MỤC LỤC
Ở nông thôn, người lao động chủ yếu sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp tuy nhiên sản xuất nông nghiệp luôn chịu tác động và bị chi phối mạnh mẽ của các quy luật sinh học và các điều kiện tự nhiên cụ thể của từng vùng như: đất đai, khí hậu, thời tiết…Ngoài ra còn phụ thuộc vào các yếu tố cơ sở hạ tầng như: giao thông, thủy lợi, và các hoạt động dịch vụ sản xuất như cung ứng giống, phân bón, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch chế biến và tiêu thụ sản phẩm…Quá trình sản xuất mang tính thời vụ rất cao, thu hút lao động không đồng đều, trong ngành trồng trọt việc làm chỉ tập trung chủ yếu vào thời điểm gieo trồng và thu hoạch, thời gian còn lại là rỗi rãi, không có việc làm, đó là lao động nông nhàn ở nông thôn. Khả năng thu hút lao động trong các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi với các cây trồng vật nuôi khác nhau là khác nhau, đồng thời thu nhập cũng rất khác nhau, vì vậy việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng thu dụng được nhiều lao động cũng là biện pháp tạo thêm việc làm ngay trong sản xuất nông nghiệp.
Nhóm chính sách khuyến khích phát triển những lĩnh vực, hình thức và vùng có khả năng thu hút được nhiều lao động trong cơ chế thị trường (chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, chính sách phát triển khu vực phi kết cấu, chính sách di dân và phát triển vùng kinh tế mới, chính sách đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, chính sách di chuyển lao động, chính sách khôi phục và phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống. Ở Việt Nam nhiệm vụ của chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm là phải góp phần hoàn thiện một hệ thống chính sách, đưa ra được các biện pháp hữu hiệu, tiến hành các hoạt động đồng bộ, kết hợp lồng ghép với các chương trình khác, cùng với hoạt động của các ngành, các cấp trong quá trình thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Về lĩnh vực văn hóa nhiều năm qua trong hoạt động văn hóa tỉnh đã tập trung chỉ đạo việc phát huy truyền thống văn hóa dân tộc và truyền thống văn hóa địa phương, xây dựng đời sống văn hóa mới, đời sống văn hóa cơ sở. Các thiết chế văn hóa đang từng bước được hoàn thiện; một số tập tục lạc hậu và những biểu hiện không lành mạnh được đấu tranh, khắc phục dần. Đồng thời số người tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông không ngừng tăng, trong đó tăng nhanh là số người tốt nghiệp trung học phổ thông.
Trình độ học vấn của lao động nông thôn chủ yếu là tốt nghiệp cấp 2 tỷ lệ trên 50%, thực tế này cho thấy việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ văn hóa và tay nghề cho người lao động nông thôn là một yêu cầu cấp bách. Những chuyển biến tích cực về trình độ văn hóa của người dân nông thôn Hà Tĩnh sẽ tạo thêm nhiều thuận lợi trong việc đẩy mạnh các hoạt động đào tạo nghề cũng như giải quyết việc làm, tạo thêm việc làm mới cho lực lượng lao động trong thời gian tới. Từ kết quả điều tra ở 6 xã đại diện cho vùng nghiên cứu ta thấy ở các vùng khỏc nhau, trỡnh độ văn húa của lực lượng lao động cũng cú sụ khỏc biệt rừ nột.
Ở vùng đồng bằng là 2 xã Thạch Việt, Thạch Kênh số lượng người học hết cấp 2 và trên cấp 3 chiếm tỷ lệ cao hơn ở vùng núi: Thạch Ngọc, Thạch Vĩnh và vùng biển: Thạch Hải, Thạch Văn. Như vậy có thể nói trình độ học vấn của lực lượng lao động nông thôn đã có sự chuyển biến tích cực tuy nhiên không đồng đều giữa các vùng và giới tính.
Xây dựng các khu xử lý chất thải theo quy hoạch, đầu tư công nghệ xử lý môi trường, xử lý dứt điểm ô nhiễm môi trường do chiến tranh để lại; phấn đấu đến năm 2020 tất cả các cơ sở sản xuất, các làng nghề ở nông thôn phải có hệ thống xử lý chất thải đảm bảo quy định về vệ sinh môi trường; chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm phải đựơc tách khỏi khu dân cư; 100% các hộ gia đình sử dụng hố xí 2 ngăn, tự hoại hợp vệ sinh; khắc phục dứt điểm tình trạng ô nhiểm từ rác thải y tế tuyến huyện, tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đảm bảo tiêu chuẩn quy định, rác thải sinh hoạt ở nông thôn…. Hiện nay ở nông thôn Hà Tĩnh đã phát triển nhiều ngành nghề đa dạng ngoài sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp đã mở rộng hoạt động sang chế biến nông, lâm, thủy sản, số hộ có ngành tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ có xu hướng tăng lên làm cho các hoạt động kinh tế nông thôn trở nên sôi động và bộ mặt nông thôn thay đổi nhiều. Quan trọng là tạo thuận lợi cho việc hình thành thật nhiều doanh nghiệp tại chỗ, giải quyết việc làm tại chỗ, bằng nguyên liệu tại chỗ, bảo đảm sự đồng bộ về ngành nghề giữa sản xuất và dịch vụ, tạo nên một mạng lưới doanh nghiệp gắn bó với nhau trong địa phương, trong từng vùng và liên kết với các doanh nghiệp khác trong vùng và trong nước.
- Hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất, tạo điều kiện cho các hộ, cơ sở ngành nghề được thuê đất để hoạt động sản xuất kính doanh; hỗ trợ giải phóng mặt bằng, bố trí một diện tích đất nhất định cho việc di dời các cơ sở sản xuất, cơ sở ngành nghề được ưu tiên thuê đất để phát triển nguyên liệu phục vụ sản xuất; xây dựng các làng nghề trên cơ sở truyền thống và thế mạnh về nguyên liệu của từng vùng, làm hạt nhân cho phát triển ngành nghề. - Tìm được đầu ra cho sản phẩm: Các sản phẩm của làng nghề sản xuất ra mới chỉ dừng lại ở việc phục vụ cho đời sống lao động sản xuất, sinh hoạt của gia đình và thị trường tiêu thụ nhỏ như nghề rèn đúc, nghề dệt, nghề thêu…Vì vậy cần giúp các hộ làng nghề tiếp cận thị trường trong nước và nước ngoài bằng cách ưu tiên về quảng cáo, triển lãm, hội chợ, giới thiệu sản phẩm, cấp quyền kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước và của tỉnh về hoạt động xuất khẩu lao động; giúp người dõn nõng cao nhận thức, nắm rừ thụng tin về thị trường lao động ngoài nước, số doanh nghiệp có đủ pháp nhân và đựơc phép tuyển dụng lao động xuất khẩu hoạt động trên địa bàn tỉnh, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xuất khẩu lao động và phòng tránh thiệt hại cho người dân lao động.xác định trong giải quyết việc làm.
Bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ doanh nghiệp làm dịch vụ xuất khẩu lao động; đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp làm dịch vụ xuất khẩu lao động; triển khai mô hình liên kết và xuất khẩu lao động; nâng cao hiệu quả dịch vụ xuất khẩu lao động; tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác quản lý người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài;. Trong cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội bao gồm: Vụ chính sách lao động việc làm, Cục quản lý lao động nước ngoài, Ban quản lý chương trình quốc gia xúc tiến việc làm, trung tâm nghiên cứu nguồn lao động, Viện khoa học lao động và xã hội…Các cơ quan này làm chức năng quản lý nhà nước và đã tổ chức triển khai các chương trình việc làm ở tầm quốc gia và đạt được những kết quả rất tích cực trong giải quyết việc làm. - Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, phõn định rừ chức năng quản lý Nhà nước và quản lý sự nghiệp, trên cơ sở đó điều chỉnh tổ chức bộ máy và sắp xếp đội ngũ cán bộ bảo đảm trình độ chuyên môn, phẩm chất, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ công chức, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, đổi mới cơ chế hoạt động, nâng cao tính hiệu quả của công tác lao động việc làm.
Hiện nay, vấn đề đang đặt ra không những phải tăng hợp lý số lượng cán bộ dịch vụ việc làm mà phải từng bước nâng cao trình độ cho lực lượng cán bộ này, nhất là nghiệp vụ thông tin về thị trường lao động, giới thiệu và cung ứng lao động, sử dụng thiết bị kỹ thuật quản lý hiện đại, ngoại ngữ, vi tính… đó chính là tăng cường hệ thống sự nghiệp lao động việc làm trên địa bàn tỉnh.