statgraphics for Winddows 7.0 để xử lý các số liệu nghiên cứu như: mức tăng trọng, tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống, sự khác nhau giữa các nhgiệm thức được so sánh theo trắc nghiệm LSD (P < 0,05).

        Sơ đồ bố trí thí nghiệm
        Sơ đồ bố trí thí nghiệm

        IV . KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

        Kết Quả Phân Tích trên Mô Học về Sự Phát Triển Ống Tiêu Hóa của Nòng Nọc Ếch Thái Lan

        - Nòng nọc 3 ngày tuổi: dạ dày đang phát triển và noãn hoàng đã tiêu biến hết, bộ máy tiêu hóa đã thích nghi với chế độ ăn, nòng nọc sử dụng hoàn toàn thức ăn bên ngoài. -Nòng nọc 4 ngày tuổi: dạ dày và ruột tiếp tục phát triển, dạ dày và ruột phân hóa thành hai khối riêng biệt, lúc này nòng nọc đã ăn thức ăn bên ngoài nhiều và tiêu hoá thức ăn tốt. - Nòng nọc 5 ngày tuổi: dạ dày và ruột đã phát triển hoàn thiện, dạ dày và ruột của nũng nọc đó phõn húa rừ rệt, nũng nọc ăn rất nhiều và tiờu hoỏ thức ăn bờn ngoài rất tốt.

        Hình 4.3   Ống tiêu hoá của nòng nọc 3 ngày tuổi (Formalin ; HE; x10).
        Hình 4.3 Ống tiêu hoá của nòng nọc 3 ngày tuổi (Formalin ; HE; x10).

        Thí nghiệm 1: Xác Định Thời Điểm Nòng Nọc Ếch Thái Lan Sử Dụng Hiệu Quả Thức Ăn Chế Biến

          Qua Bảng 4.3 chúng tôi nhận thấy, hàm lượng DO của các nghiệm thức khá cao do thay nước mỗi ngày và sục khí liên tục, các nghiệm thức cho ăn thức ăn chế biến có hàm lượng DO thấp hơn các nghiệm thức được cho ăn trùn chỉ do thức ăn chế biến làm dơ môi trường nước. Theo chúng tôi tỷ lệ sống của nòng nọc trong giai đoạn đầu từ ngày 1 đến ngày 7 khác nhau có ý nghĩa là do khả năng thích nghi của nòng nọc với thức ăn chế biến, nòng nọc khi mới biết ăn thức ăn bên ngoài thì thích hợp với thức ăn tươi sống hơn là thức ăn chế biến. Theo chúng tôi, nòng nọc ở nghiệm thức được cho ăn trùn chỉ liên tục hơn ba ngày thì nòng nọc lớn nhanh hơn, tăng trọng nhiều hơn vì trùn chỉ là mồi động hợp khẩu vị đối với nòng nọc trong giai đoạn này, vì phù hợp với cỡ miệng và sở thích ăn mồi sống của nòng nọc nên nòng nọc bắt mồi tích cực hơn (khi trùn chỉ được cho vào bể thì nòng nọc ăn mồi liền) và do trùn chỉ có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn thức ăn cheá bieán.

          Sai khác này có ý nghĩa có thể do nòng nọc bị ảnh hưởng bởi sự thích nghi với thành phần thức ăn trong giai đoạn từ ngày 1-7 (sự khác biệt giữa thức ăn tươi sống và thức ăn chế biến) và có thể do nòng nọc bị ảnh hưởng bởi sự thích nghi với thức ăn chế biến trong giai đoạn ngày 7-14. Vì vậy, sự khác biệt về tăng trọng của nòng nọc ở các nghiệm thức sau 14 ngày là do nòng nọc ở các nghiệm thức bị ảnh hưởng bởi yếu tố thành phần thức ăn trong giai đoạn từ ngày 1-7 (sự khác biệt giữa thức ăn tươi sống và thức ăn chế biến), nòng nọc ở NT3 (nòng nọc cho ăn 3 ngày trùn chỉ sau đó cho ăn hoàn thức ăn chế biến) cho tăng trọng sau 14 ngày tốt nhất. Qua các kết quả phân tích trên chúng tôi rút ra kết luận, nòng nọc ếch Thái Lan sử dụng hiệu quả thức ăn chế biến sau 3 ngày sử dụng thức ăn tươi sống (trùn chỉ), tương ứng với nòng nọc 5 ngày tuổi.

          Bảng 4.1 Yếu tố nhiệt độ trong quá trình thí nghiệm
          Bảng 4.1 Yếu tố nhiệt độ trong quá trình thí nghiệm

          Thí Nghiệm 2: Khảo Sát Ảnh Hưởng của Việc Sử Dụng Một Số Loại Thức Ăn Khác Nhau lên Sự Tăng Trọng và Tỷ Lệ Sống của Nòng Nọc Ếch Thái

            Qua xử lý bằng trắc nghiệm LSD chúng tôi nhận thấy giữa các nghiệm thức NT1, NT2, NT3, NT4 không có sự khác biệt về mặt thống kê và cặp nghiệm thức (NT4, NT5) cũng không có sự khác biệt về mặt thống kê. Như vậy, qua kết quả chúng tôi nhận thấy sau 14 ngày nuôi nòng nọc ở NT1 (sử dụng thức ăn hoàn toàn trùn chỉ) có sự tăng trọng cao nhất và nòng nọc ở NT5 (sử dụng hoàn toàn thức ăn chế biến dạng khô) là thấp nhất. Theo chúng tôi nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về tăng trọng của nòng nọc ở các nghiệm thức là do khả năng thích nghi thức ăn chế biến của nòng nọc rất thấp trong giai đoạn đầu, về mặt dinh dưỡng theo Bảng 3.1 chúng tôi nhận thấy có sự khác nhau giữa các loại thức ăn.

            Ở khẩu phần sử dụng toàn thức ăn chế biến: TACB dạng ướt (NT4) và TACB dạng khô (NT5) nòng nọc có sự tăng trọng thấp hơn các nghiệm thức trong khẩu phần thức ăn có trùn chỉ (NT1, NT2, NT3). Theo chúng tôi tuy hai loại thức ăn chế biến dạng khô và dạng ướt có hàm lượng dinh dưỡng tương đối tốt nhưng do là mồi tĩnh không chuyển động như trùn chỉ nên nòng nọc ăn yếu hơn so với khẩu phần có trùn chỉ, qua quan sát chúng tôi thấy nòng nọc ở NT4 và NT5 chỉ ăn mạnh trong lúc thức ăn còn lơ lửng trong nước, còn khi thức ăn chìm xuống đáy nòng nọc ăn yếu hơn. Theo chúng tôi các nghiệm thức sử dụng hoàn toàn TACB (NT4, NT5) có tỷ lệ sống thấp hơn so với các nghiệm thức trong khẩu phần thức ăn có trùn chỉ (NT1, NT2, NT3) là do sự thích nghi của nòng nọc đối với thức ăn chế biến kém trong khoảng thời gian đầu.

            Bảng 4.8 Yếu tố DO trong thí nghiệm
            Bảng 4.8 Yếu tố DO trong thí nghiệm

            Thí nghiệm 3: Khảo Sát Sự Ảnh Hưởng của Việc Chuyển Đổi Thức Ăn đến Sự Tăng Trưởng và Tỷ Lệ Sống của Nòng Nọc Ếch Thái Lan ( Rana tigerina

              Mặt khác, theo chúng tôi do ếch là loài động vật rất háo ăn nên chúng có thể thích nghi tốt việc chuyển đổi thức ăn và trong giai đoạn từ 15 đến 29 ngày tuổi nòng nọc đã có cấu tạo cơ quan tiêu hóa hoàn chỉnh thích nghi và tiêu hóa thức ăn công nghiệp tốt. Theo chúng tôi tỷ lệ sống giữa các nghiệm thức không có sự sai khác là do môi trường nuôi tương đối đồng nhất giữa các nghiệm thức, nòng nọc lúc đầu được lựa chọn đồng cỡ, thức ăn được cho ăn tối đa và cùng cho ăn một loại thức ăn. Theo chúng tôi thì do nòng nọc ở NTD được cho ăn 100% TACB dạng ướt ban đầu (từ 2-15 này tuổi) nên khi chuyển sang thức ăn viên công nghiệp nòng nọc có sự thích nghi tốt hơn các nghiệm thức khác và tỷ lệ sống ở tuần đầu cao hơn.

              Khả năng chuyển đổi từ thức ăn tươi sống sang TACB cũng có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của nòng nọc nên ở các nghiệm thức sử dụng thức ăn có trùn chỉ ban đầu (NTA, NTB, NTC) khi chuyển sang thức ăn viên công nghiệp, ở tuần đầu có sự thích nghi kém hơn NTD. Bước qua tuần 2 thì ở NTD có sự phân đàn cao trong khi các nghiệm thức khác sự phân đàn thấp, vì vậy ở tuần 2 nòng nọc ở NTD có sự ăn nhau nhiều dẫn đến tỷ lệ sống thấp trong khi ở các nghiệm thức còn lại sự hao hụt tương đối thấp. Kết thúc thí nghiệm chúng tôi nhận thấy khi chuyển đổi thức ăn từ những loại thức ăn ban đầu khác nhau sang thức ăn viên công nghiệp ở nòng nọc 16 ngày tuổi thì tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống ở các nghiệm thức không có sự sai khác về mặt thống kê.

              Bảng 4.11 Các yếu tố môi trường trong thí nghiệm
              Bảng 4.11 Các yếu tố môi trường trong thí nghiệm