Đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch ca Huế trên sông Hương: Một sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo

MỤC LỤC

Các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất và tiêu dùng dịch vụ du lịch

- Tính kiên định: Khách du lịch muốn nhận được câu trả lời như nhau bất kể người đối thoại với họ là ai và họ cũng muốn được đối xử giống như họ đã thấy với khách hàng khác, nếu có khác nhau chỉ khi khách hàng thấy và hiểu nguyên nhân thực tế bắt buộc. Các đơn vị cung ứng dịch vụ du lịch là tất cả các doanh nghiệp du lịch, các tổ chức du lịch cung cấp dịch vụ cho khách bao gồm: các đơn vị cung cấp dịch vụ lưu trú và ăn uống; cung cấp dịch vụ tham quan, vui chơi giải trí; các công ty vận chuyển hành khách, các doanh nghiệp lữ hành….

Sơ đồ 1.1 : Các yếu tố cơ bản tham gia vào quá trình sản xuất và cung  ứng dịch vụ [15,17]
Sơ đồ 1.1 : Các yếu tố cơ bản tham gia vào quá trình sản xuất và cung ứng dịch vụ [15,17]

CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG – MỘT SẢN PHẨM DU LỊCH VĂN HOÁ ĐỘC ĐÁO

Ca Huế trên sông Hương một sản phẩm du lịch văn hoá độc đáo Ca Huế trên sông Hương (CHTSH) là một sản phẩm du lịch độc đáo,

Ðầu tiên các làn điệu ca Huế được hâm mộ trong giới quyền quý: Các vương tôn, quý tộc ở kinh thành Huế đều ưa chuộng hát ca Huế, dần dần ca Huế xâm nhập vào mọi nơi, mọi người, kể cả những chỗ dân dã với nội dung, hình thức thể hiện đều phong phú, đắm say lòng người. Quần thể di tích cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới và di sản văn hoá phi vật thể, những giá trị văn hoá nghệ thuật truyền thống của xứ Huế trong đó có ca Huế càng có thêm điều kiện để nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá theo nghị quyết TW 5 (khoá VIII) của Đảng về “ xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.

Hình 1: Một số nhạc cụ dân tộc
Hình 1: Một số nhạc cụ dân tộc

CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ DU LỊCH

    Zeithaml, Leonard L.Berry đã đưa ra một mô hình 5 khoảng cách của chất lượng dịch vụ gọi là SERVQUAL cho việc đo lường năm chỉ tiêu của chất lượng dịch vụ: Sự tin cậy, tinh thần trách nhiệm, sự đảm bảo, sự đồng cảm, tính hữu hình trên cơ sở khoảng cách giữa dịch vụ mong đợi và dịch vụ cảm nhận của khách hàng hay còn gọi là lỗ hổng chất lượng dịch vụ. Những cải thiện về mặt chất lượng dịch vụ là một đầu tư cho sự sống còn dài hạn và ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp hoạt động trong các môi trường cạnh tranh quyết liệt (Parasuraman, Zeithaml và Berry 1991), thành công trong kinh doanh ngành dịch vụ phụ thuộc vào khả năng của công ty trong việc đẩy mạnh quá trình nâng cao chất lượng dịch vụ cảm nhận được.

    Sơ đồ 1.2: Mô hình chất lượng dịch vụ [14,232]
    Sơ đồ 1.2: Mô hình chất lượng dịch vụ [14,232]

    ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

      Từ năm 1802 đến 1945 Huế là kinh đô của nước Việt Nam thống nhất dưới sự trị vì của các vua nhà Nguyễn và cũng vào thời kỳ này, nơi đây đã hình thành các công trình kiến trúc lịch sử văn hoá có giá trị mà tiêu biểu là kinh thành Huế và khu Đại Nội (253 công trình) cùng các lăng tẩm của 13 đời vua Nguyễn và nhiều di tích quan trọng khác như Đàn Nam Giao, Hổ Quyền, Điện Hòn Chén. Thành phố luôn có những hoạt động cụ thể nhằm bảo tồn, phát huy, khai thác các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể, tạo điều kiện cho người dân được hưởng thụ các giá trị văn hoá; xây dựng ý thức tự giác giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, văn hoá Huế, góp phần thành công trong việc xây dựng Huế trở thành trung tâm văn hoá, thành phố văn minh, thành phố lễ hội Festival đặc trưng của Việt Nam.

      Bảng 2.2: Cơ cấu kinh tế của Thành phố Huế thời kỳ 2001 - 2005
      Bảng 2.2: Cơ cấu kinh tế của Thành phố Huế thời kỳ 2001 - 2005

      PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

        Đối với đơn vị cung ứng là các doanh nghiệp Lữ hành, khách sạn, để đạt được mục đích đề ra và do điều kiện về thời gian, chúng tôi đã chọn một số doanh nghiệp Lữ hành, khách sạn có thị phần khách thưởng thức ca Huế trên sông Hương cao nhất: Trung tâm Lữ hành khách sạn sông Hương; Trung tâm lữ hành Xanh thuộc công ty cổ phần du lịch Xanh; Trung tâm lữ hành công ty cổ phần du lịch Huế; Trung tâm lữ hành công ty TNHH Bến thành Phú Xuân;. - Phiếu điều tra du khách (bảng hỏi) bao gồm các thông tin như: nơi thường trú; giới tính; tuổi; nghề nghiệp; mục đích chuyến đi; số lần thưởng thức ca Huế trên sông Hương; khách biết đến dịch vụ này xuất phát từ đâu, mua dịch vụ này từ đâu; nguồn thông tin mà khách tiếp cận về dịch vụ; đánh giá về chất lượng của dịch vụ ca Huế thông qua các yếu tố: chất lượng của bến thuyền, chất lượng của thuyền, chất lượng của buổi diễn, chất lượng diễn.

        THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG

        TÌNH HÌNH CƠ BẢN VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG

          CHTSH là một dịch vụ văn hoá có tiềm năng rất lớn để khai thác nhằm làm phong phú cho dịch vụ giải trí về đêm ở Huế, tuy nhiên tỷ trọng khách quốc tế thưởng thức CHTSH trong tổng lượt khách đến Huế thấp, chứng tỏ dịch vụ này chưa hấp dẫn đối với du khách quốc tế và công tác quảng bá đối với sản phẩm này chưa tốt. Khách nội địa thường đi theo đoàn và do vào thời gian này ở Huế thường tổ chức các Lễ hội, các hội nghị khách hàng tại thành phố Huế, các trường học được nghỉ hè, cán bộ công nhân viên có được một số ngày nghỉ lễ nên có nhiều thời gian rỗi để thực hiện các chuyến du lịch. Nguyên nhân của việc tăng số lượt thuyền đôi và giảm lượt thuyền đơn nói trên do khách thưởng thức ca Huế trên sông Hương chủ yếu là khách đi theo đoàn với số lượng lớn, thuyền phục vụ biểu diễn CHTSH chủ yếu là thuyền đôi, ngoài ra do BQL Bến thuyền du lịch quản lý chặt hơn về trọng tải của thuyền làm cho lượt thuyền tăng.

          Bảng 3.3: Tỷ trọng khách tham gia dịch vụ ca Huế trên sông Hương  trong tổng lượt khách đến Huế từ 2003-2005
          Bảng 3.3: Tỷ trọng khách tham gia dịch vụ ca Huế trên sông Hương trong tổng lượt khách đến Huế từ 2003-2005

          CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG

            Trong tổng số 351 diễn viên, nhạc công được cấp thẻ biểu diễn có 77 diễn viên được cấp thẻ tạm thời, một số còn lại do tuổi cao, một số khác tham gia hoạt động biểu diễn trong các đơn vị nghệ thuật nên ít tham gia biểu diễn CHTSH nên lực lượng tham gia biểu diễn CHTSH chủ yếu là sinh viên của các trường nghệ thuật được cấp thẻ tạm thời để hoạt động biểu diễn. Là đơn vị trực thuộc Công ty TNHH quản lý bến xe bến thuyền Thừa Thiên Huế; chịu trách nhiệm quản lý chính về các loại thuyền du lịch hoạt động trên sông Hương, Ban quản lý bến thuyền du lịch chính thức được thành lập vào năm 1999, có tổng số cán bộ, nhân viên là 18 người quản lý cả ba bến thuyền Toà Khâm, số 5 Lê Lợi và bến thuyền Phú Cát với tổng số thuyền là 112 chiếc. Trung tâm quản lý và tổ chức biểu diễn ca Huế có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động biểu diễn ca Huế phục vụ du lịch, quản lý diễn viên, nhạc công và các hoạt động biểu diễn ca Huế theo đúng quy định của UBND tỉnh và hướng dẫn của sở VHTT; quảng bá các dịch vụ biểu diễn ca Huế; mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ hướng dẫn thi hành các quy định về tổ chức biểu diễn ca Huế; phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan đến hoạt động biểu diễn ca Huế, thanh tra, kiểm tra dịch vụ ca Huế trên sông Hương, xử lý các vi phạm nhằm hạn chế tiêu cực của diễn viên, nhạc công.

            Bảng 3.7 : Số lượng thuyền du lịch được cấp phép tham gia phục vụ ca Huế năm 2005
            Bảng 3.7 : Số lượng thuyền du lịch được cấp phép tham gia phục vụ ca Huế năm 2005

            MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG

            CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

              Điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho loại hình này phát triển nhằm phục vụ du khách khi đến du lịch tại Huế, bên cạnh những thuận lợi thì CHTSH vẫn còn tồn tại những bất cập trong khâu tổ chức và biểu diễn mà đến thời điểm này chưa có một giải pháp phù hợp nào để khắc phục. Những năm qua, cùng với các chủ trương chính sách của Chính phủ cộng với việc Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận di sản văn hoá thế giới, sự thành công trong 3 kỳ lễ hội Festival Huế (năm 2000, 2002, 2004) đã kéo theo sự tăng trưởng về lượng khách du lịch đến Huế. - Thiếu cơ chế phối hợp đồng bộ giữa các ngành làm cho công tác quản lý ca Huế gặp nhiều khó khăn, như đã nêu ở phần 3.2.3 có nhiều ngành liên quan đến công tác quản lý, giám sát, kiểm tra dịch vụ CHTSH nhưng chưa có quy trình cụ thể về kiểm tra, giám sát và xử phạt các đối tượng vi phạm chưa nghiêm.

              MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG

                CHTSH là một hình thức “biến thể” của ca Huế thính phòng, đối chiếu với mục 3 Điều 6 Về nội dung, chương trình biểu diễn trong quyết định của UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế ngày 11 tháng 7 năm 2002 về việc ban hành quy định về hoạt động biểu diễn ca Huế trên địa bàn Tỉnh T.T Huế quy định như sau:“…phần chủ yếu của chương trình phải là các làn điệu ca Huế; một phần chương trình có thể giới thiệu về một số làn điệu dân ca, ngâm thơ, hò vè…”[45]. - Đào tạo đội ngũ diễn viên, nhạc công dưới nhiều hình thức nhằm đáp ứng nhu cầu thưởng thức ca Huế ngày càng tăng của du khách: tổ chức các lớp đào tạo và đào tạo lại tại trường Văn hoá nghệ thuật của tỉnh để bổ sung cho lực lượng diễn viên để khắc phục tình trạng thiếu diễn viên vào mùa cao điểm như hiện nay. - Sở Văn hoá thông tin Tỉnh Thừa Thiên Huế và Trung tâm QL&TC biểu diễn ca Huế phối hợp với Sở du lịch T.T Huế tổ chức các khoá bối dưỡng về tâm lý du khách, về văn hoá ứng xử và kỹ năng giao tiếp để họ ý thức được vị trí và vai trò của mình đối với phát triển du lịch nói chung và dịch vụ CHTSH nói riêng.