MỤC LỤC
Đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên THPT, nhằm đáp ứng các yêu cầu về đổi mới và phát triển giáo dục thời kì mới.
Đối tượng: Các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên THPT tỉnh Xaynhabuli đến năm 2015
Giả thuyết khoa học
Nhiệm vụ nghiên cứu
Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Nghị quyết Đại hội Đảng Nhân dân cách mạng Lào lần thứ VIII vào ngày 18 – 23/03/2006 đã khẳng định: “Nguồn nhân lực quan trọng nhất nhằm thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nguồn nhân lực con người giáo dục phải có trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có đủ trình độ đáp ứng được sự phát triển với các nước trong khu vực và trên thế giới” (73). Liên quan đến phát triển đội ngũ giáo viên có các nội dung: Xây dựng chương trình phần mềm tin học nhằm nâng cao năng lực thống kê, quản lý nhân sự; ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý; đánh giá tổng thể về thể chế tổ chức, các nội dung quản lý và tác động của nó lên hệ thống, từ đó đưa ra những nhận định chung, đề xuất các mục tiêu và hệ giải pháp chiến lược, chủ yếu áp dụng cho cấp Trung ương (cấp hoạch định chính sách).
Nhóm các công trình nghiên cứu về biện pháp phát triển và quản lý phát triển đội ngũ giáo viên ở các cấp, bậc học tại những địa bàn cụ thể thông qua các đề tài khoa học, luận văn như: Vũ Đức Đạm với giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên Mầm non trên địa bàn huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh; Giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cấp trường Cao đẳng văn hoá Thành Phố Hồ Chí Minh của Nguyễn Thị Hồng Sinh; Quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THPT tỉnh Bắc Ninh đến năm 2015 của Nguyễn Hữu Mão; Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên THCS huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2005-2010 của Lê Định Thanh; Biện pháp quản lý nhằm phát triển đội ngũ giảng viên trường Đại học Hải Phòng đến 2010 của Nguyễn Sơn Thành; Giải pháp phát triển đội ngũ hiệu trưởng các trường trung học cơ sở của huyện Cao Lộc tỉnh Lạng Sơn của Nguyễn Xuân Tú; Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên THPT của Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Tây của Nguyễn Đức Vui; Ngô Đoàn Nguyễn với giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh Bạc Liêu. - Giáo viên trung học ở các trường nhà nước (trường công lập) thuộc Cộng hoà Liên bang Đức phải có trách nhiệm phục vụ cho sự phát triển của cộng đồng và có hành vi phù hợp với quy chế chung. Nhà nước thực hiện các chế độ, chính sách, bảo đảm các quyền lợi của họ. Tất cả giáo vên bậc trung học đều phải tốt nghiệp đại học. Họ được đào tạo ở hai thời kỳ: 1) Thời kỳ tại trường đại học kéo dài 4 năm, sau khi hoàn thành kỳ thi quốc gia giáo sinh được cấp bằng tốt nghiệp đại học, nhưng vẫn chưa được công nhận là giáo viên; 2) Để trở thành giáo viên, giáo sinh phải trải qua 2 năm thực tập sư phạm tại trường phổ thông và vượt qua kỳ thi quốc gia lần thứ 2 vào cuối kỳ thực tập. Thông thường mỗi giáo viên dạy 2 môn, cũng có bảng quy định mỗi giáo viên dạy 3 môn. Nội dung quản lý nhà nước, các chính sách đối với đội ngũ giáo viên ở các bảng có sự khác nhau, phụ thuộc vào quy định của chính quyền ở các bảng đó [49 tr 334]. - Vương quốc Thái Lan thành lập riêng một “Văn phòng cải cách đào tạo giáo viên” ở cấp nhà nước từ năm 1997. Văn phòng này được hình thành như một ưu tiên hàng đầu để thực hiện chiến lược phát triển đội ngũ cho một ngành nghề đáng kính trọng ở nước này. Tổ chức này đã triển khai 6 chương trình chính là: 1) Đề ra danh hiệu giảng viên quốc gia để phong tặng cho. những giáo viên có thành tích cao; 2) Hầu hết giáo viên được khuyến khích để tham gia vào các khoá đào tạo tại chức thường kỳ qua sự trợ cấp đặc biệt;. 3) Triển khai chương trình đào tạo thế hệ giáo viên mới chất lượng cao; 4) Thực hiện thường xuyên việc xếp loại trường để khuyến khích và thúc đẩy giáo viên đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng giảng dạy; 5) Tổ chức cho các chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội đến giảng dạy, nói chuyện với học sinh, giáo viên nhằm kết nối nhà trường với thực tế cuộc sống; 6) Thực hiện các chính sách điều chỉnh để đẩy nhanh tốc độ, chất lượng phát triển đội ngũ giáo viên [49 tr 369].
Đăc biệt ở tỉnh Xaynhabuli nước CHDCND Lào về việc khai thác nghiên cứu quản lý nguồn nhân lực, riêng giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên THPT hiện chưa có, đó là nội dung chính mà đề tài luận án này tiếp tục nghiên cứu để làm sáng tỏ. Mục tiêu giáo dục THPT được quy định tại Điều 18 chương III của Luật Giáo dục Lào “Giáo dục THPT phải củng cố, phát triển những nội dung đã học ở bậc tiểu học và trung học cơ sở, bảo đảm cho học sinh có những hiểu biết trung học phổ thông về văn hoá, toán, lịch sử, kiến thức về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ; có những hiểu biết cần thiết, tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp” và “Giáo dục THPT phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, phù hợp với đặc điểm của môn học, rèn luyện tự học, tự vận dụng kiến thức, tác động tình cảm, niềm vui, hứng thú học tập của học sinh”.
Nhân tố về phát triển qui mô trường lớp, học sinh tác động đến qui hoạch giáo dục và qui hoạch phát triển đội ngũ giáo viên gồm: Tình hình phát triển trường lớp qua từng năm và theo từng cấp học; Tình hình học sinh lên lớp, lưu ban, bỏ học qua từng năm, ở từng cấp học, bậc học; Tình hình phát triển qui mô trường lớp học sinh ở những vùng đặc biệt về vị trí địa lý, kinh tế - xã hội; Xu hướng và nguyên nhân chính về sự biến động của qui mô phát triển trường, lớp, học sinh. Tóm lại: Từ những vấn đề lý luận được trình bày và phân tích những khái niệm trên chúng tôi có thể đưa ra khái niệm, bài học về những biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trong việc xây dựng trường THPT đạt chuẩn Quốc gia, chính là: Hệ thống những tác động trực tiếp của người quản lý giáo dục của Sở Giáo dục tỉnh Xaynhabuli nước CHDCND Lào vào đội ngũ giáo viên về mặt giáo dục, động viên, tổ chức và hoạt động chuyên môn.
Với sự quan tâm của Bộ GD nước CHDCND Lào và Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh trong năm qua có nhiều điều kiện đảm bảo phát triển số lượng và chất lượng của giáo viên nói chung, nói riêng với giáo viên THPT như: Ngành GD đã tranh thủ được nhiều nguồn vốn: Xây dựng cơ bản tập trung, vốn chương trình mục tiêu giáo dục, vốn chương trình của Chính phủ, vốn hỗ trợ của các địa phương, các doanh nghiệp và các tổ chức trong nước để xây dựng, sửa chữa trường lớp, mua sắm các trang thiết bị dạy và học, có chủ trương cho đội ngũ giáo viên. Từ bảng trên cho thấy trình độ chuyên môn đào tạo của giáo viên THPT tỉnh Xaynhabuli ở Đại học là 161 người chiếm 28,6%, nhưng một số trường THPT trong tỉnh có giáo viên trình độ Đại học còn ít, trong 4 trường THPT như: trường THPT Thông Káp, trường THPT Bán Thong, trường THPT Muồng Pa và trường THPT Nam Xống mỗi trường không có giáo viên ở trình độ chuyên môn Đại học, bởi vì các trường THPT này mới thành lập.
Năm học qua, đội ngũ giáo viên THPT được tham gia bồi dưỡng để thay sách THPT và được cử đi bồi dưỡng tại Bộ GD, số còn lại bồi dưỡng tại địa phương theo chương trình phát triển GD phổ thông do Ngành GD tổ chức hàng năm như bổ nhiêm 22 giáo viên làm giáo viên giảng giải của. Thông qua công tác bồi dưỡng giúp cho GV được tiếp thu một cách có hệ thống các quan điểm của Bộ GD về chủ trương thay sách, về hệ thống nội dung - chương trình - SGK mới theo từng bộ môn, được tham gia dạy thí điểm và tham gia góp ý về SGK thí điểm, được bồi dưỡng về phương pháp dạy học mới, sử dụng phương tiện và đồ dùng dạy học mới.
Phát triển GD phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học - công nghệ, củng cố quốc phòng, an ninh, đảm bảo sự hợp lý về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền, mở rộng quy mô để đảm bảo chất lượng và hiệu quả để xây dựng phát triển con người và thế hệ thiết tha với lí tượng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức, có ý chí kỉên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, có tư duy sáng tạo, tính tích cực cá nhân, có năng lực thực hành giỏi, yêu nghề nghiệp, làm khoa học kĩ thuật hiện đại để đáp ứng sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Nghị quyết Đại hội lần thứ IV của Đảng Uỷ ban nhân dân tỉnh Xaynhabuli ngày 28 tháng 3 năm 2005 đã khẳng định về GD như: “Trong thời gian gần đây, ngành GD phải giải quyết các vấn đề như: Về GV, GV chưa đạt chuẩn, cung cấp trang thiết bị GD đầy đủ và thực tế cho trường, sử dụng phương pháp hiện đại để nâng cao chất lượng GD, khuyến khích học sinh có năng khiếu, học sinh dân tộc, học sinh ở vùng khó khăn ít học tập , có chính sách cho GV, xây dựng và phát huy trường học, lớp học để đáp ứng yêu cầu của số lượng học sinh các cấp, phát huy thư viện, phòng thí nghiệm, mọi người phải học tập, chú ý chỉ đạo và hoàn thành phổ cập GDTH vào năm 2015 và PCTHCS vào năm 2020.
- Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THPT phải trên cơ sở tình hình thực tế, đặc điểm tự nhiên, kinh tế – xã hội, củng cố an ninh quốc phòng và định hướng phát triển giáo dục trong tình hình mới. - Phát triển đội ngũ giáo viên THPT phải trên cơ sở các quy định của Đảng, Nhà nước, ngành Giáo dục, các hướng dẫn của ngành giáo dục và các ngành có liên quan, các quy định của địa phương (các chủ trương, đường lối, Nghị quyết của Đảng, các quy định của Nhà nước về công tác quy hoạch, tuyển dụng, bố trí sắp xếp, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức, cán bộ quản lý, quy định của Bộ Giáo dục đối với bậc trung học phổ. thông, các quy định về tiêu chuẩn giáo viên THPT, các quy định về chế độ, chính sách đối với giáo viên THPT của Nhà nước..).
Sở Giáo dục cần phối hợp kết hợp với tổ chức Đảng, Công đoàn, tổ chức các hội nghị để quán triệt sự cần thiết trong việc nâng cao nhận thức về tầm quan trọng phát triển đội ngũ giáo viên trong việc xây dựng trường THPT từ đó Hiệu trưởng và Chủ tịch Công đoàn bằng nhiều biện pháp, hình thức, với những nội dung cụ thể cần đặt ra cho đội ngũ cán bộ và cốt cán chuyên môn trong trường các yêu cầu để họ tự đổi mới, cả trong tư duy và hành động, cần xem trong các biện pháp của họ nhằm nâng cao chất lượng công tác chuyên môn, thẩm định tính khả thi và giao quyền hạn nhất định cho họ để phát huy tính chủ động, sáng tạo và khả năng tự chịu trách nhiệm trước công việc được giao. Chỉ đạo các nhà trường lập kế hoạch năm học phải được cụ thể hoá thành từng nội dung và kế hoạch triển khai chi tiết, cụ thể trong hoạt động của tổ chuyên môn và của từng giáo viên về các nội dung, những nội dung nâng cao kiến thức chung, năng lực sư phạm, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, tự rèn luyện, học hỏi qua sách vở, qua dự giờ thăm lớp của đồng nghiệp, qua hội thi thao giảng của nhà trường.
Khi áp dụng các giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ, nếu giải pháp đào tạo giáo viên là toàn diện và hợp lý, đầu ra của đào tạo tốt, thì tất yếu việc cải tiến phương pháp giảng dạy, công tác đào tạo bồi dưỡng, chất lượng giáo dục giữa các vùng miền…sẽ được cái thiện. Nếu nghiên cứu, thực hiện tốt các giải pháp trên chắc chắn công tác quản lý phát triển đội ngũ giáo viên THPT sẽ thu được những kết quả tốt đẹp như mong muốn, sẽ khắc phục được những vấn đề đội ngũ giáo viên hiện nay.
Do đó, về lâu dài, để các giải pháp được thực hiện có hiệu quả, phát huy tốt nhất mối quan hệ thúc đẩy lẫn nhau, cần có một chiến lược chung, ổn định, được vận trù cẩn thận. Kết quả thu được ở bảng trên đã chứng tỏ tính tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp bằng phương pháp Thống kê toán học với công thức Spearman, ta xem xét tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp.
Năm học 2008 - 2009 (tháng 9), tác giả luận án đã cùng với Hiệu trưởng các trường thử nghiệm bàn bạc, thống nhất xây dựng môi trường thuận lợi cho sự phát triển đội ngũ giáo viên THPT, tổ chức cho các nhà trường nghiờn cứu để tỡm hiểu rừ đặc trưng của nội dung cỏc giải phỏp để phát triển đội ngũ giáo viên, đề nghị nhà trường vận dụng hướng tiếp cận này vào việc xây dựng nhà trường và sự phát triển đội ngũ giáo viên THPT. Các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên được thiết kế nhằm tác động vào tất cả các chủ thể và các khâu của quá trình quản lý từ khâu quy hoạch, kế hoạch, xây dựng các chế độ, chính sách, cơ cấu đội ngũ giáo viên, chỉ đạo, đến kiểm tra đánh giá, tác động vào tất cả các tỉnh của quá trình phát triển đội ngũ giáo viên về số lượng, chất lượng, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đánh giá, các điều kiện đảm bảo cho công tác phát triển đội ngũ giáo viên.