MỤC LỤC
Tuy nhiên, trong khi các doanh nghiệp lớn có nhiều khả năng nhận được các nguồn tài chính khác nhau để mở rộng sản xuất kinh doanh thì các DNN&V lại gặp khó khăn trong việc huy động vốn, do đó các DNN&V khó có điều kiện cải tiến công nghệ sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong đó khả năng và điều kiện tiếp cận các nguồn vốn tín dụng khác đối với các DNN&V cũng bị hạn chế do chưa có uy tín và chưa tạo lập được khả năng trả nợ, thêm vào đó các doanh nghiệp thường không đáp ứng được yêu cầu về tài sản thế chấp, về báo cáo tài chính cũng như kế hoạch sản xuất, kinh doanh… nên các NHTM cũng như các tổ chức tài chính khác thường e ngại khi đưa ra quyết định cho vay đối với khách hàng này.
Bởi hầu hết vốn tự có của các DNN&V đều rất nhỏ, hạn hẹp, không đủ sức tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh có chất lượng và hiệu quả, đặc biệt đối với các doanh nghiệp muốn mở rộng, phát triển quy mô và đổi mới nâng cấp chất lượng thiết bị công nghệ. Mặt khác thị trường vốn dài hạn nước ta chưa phát triển, thị trường chứng khoán tuy mới nổi nhưng hoạt động chưa ổn định; thêm vào đó, điều kiện hút vốn từ thị trường chứng khoán đối với DNN&V là rất khó khăn và hiếm hoi.
Nhiều chủ DNN&V không có kiến thức quản lý, không có trình độ chuyên môn, thậm trí trình độ văn hoá thấp, không đủ khả năng xây dựng phương án phát triển kinh doanh, lập dự án đầu tư hay làm thủ tục xin vay vốn ngân hàng theo quy đinh. Về trình độ quản lý, chỉ có 2-3% chủ DNN&V được đào tạo kiến thức quản lý doanh nghiệp chính quy, 20-30% được tập huấn, đào tạo ngắn hạn (dưới 6tháng), còn đại bộ phận quản lý doanh nghiệp của mình bằng kinh nghiệm.
Mặt khác, do còn mang nặng tư tưởng làm ăn tiểu nông, cá thể nên các DNN&V chưa thấy hết được sự cần thiết của việc liên doanh, liên kết các doanh nghiệp trong sản xuất, trong tìm kiếm thị trường, phân phối hàng hoá…. Thực tế thời gian qua cho thấy: DNN&V chưa xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm của mình, mẫu mã hàng hoá xuất khẩu không đa dạng, chất lượng thấp, không đồng đều, khả năng tiếp thị kém, rất ít doanh nghiệp giao dịch được qua mạng Internet, giới thiệu chào hàng trực tuyến, tham gia hội trợ triển lãm,… nên chưa tạo được uy tín trên thị trường.
Do đặc điểm của các DNN&V là việc áp dụng các máy móc, thiết bị, dây truyền công nghệ ở mức thấp, chưa mang tính tự động cao nên máy móc hiện đại chưa thay thế được con người, mặc khác, có một số ngành sản xuất kinh doanh của DNN&V đòi hỏi phải có bàn tay trực tiếp của con người (như các mặt hàng thủ công mỹ nghệ….) do đó các DNN&V cần một lượng lao động rất lớn và thường xuyên tham gia trực tiếp vào quá trình hoạt động. Xuất phát từ lợi thế quy mô nhỏ và vừa thuận lợi cho việc thành lập doanh nghiệp ở mọi nơi nên tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng vùng mà các DNN&V ra đời, lựa chọn các mặt hàng sản xuất, kinh doanh sao cho có thể khai thác thế mạnh, tiềm năng của từng vùng một cách tốt nhất để phục vụ người tiêu dùng và tìm kiếm lợi nhuận cho mình.
Có nhiều cách phân loại tín dụng, chẳng hạn như: theo thời hạn tín dung (Tín dụng ngắn hạn, trung hạn, dài hạn) theo đối tượng tín dung (Tín dụng vốn lưu động, vốn cố định) Theo mục đích sử dụng vốn (tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hoá, tín dụng tiêu dùng). Tóm lại có thể thấy rằng, các NHTM luôn luôn tìm cách sang tạo ra các hình thức tín dụng mới phù hợp và đáp ứng được nhu cầu của quá trình tái sản xuất, nhằm đa dạng hoá các hình thức cho vay để mở rộng tín dụng, thu hút thêm nhiều khách vay, tăng thêm lợi nhuận và phân tán, giảm thấp rủi ro.
Vì vậy DNN&V vốn không có nhiều lựa chọn, thường tìm đến ngân hàng, trung gian tài chính này có thể cung cấp vốn nhanh nhất (sau khi doanh nghiệp đã thoả mãn một điều kiện). Ở các nước công nghiệp phát triển, thuê mua là một biện pháp đơn giản và thuận lợi, thay thế cho tín dụng trung và dài hạn, đặc biệt là cho các DNN&V thường gặp nhiều khó khăn khi vay vốn trung và dài hạn của ngân hàng. Nó có tác dụng thay thế các khoản vay có bảo đảm và giảm rủi ro cho các khoản tài trợ trung hạn đối với các doanh nghiệp nhỏ không có báo cáo hoạt đông kinh doanh và báo cáo kiểm toán. Song ở Việt Nam hiện nay, đây là hình thức tài trợ vốn mới mẻ, chưa phát triển. Các DNN&V Việt Nam còn chưa quen với hình thức này, vì vậy chủ yếu họ vẫn cần đến ngân hàng để vay vốn trung và dài hạn. Ngoài ra các doanh nghiệp cũng thường khai thác nguồn vốn tín dụng thương mại hay còn gọi là tín dụng người cung cấp. Nguồn vốn này hình thành một cách tự nhiên trong quan hệ mua bán chịu, mua bán trả chậm hay trả góp. Tuy nhiên, cần nhận thấy rằng khi quy mô tài trợ quá lớn thì rủi ro của quan hệ tín dụng này sẽ rất lớn. Mặt khác tín dụng thương mại còn mang tín dây chuyền, nên khi một doanh nghiệp không có khả năng thanh toán sẽ. ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của hàng loạt các doanh nghiệp khác và tác động xấu đến kinh tế xã hội. Về lý thuyết có thể thấy, tín dụng thương mại bị hạn chế bởi phương hướng, quy mô và thời hạn. Về phương hướng, tín dụng thương mại chỉ có thể thực hiện được khi có sự phù hợp về nhu cầu hàng hoá. Các doanh nghiệp chỉ có thể cung cấp giới hạn trong phạm vi khả năng của mình. Và cuối cùng, vốn vay là một bộ phận nằm trong chu kỳ sản xuất kinh doanh của người cho vay nên không thể kéo dài thời hạn. Vốn ngân hàng, ngược lại có thể giải quyết những hạn chế trên, nguồn vốn ngân hàng huy động là nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư nên có đủ khả năng tài trợ cả vốn ngắn hạn và vốn trung dài hạn, đảm bảo cho doanh nghiệp không chỉ đủ duy trì sản xuất mà còn tái sản xuất mở rộng, đồng thời không bị giới hạn bởi phương hướng và quy mô. Thực tế cho thấy, ngay cả ở những nước công nghiệp phát triển, thì tín dụng ngân hàng đối với các doanh nghiệp vẫn quan trọng hơn nhiều so với thị trường chứng khoán. Ví dụ như ở Mỹ, vốn mà các công ty vay từ những trung gian tài chính gần gấp hai lần so với vốn nhận từ thị trường chứng khoán. Những nước ít sử dụng thị trường chứng khoán nhất là Đức và Nhật, ở hai nước này, vốn vay từ những trung gian tài chính hầu như gấp mười lần so với nhận từ thị trường chứng khoán. Mishkin- Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính). Nó thúc đẩy sự phát triển kinh tế, khai thác thế mạnh tiềm năng của từng vùng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực tại địa phương, đóng góp một phần không nhỏ trong nguồn thu ngân sách Nhà nước, DNN&V góp phần tích cực giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần đắc lực trong công cuộc xoá đói giảm nghèo của đất nước.
Để mở rộng cho vay DNN&V, trình độ công nghệ ngân hàng cũng phải phát triển tương xứng để thẩm định, quản lý các món vay, giảm thiểu rủi ro. Chính sách marketing ở đây bao gồm cả chính sách cho vay đối với DNN&V (chính sách lãi suất, chính sách ưu đãi, …) và công tác tiếp thị ngân hàng.
Theo quy chế tổ chức và hoạt động, Sở giao dịch là đầu mối thực hiện các nghiệp vụ theo uỷ quền của NHNoViệt Nam và kinh doanh trực tiếp như một chi nhánh NHNoViệt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trong những năm qua, Sở giao dịch đã thực hiện chủ trương đầu tư trọng điểm vào các ngành, các lĩnh vực có ưu thế cạnh tranh cao trong nước và tham gia hội nhập như ngành bưu điện, bưu chính viễn thông, dầu khí, giao thông… Lựa chọn những khách hàng có tình hình sản xuất, kinh doanh ổng định, tài chính lành mạnh, sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao thích ứng với thị trường đầu tư vốn.
Huy động vốn và cho vay, mua bán ngoại thệ, thanh toán quốc tế, bảo lãnh, tái bảo lãnh, chiết khấu các bộ chứng từ và các dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và NHNoViệt Nam. Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng theo luật các TCTD, bao gồm: Thu, chi thiền mặt, mua bán vàng bạc; máy rút tiền tự động; dịch vụ thẻ, két sắt, nhận bảo quản, cất giữ chiết khấu các loại giấy tờ có giá, thẻ thanh toán; nhận uỷ thác cho vay của các tổ chức tài chính tín dụng, tổ chức, cá nhận trong và ngoài nước; các dịch vụ ngân hàng khác được Nhà nước, NHNoViệt Nam cho phép.
Đặc biệt năm 2004, thực hiện “văn minh giao dịch”, Sở giao dịch đã triển khai hệ thống xếp hàng tự động và thực hiện giao dịch một cửa, nâng hạn mức giao dịch cho thanh toán viên phù hợp với trình độ, mức độ thành thạo với công việc, thúc đẩy tăng năng suất lao động, rút ngắn thời gian xử lý nghiệp vụ, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Do trong năm 2007, Sở giao dịch có sự thay đổi cơ bản về cơ cấu nguồn vốn, tăng tỷ trọng nguồn vốn rẻ, đẩy mạnh khai thác vốn từ thị trường chứng khoán để giảm chi phí đầu vào, nâng cao iệu quả công tác Mảketing, mở rộng đầu tư tín dụng đối với các thành phần kinh tế, trong đó ưu tiên các DNN&N, các cá nhân và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tăng cường cơ cấu nợ ngắn hạn, lựa chọn các dự án đầu tư thực sự có hiệu quả về vốn và chi phí, phân tích lựa chọn các DNNN làm ăn có hiệu quả để đầu tư tín dụng, tập trung thu hồi các khoản nợ xử lý rủi ro.
• Biện pháp bảo đảm tiền vay trong trường hợp cho vay không có bảo đảm bằng tài sản bao gồm: TCTD lựa chọn khách hàng để cho vay không có bảo đảm bằng tài sản; TCTD cho vay không có bảo đảm theo chỉ định của Chính phủ; TCTD cho cá nhân, họ gia đình nghèo vay có bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức đoàn thể chính trị- xã hội. Ngoài những quy định trên, trong lĩnh vực sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp theo văn bản hiện hành, các ngân hàng có quyền xem xét quyết định và chịu trách nhiệm về việc cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đến 30 triệu đồng đối với các hộ nông dân, chủ trang trại mang tính chất sản xuất hàng hoá; đến 100 triệu đồng đối với các hợp tác xã làm dịch vụ cung ứng vật tư, cây con giống và đến 500 triệu đồng đối với Hợp tác xã, doanh nghiệp sản.
Phương thức cho vay
Theo quy định, mức lãi suất cho vay do ngân hàng cho vay và khách hàng thoả thuận, ngân hàng nhà nước chỉ đưa ra mức lãi suất cơ bản để các NHTM tham chiếu.
Điều đó chứng tỏ ngoài việc duy trì dư nợ các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp truyền thống Sở giao dịch đã quan tâm mở rộng dư nợ đến đối tượng khách hàng là các DNN&V, trong tổng số 58 doanh nghiệp còn dư nợ có 15 doanh nghiệp lớn, còn lại chủ yếu là các DNN&V. Đây là tín hiệu cho thấy Sở giao dịch đã bước đầu có những thay đổi về chiến lược khách hàng, cùng với việc duy trì và mở rộng tín dụng với doanh nghiệp vay vốn truyền thống, Sở giao dịch đã tích cực tiếp cận và mở rộng tín dụng với các DNN&V sản xuất kinh doanh hiệu quả.
Qua tham khảo một số mô hình phân cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng đang được áp dụng tại các NHTM khác cho thấy: Hạn mức phân cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng của từng loại chi nhánh đối với mỗi khách hàng được xác định khác nhau, song ưu điểm lớn nhất là không có sự phân biệt giữa các thành phần kinh tế, đáp ứng mục tiêu tăng cường quản trị rủi ro tín dụng và nâng cao tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của các chi nhánh. Do chưa có kinh nghiệm và trình độ năng lực hạn chế nên các dự án của doanh nghiệp nhiều khi khụng tớnh toỏn đầy đủ, rừ ràng, chớnh xỏc cỏc yếu tố như: chi phí đầu tư, theo công nghệ nào, thị trường nào, thời gian triển khai, hiệu quả của dự án ra sao… nên làm mất nhiều thời gian bổ sung, phê duyệt dự án, cũng như làm ảnh hưởng đến thời gian của ngân hàng trong việc kiểm tra, thẩm định dự án đầu tư hoặc phương án và ra quyết định đầu tư.
- Đồng thời với việc tiếp tục trì và mở rộng tín dụng với cá doanh nghiệp vay vốn truyền thống, tín nhiệm sẽ tăng cường tiếp cận với các DNN&V sản xuất, kinh doanh có hiệu quả để thiết lập và mở rộng quan hệ tín dụng, thanh toán; tăng dư nợ cho vay đối với DNN&V đang có quan hệ tín dụng, thắt chặt hơn nữa liên kết giữa ngân hàng với doanh nghiệp, nhằm đạt mục tiêu dư nợ đối với DNN&V đã đề ra: đến năm 2010 tăng dư nợ lên gấp 2 lần dư nợ hiện có, trong đó quan tâm đầu tư đối với các DNN&V hoạt động trong lĩnh vực Công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Do đó sở giao dịch cần xác đinh kỳ hạn trả nợ hợp lý, có xem xét đến chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng dựa vào thông tin từ khách hàng như báo cáo tài chính, bảng tổng kết tài sản, báo cáo thu nhập, bảng lưu chuyển tiền tệ và kế hoạch sản xuất kinh doanh, hợp đồng mua bán của doanh nghiệp kết hợp với thông tin về ngành như kết quả hoạt động của các doanh nghiệp cùng ngành, các chính sách của chính phủ cho ngành, … cùng với trình độ của cán bộ tín dụng.
Đối với những doanh nghiệp có điều kiện, cần chủ động đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý nhất là các chủ doanh nghiệp đạt trình độ đại học, với các hình thức đào tạo có thể là chính quy, tại chức, đào tạo từ xa… Bằng cấp rất quan trọng trong việc nâng cao vị thế của người chủ doanh nghiệp trong mọi quan hệ và sẽ đem lại hiệu quả cao trong việc ký các hợp đồng kinh tế. Vì vậy, ngay từ bây giờ, từng doanh nghiệp phải tích cực triển khai các mối quan hệ liên doanh, liên kết; liên kết trong sản xuất; liên kết trong tìm kiếm thị trường, phân phối hàng hóa; liên kết giữa các loại hình doanh nghiệp về từng ngành hàng, từng sản phẩm, trong từng làng nghề… từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của từng loại sản phẩm và của cả doanh nghiệp.
Báo cáo tài chính phải phản ánh đúng kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; phải đầy đủ thông tin, có tính chân thực cao… Điều này rất cần thiết đối với một đơn vị hạch toán kinh doanh, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các DNN&V thuận lợi hơn trong việc nhận được các khoản tín dụng của ngân hàng. Theo điều tra về thực trạng DNN&V do Cục phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch đầu tư) công bố mới đây, thì hiện chỉ có 32,3% số DNN&V có khả năng tiếp cận với các nguồn vốn từ các ngân hàng thương mại, mà trong số đó chứng tỏ khả năng để được tiếp cận với các nguồn vốn từ các ngân hàng thương mại, mà trong số đó chỉ có 35-40% bộ hồ sơ đủ thủ tục và có thể được chấp nhận cấp vốn.
Tiếp tục có những biện pháp khuyến khích đối với một số đối tượng là các DNN&V sản xuất các sản phẩm thuộc ngành nghề truyền thống; các sản phẩm tiêu dùng thuộc các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; đặc biệt cần có chính sách ưu đãi đối với các DNN&V chế biến sản phẩm của nông dân, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa…. Thực hiện quyết định số 193/2001/QĐ-TTg ngày 20/12/2001 của Chính phủ về thành lập, tổ chức hoạt động của Quỹ Bảo lãnh tín dụng DNN&V, đến nay hầu hết các tỉnh thành đã thành lập Quỹ này đã tạo lên sự kỳ vọng rất lớn về khả năng khai thông nguồn vốn cho hoạt động của các DNN&V.
Bản (JIBIC), ngân hàng Tái thiết Đức và quỹ Mê công… Vì vậy tìm cách tiếp cận khu vực kinh tế này không chỉ là giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp mà còn đem lại lợi ích cho ngân hàng, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh trong hoạt động tín dụng hiện nay. Đồng thời đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp mở rộng tín dụng đối với các DNN&V tại Sở giao dịch và một số kiến nghị đối với Chính phủ, với NHN0 Việt Nam nhằm tạo điều kiện để Sở giao dịch mở rộng tín dụng đối với DNN&V.
Luận văn tốt nghiệp
Mở rộng tín dụng với danh nghiệp nhỏ và vừa tại sở giao dịch NHNo Việt Nam