Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao kết quả và hiệu quả hoạt động tín dụng xóa đói giảm nghèo tại Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thanh Trì

MỤC LỤC

Tiêu chí xác định đói nghèo

Xã đặc biệt khó khăn thuộc chương trình 135, là xã đáp ứng các tiêu chí sau: Vị trí địa lý của xã ở xa trung tâm kinh tế xã hội, xa đường quốc lộ, giao thông đi lại khó khăn; môi trường xã hội chưa phát triển, trình độ dân trí thấp còn nhiều tập tục lạc hậu; trình độ sản xuất còn lạc hậu chủ yếu mang tính tự cấp, tự túc công cụ thô sơ;. Chỉ tiêu thu nhập thực tế bình quân nhiều khi chưa phản ánh chính xác mức độ giàu nghèo và sự phát triển ở một nước, mà vấn đề ở đây là mức thừa hưởng thực tế của người lao động và trình độ công bằng xã hội mà nước đó đạt được.

Nguyên nhân nghèo đói

Các tai nạn có thể xảy ra bất chợt, không lường trước được, những tai nạn ấy thường phải chi phí rất lớn vào việc chữa chạy hoặc khắc phục hậu quả, đối với những gia đình kinh tế khó khăn thì việc chi trả này càng trở nên khó khăn hơn, thiếu thốn họ phải đi vay mượn, thậm chí phải vay với lãi suất cao, sau đó nền kinh tế của gia đình càng trở nên khó khăn hơn, khi mà lo cuộc sống hàng ngày đã không đủ nay còn phải lo trả nợ, không có dự trữ, không đủ ăn, nợ nần chồng chất, hộ lại càng nghèo đi. Mặc dù có nhiều ý tưởng sản xuất kinh doanh nhưng khi thiếu vốn thì họ không thể làm gì, không sản xuất kinh doanh được, trình độ văn hoá thì thấp, họ chỉ có thể tiến hành sản xuất nhỏ lẻ hoặc đi làm thuê, thu nhập gia đình ít ỏi chỉ đủ trang trải các bữa ăn hàng ngày, việc học hành của con cái không lo được đầy đủ, đến khi gia đình gặp rủi ro như thiên tai, mất mùa, bệnh tật… thì cuộc sống càng trở nên khó khăn hơn.

NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH

Định nghĩa Ngân hàng chính sách xã hội

Một trong những biện pháp tăng vốn một cách có hiệu quả nhất cho người nghèo là cho vay ưu đãi chứ không phải cấp phát không, điều đó giúp cho hộ nghèo ý thức được việc sử dụng đồng vốn đúng mục đích, sao cho có hiệu quả nhất, nhờ vốn vay được mà hộ nghèo có khả năng đầu tư sản xuất kinh doanh, khả năng đầu tư của hộ nghèo được tăng lên. Tuy nhiên hiện nay lại có nhiều đối tượng không có khả năng đáp ứng các điều kiện vay vốn của các ngân hàng này, cũng như không có điều kiện để tiếp cận với dịch vụ tín dụng của các Ngân hàng thương mại như: các ngành hàng mang tính lợi ích công cộng, những khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa do đặc điểm địa hình hiểm trở, chia cắt, điều kiện thời tiết khí hậu khắc nghiệt, việc đầu tư vào những ngành này và khu vực này chi phí lớn, rủi ro cao; những người nghèo muốn vay vốn để phát triển sản xuất, các đối tượng chính sách…, việc cho các đối tượng này vay thường lợi nhuận thấp, rủi ro lớn, mà họ thường không có vật để thế chấp.

Hoạt động tín dụng của Ngân hàng chính sách

Việc nhận vốn uỷ thác có thể là: mang tính bắt buộc khi NHCSXH thực hiện các chương trình cho vay chỉ định của Chính phủ; tự nguyện trên nguyên tắc thoả thuận và đối tượng cho vay uỷ thác cũng đồng thời là đối tượng cho vay hiện hành của NHCSXH; tự nguyện nhưng đối tượng cho vay cuối có thể không phải đối tượng NHCSXH đang phục vụ, trong trường hợp này, NHCSXH tận dụng mạng lưới của mình để cho vay uỷ thác, qua đó hưởng phí dịch vụ, việc nhận vốn uỷ thác do NHCSXH các cấp thực hiện. - NHCSXH sẽ xem xét miễn, giảm lãi tiền vay khi khách hàng gặp các nguyên nhân khách quan làm thiệt hại trực tiếp đến vốn và tài sản của khách hàng như thiên tai, địch hoạ, chiến tranh, các dịch bệnh liên quan đến con người, gia súc, gia cầm, thuỷ hải sản, động vật nuôi khác và cây trồng; Nhà nước điều chỉnh chính sách làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng; do biến động chính trị, kinh tế - xã hội ở khu vực, quốc tế, và nước nhận lao động của Việt Nam làm ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài.

Bảng 1: Lãi suất tiền gửi tiết kiệm của NHCSXH
Bảng 1: Lãi suất tiền gửi tiết kiệm của NHCSXH

Hoạt động cho vay đối với hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách

- Đầu tư cho sản xuất kinh doanh: mức cho vay tối đa là 15 triệu đồng/hộ, đối với đối tượng vay vốn để chăn nuôi đại gia súc sinh sản, lấy thịt, lấy sữa, trồng cây ăn quả lâu năm, nuôi trồng thuỷ hải sản áp dụng cho vay tối đa 15 triệu đồng/ tháng, các hộ sản xuất kinh doanh còn lại áp dụng mức cho vay tối đa là 7 triệu đồng/tháng. - Đầu tư cho chi phí học tập cho con em theo học các cấp phổ thông mức cho vay tối đa không vượt quá 4 khoản chi phí học tập gồm: tiền học phí phải nộp theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo, kinh phí xây dựng trường, tiền mua dụng cụ học tập và sách giáo khoa, tiền mua trang phục học đường.

HIỆU QUẢ TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XOÁ ĐểI GIẢM NGHÈO

Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo

* Tổng số hộ nghèo được vay vốn: Chỉ tiêu này cũng phản ánh sự tăng trưởng của Ngân hàng trong tín dụng xoá đói giảm nghèo, chỉ tiêu này càng tăng chứng tỏ vốn của NHCSXH đã tăng lên có khả năng thu hút được nhiều hộ nghèo vay vốn, cho thấy sự nỗ lực của Ngân hàng trong việc thu hút người nghèo vay vốn. * Số nợ đến hạn đã thu hồi được: phản ánh sự tích cực của Ngân hàng trong việc thu hồi nợ, và kết quả của việc sử dụng vốn vay của người dân, chỉ tiêu này càng cao càng cho thấy sự tích cực của Ngân hàng trong thu hồi nợ và chứng tỏ nhiều người vay vốn đã sử dụng vốn vay có hiệu quả, có khả năng hoàn lại vốn.

Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế trong hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo

Phân tích chỉ tiêu này cho biết quy mô hoạt động của ngân hàng trong lĩnh vực tín dụng xoá đói giảm nghèo trong từng thời kỳ, đánh giá theo khía cạnh biến động về quy mô và tốc độ tăng qua các năm, hoặc so sánh với chỉ tiêu kế hoạch. * Hiệu quả kinh doanh: là chi tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng, là thương số giữa tổng thu nhập từ các hoạt động của ngân hàng và tổng chi phí bỏ ra cho các hoạt động đó.

Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả xã hội trong hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo

Kết quả xã hội thu được chính là lợi nhuận mang lại cho người dân từ vốn vay của NHCSXH, số chỗ làm mới tạo ra cho người lao động, số hộ thoát khỏi đói nghèo…, còn chi phí bỏ ra chính là chi phí của NHCSXH cho việc mang đồng vốn đến tay người nghèo, chi phí Nhà nước bỏ ra cấp bù trên một đồng vốn, chi phí huy động vốn…. Để thống kê được thực chất số hộ đang trong diện nghèo, người ta so sánh mức thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình với chuẩn nghèo trước khi thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo, nếu các hộ gia đình ở thời điểm này có mức thu nhập bình quân đầu người dưới chuẩn nghèo nhưng sau khi thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo đã có thu nhập trên mức chuẩn nghèo thì được xác định là các hộ thoát nghèo.

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN THANH TRÌ

Điều kiện tự nhiên

Tình hình ứng lụt vào mùa mưa ảnh hưởng đến mùa màng, hiệu quả sử dụng vốn cũng bị ảnh hưởng, nhiều khi đầu tư vốn sức lao động nhưng lại không thu được kết quả hoặc thu được rất ít, từ đó hiệu quả sử dụng vốn không cao, gây ứ đọng vốn. Nhìn chung Thanh Trì là huyện còn đa dạng tiềm năng về đất đai, lại nằm sát nội thành nên có thể mở rộng các công trình xây dựng cho phát triển đô thị và công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến thực phẩm, công nghiệp vừa và nhỏ.

Điều kiện kinh tế - xã hội

Từ đặc điểm này ta thấy lợi thế của huyện là có một nguồn nhân lực dồi dào có thể đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình, đồng thời Thanh Trì có nhiều ngành nghề truyền thống gắn liền với sự lành nghề của người lao động, đây là một cơ sở vững chắc cho việc phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp, có thể giúp nhiều hộ gia đình thoát nghèo. Như vậy muốn thực hiện thành công công cuộc xoá đói giảm nghèo tại huyện Thanh Trì thì bên cạnh việc thực hiện các biện pháp như hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ giảm học phí, hướng dẫn cách làm ăn, UBND huyện Thanh Trì cần kết hợp tốt với NHCSXH trong việc cho vay vốn tới các hộ nghèo để họ có vốn phát triển sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện thoát nghèo một cách thuận lợi.

HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XOÁ ĐểI GIẢM NGHẩO TẠI PHềNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN THANH TRÌ

Hoạt động huy động vốn

Đồng thời việc huy động theo lãi suất thị trường trong khi lại cho vay với lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay của các NHTM trên địa bàn, do vậy nguồn vốn này đòi hỏi sự cấp bù từ ngân sách nhà nước đối với NHCSXH, nên quy mô huy động nguồn vốn này căn cứ vào kế hoạch huy động nguồn vốn hàng năm trên cơ sở kế hoạch cấp bù hàng năm. Nguồn vốn huy động giảm dần qua cỏc năm, khiến ngân hàng không hoàn thành kế hoạch nguồn vốn là do trên địa bàn huyện Thanh Trì có rất nhiều Ngân hàng cùng hoạt động với cơ chế và lãi suất rất linh hoạt, phù hợp với nhu cầu gửi tiền của nhân dân, trong khi đó cơ chế huy động tiết kiệm của NHCSXH còn hạn chế, khó thu hút được nhiều tiền gửi của dân cư.

Tình hình cho vay vốn đối với hộ nghèo

Khi chia dư nợ theo các ngành kinh tế ta có thể biết được cơ cấu đầu tư của các hộ nghèo cũng như xu hướng đầu tư của các hộ vào các ngành kinh tế là như thế nào để có các biện pháp giúp đỡ các hộ, đồng thời khuyến khích các hộ đầu tư vào các ngành, các lĩnh vực để vủa đáp ứng được yêu cầu xoá đói giảm nghèo vừa chuyển dịch được cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, có như thế mới giúp cho các hộ thoát nghèo bền vững, đời sống vùng nông thôn ngày càng đi lên. - Ngân hàng cần có cán bộ về kỹ thuật hoặc cần phối hợp với các cơ quan chuyên môn để hướng dẫn kỹ thuật sản xuất cho người vay, hoặc cần tổ chức các cuộc trao đổi kinh nghiệm giữa các thành viên trong tổ và giữa các tổ với nhau để các hộ vay học hỏi được kinh nghiệm sản xuất kinh doanh của nhau, kinh nghiệm sử dụng vốn sao cho có hiệu quả, rút kinh nghiệm từ những bài học về sản xuất kinh doanh của các hộ khác để các hộ cùng giúp đỡ nhau thoát nghèo nhờ vốn của ngân hàng.

Bảng 5: Dư nợ hộ nghèo của NHCSXH Thanh Trì theo địa bàn xã.
Bảng 5: Dư nợ hộ nghèo của NHCSXH Thanh Trì theo địa bàn xã.

TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN CỦA CÁC HỘ NGHÈO VAY VỐN

Như vậy NHCSXH huyện Thanh Trì cần phát huy những mặt tốt và sửa đổi một số mặt chưa được, thường xuyên lắng nghe ý kiến của khách hàng để có thể sửa đổi, hoàn thiện hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo, ngày càng mở rộng hoạt động này và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được vay vốn, góp phần thực hiện công cuộc xoá đói giảm nghèo một cách hiệu quả của huyện Thanh Trì nói riêng và của cả nước nói chung. Số hộ vay số vốn có kỳ hạn trung hạn và với số tiền nhiều, tối đa là 15 triệu để sử dụng vào mục đích chăn nuôi đại gia súc, nuôi trồng thuỷ sản, trồng cây lâu năm tuy ít hơn số hộ vay ngắn hạn nhưng các hộ này đều sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả, đây hầu hết là các hộ có ý chí thoát khỏi đói nghèo, vươn lên làm giàu.

ĐÁNH GIÁ CHUNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC, TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XOÁ ĐểI GIẢM NGHẩO Ở

    Hiệu quả xã hội của hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo có thể được xác định qua nhiều chỉ tiêu như hiệu quả kinh tế của một đồng vốn, thu nhập bình quân mỗi hộ vay, tỷ lệ hộ vay vốn có thu nhập tăng lên, tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn, mức cho vay bình quân mỗi hộ nghèo, khả năng đáp ứng nhu cầu vốn vay, tỷ lệ hộ vay vốn thoát nghèo, tỷ lệ hộ vay vốn sửa chữa nhà cửa, tỷ lệ hộ vay vốn có con thất học…Tuy nhiên hiện nay do những hạn chế về số liệu thống kê nên chỉ có thể tính toán được một số chỉ tiêu, nhưng đó cũng là những chỉ tiêu điển hình phản ánh được hiệu quả xã hội của hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo. Từ tấm gương hai gia đình thoát nghèo nhờ vốn vay từ NHCSXH Thanh Trì ở trên ta có thể rút ra được những bài học kinh nghiệm cho NHCSXH, cũng như cho các hộ nghèo khác đó là: Về phía ngân hàng cần cho các hộ vay số tiền phù hợp với mục đích sản xuất kinh doanh của hộ, để hộ có đủ vốn đầu tư; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc nhắc nhở các hộ về việc sử dụng vốn vay và mục đích sử dụng vốn của hộ; cho các hộ vay với thời hạn phù hợp với chu kỳ sinh trưởng của từng loại cây trồng, vật nuôi mà hộ dự định sản xuất; phối hợp tốt với tổ tiết kiệm và vay vốn và các hội đoàn thể thực hiện cho vay đúng đối tượng là các hộ nghèo, có ý chí và khát vọng vươn lên thoát nghèo bằng con đường chính đáng; tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo được vay vốn nhanh cho kịp thời vụ sản xuất.

    PHƯƠNG HƯỚNG XOÁ ĐểI GIẢM NGHẩO CỦA HUYỆN THANH TRè VÀ PHƯƠNG HƯỚNG MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XOÁ ĐểI

    Phương hướng xoá đói giảm nghèo của huyện Thanh Trì

    - Tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng uỷ, chính quyền, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức và mọi người dân về chương trình giảm nghèo, trong đó cần: huy động các nguồn lực đảm bảo thực hiện giảm nghèo, chỉ tiêu giảm nghèo; làm tốt công tác tuyên truyền về xoá đói giảm nghèo; nâng cao năng lực lãnh đạo, tổ chức thực hiện kế hoạch giảm nghèo. - Thực hiện chương trình, dự án hỗ trợ dạy nghề, tạo việc làm, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi và các hoạt động giảm nghèo tạo điều kiện cho hộ nghèo có việc làm phát triển sản xuất, tăng thu nhập, cần thực hiện các biện pháp như: Thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi cho người nghèo; tiếp tục thực hiện cho vay bò chăn nuôi, sinh sản cho hộ nghèo; thực hiện hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm cho hộ nghèo; tập huấn, hướng dẫn người nghèo sản xuất kinh doanh, tổ chức tập huấn, hướng dẫn áp.

    Phương hướng mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội trong những năm tiếp theo

    - Đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng quỹ “Vì người nghèo” và các hoạt động xã hội hoá công tác giảm nghèo.

    MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XOÁ ĐểI GIẢM NGHẩO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

    Đối với hoạt động huy động vốn

    Để có thể huy động được nguồn vốn này thì ngân hàng cần chuẩn bị và nghiên cứu kỹ lưỡng quy mô hoạt động, hình thức huy động, thời gian, địa điểm huy động, phương thức phát hành; tổ chức tốt công tác tuyên truyền, quảng cáo giới thiệu ý nghĩa, mục đích phát hành tới công chúng một cách rộng rãi; đảm bảo mức lãi suất danh nghĩa không thấp hơn các giấy nợ ngân hàng của các tổ chức tín dụng khác. NHCSXH áp dụng các cần hình thức đa dạng trong huy động tiền gửi của các tổ chức và cá nhân như: tiền gửi thanh toán, tiền gửi hưởng lãi như là tài khoản tiết kiệm, thực hiện dịch vụ thanh toán, ngân quỹ: kết hợp với các tổ chức để thực hiện dịch vụ trả lương, thanh toán các dịch vụ sinh hoạt, các dịch vụ thanh toán thẻ, thẻ ATM, thu học phí của sinh viên….

    Đối với hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo

    Kết quả công việc của cán bộ tín dụng được đánh giá bằng những tiếu thức như dư nợ, nợ quá hạn, khả năng thu hồi món vay, uy tín và số ngày làm việc; trong khi đó số khách hàng mà một cán bộ tín dụng quản lý lại không được coi là một tiêu thức, điều này có thể dẫn đến tình trạng cán bộ tín dụng thích các món vay lớn hơn là việc gai tăng số lượng các món vay nhỏ, điều này sẽ cản trở cho vay đối với hộ nghèo vốn chỉ vay các món nhỏ. Việc xác định phương hướng sản xuất kinh doanh của hộ phải căn cứ vào những điều kiện sẵn có của hộ, căn cứ vào thị trường, vào khả năng vốn tự có của hộ và số vốn có thể vay được từ ngân hàng, việc xác định đúng phương hướng sản xuất kinh doanh sẽ giúp cho hộ đầu tư có hiệu quả, có xác định được phương hướng sản xuất kinh doanh thì hộ mới có thể tính toán được nhu cầu về vốn một cách chính xác, từ đó tiến hành vay của ngân hàng với số vốn cần thiết.

    KIẾN NGHỊ

      Nhà nước cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng nông thôn, cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, trung tâm y tế, trường học, hệ thống thuỷ lợi và tưới tiêu, hệ thống đường giao thông để tiết kiệm chi phí và thời gian tiêu thụ nông sản… Điều kiện khó khăn của hệ thống giao thông nông thôn đã cản trở dân tại các làng xã tiếp cận nguồn vốn tín dụng tại các trung tâm hành chính nông thôn. Đồng thời tạo cơ hội tiếp thu kiến thức mới về kỹ thuật, công nghệ dự báo thị trường cho hộ nghèo thông qua các tổ chức khuyến nông, khuyến lâm, cơ quan cung ứng giống, vật tư, mấy móc, qua các tổ chức đoàn thể tại địa phương… Có chính sách hỗ trợ cho NHCSXH về kinh phí để đào tạo và tư vẫn cho hộ nghèo trong quá trình sử dụng vốn.