MỤC LỤC
Sản xuất nông, lâm nghiệp có sự chuyển dịch tích cực về cơ cấu sản xuất theo chiều hướng sản xuất hàng hoá, hình thành và mở rộng thêm một số vùng sản xuất hàng hoá tập trung gắn với công nghiệp chế biến. Các thành phần kinh tế của tỉnh phát triển nhanh, đa dạng, bình đẳng, từng bước nâng cao hiệu quả, góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh lên cao. Ý thức sản xuất hàng hoỏ chưa rừ nột, duy trỡ quỏ lõu tập quỏn canh tỏc lạc hậu, sản xuất nhỏ, manh mún, dẫn đến kìm hãm sự phát triển kinh tế hàng hoá cũng như việc nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân.
Trong nông nghiệp, tăng cường đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là về sản xuất giống, kỹ thuật thâm canh… Ưu tiên đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và đi trước một bước để thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư thiết bị công nghệ tiên tiến, đồng thời đẩy mạnh phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất. Mở rộng thực hiện tốt liên doanh, liên kết phát triển kinh tế của tỉnh với các tỉnh khác trong khu vực, các trung tâm kinh tế lớn, các tỉnh phía Nam Trung Quốc và tỉnh Val de Marne (Cộng hoà Pháp)… để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nhanh hơn.
Có chính sách thu hút các chuyên gia, kỹ sư giỏi đến tỉnh làm việc; phát triển mạnh đội ngũ doanh nhân, xây dựng nguồn nhân lực dồi dào, đa dạng và năng động, thích ứng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Kết luận: Qua những phân tích về tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái, ta có thể thấy: để nâng cao tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cần phải có sự chú trọng quan tâm đầu tư đặc biệt đến phát triển nền công nghiệp của tỉnh.
Công tác chuyển đổi củng cố doanh nghiệp có nhiều cố gắng, song vẫn còn tồn đọng, dây dưa chưa giải quyết dứt điểm. Nhiều hiện tượng tiêu cực vẫn xảy ra trong các doanh nghiệp, đặc biệt là tình trạng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, vốn bị thiếu hụt… Đời sống công nhân, lao động còn gặp nhiều khó khăn. Việc quản lý trong các doanh nghiệp và hợp tác xã nhìn chung còn yếu, đội ngũ cán bộ thiếu nghiêm trọng, các tổ chức chính trị - xã hội hoạt động yếu, chưa phát huy được vị trí, vai trò của mình.
Để phát triển nguồn nhân lực cần thực hiện các biện pháp như: Nâng cấp hệ thống giáo dục, phổ cập giáo dục, làm cho chất lượng lao động ở các ngành nghề đều có trình độ trung học phổ thông. Phát triển các lớp đào tạo dạy nghề, phát triển nhân lực có kỹ thuật và nâng cao tay nghề kỹ thuật công nghiệp, kỹ thuật chính xác thiết kế công nghiệp. Sử dụng vốn phải gắn lợi ích trước mắt với lợi ích lâu dài, phát triển kinh tế đi đôi với quốc phòng và an ninh xã hội, đảm bảo các vấn đề môi trường và xã hội,….
- Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá: Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế đào tạo nghề cho người lao động. Bằng việc thu hút các chuyên gia giỏi, các nhà quản trị của các ngành công nghiệp mũi nhọn, từ đó phát triển các cơ sở sản xuất kinh doanh để thu hút lao động. - Khuyến khích đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ sản xuất: Trang thiết bị và công nghệ lạc hậu dẫn đến việc lãng phí nguyên vật liệu, năng lượng và làm ô nhiễm môi trường.
Tập trung đổi mới thiết bị công nghệ lạc hậu bằng công nghệ tiên tiến; đưa thiết bị công nghệ hiện đại vào một số lĩnh vực sản xuất tỉnh có lợi thế để nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm. Trong đó chủ yếu hướng vào công nghệ chế biến nông, lâm sản: trước hết là đổi mới thiết bị công nghệ chế biến chè, chế biến gỗ rừng trồng, hoa quả (nhất là dứa); chế biến khoáng sản; sản xuất vật liệu xây dựng với công nghệ tiên tiến trong nghiền siêu mịn, đá mỹ nghệ, ốp lát, sản xuất sứ điện kỹ thuật và thuỷ điện… Phấn đấu mỗi năm đầu tư đổi mới từ 15 – 20% thiết bị công nghệ lạc hậu trong các ngành sản xuất của tỉnh. Để đạt được điều này, chính quyền địa phương cần ban hành và thực hiện một hệ thống quản lý và giám sát chuyển giao công nghệ, tăng cường năng lực quản lý của doanh nghiệp.
Đổi mới cơ cấu và phương pháp đầu tư, hiện đại hoá thiết bị, máy móc, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp. Tiếp tục chuyển đổi cơ chế quản lý các doanh nghiệp quốc doanh, sắp xếp, sáp nhập, liên doanh, cổ phần hoá… kiên quyết giải thể những doanh nghiệp thua lỗ nhiều năm liền. Công nghiệp chế biến nông – lâm sản: là ngành công nghiệp mũi nhọn mang tính chiến lược của tỉnh, cần tập trung thay đổi công nghệ chế biến chè xuất khẩu, chế biến giấy và các sản phẩm bằng giấy, chế biến gỗ xuất khẩu,….
Công nghiệp khai khoáng và chế biến khoáng sản: Tập trung đầu tư khai thác các loại khoáng sản có trữ lượng lớn, giá trị kinh tế cao, thoả mãn nhu cầu cho một số ngành chế biến và xuất khẩu (khai thác đá và các mỏ khác). Cần có các chính sách khuyến khích đầu tư nhất là vốn đầu tư nước ngoài với công nghệ cao nhằm tăng năng suất, giảm chi phí sản xuất, ngoài ra khai thác phải đi đôi với bảo vệ nguồn tài nguyên và môi trường sinh thái. Tập trung đầu tư cho các sản phẩm mũi nhọn, có nhu cầu và sức cạnh tranh cao như: xi măng, gạch nung… Đi đôi với sản xuất là việc bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan thiên nhiên và các di tích lịch sử, đảm bảo an ninh quốc phòng.