Hoàn thiện quy trình trả lương tại Văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam

MỤC LỤC

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG TẠI CƠ QUAN TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM

Phòng kĩ thuật –An toàn lao động: Là phòng chuyên môn nghiệp vụ tham mưu giúp Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị Tổng công ty chỉ đạo và quản lý các lĩnh vực kỹ thuật công nghệ và thiết bị luyện kim, tiêu chuẩn và chất lượng sản phẩm, quản lý môi trường khoáng sản, khai thác mỏ nguyên liệu, nghiên cứu khoa học công nghệ, an toàn và bảo hộ lao động của Tổng công ty theo quy định của Nhà nước và của Tổng công ty. Tình hình thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch của năm 2007: Nhìn chung, việc thực hiện kế hoạch năm 2007 của Tổng công ty thuận lợi hơn so với năm trước do Tổng công ty làm tốt công tác dự báo thị trường và một số dự án trọng điểm hoàn thành đi vào hoạt động đã giúp Tổng công ty chủ động được nguồn nguyên liệu sản xuất, tạo điều kiện hạ giá thành, giá bán sản phẩm, đáp ứng được nhu cầu thị trường. Đứng trước tình hình đó Ban lãnh đạo Tổng công ty đã có những chỉ đạo điều hành quyết liệt, kịp thời; tìm mọi giải pháp để tháo gỡ khó khăn, thực hiện tốt trách nhiệm bình ổn giá của Tổng công ty theo sự chỉ đạo của Chính phủ, chương trình tiết kiệm giảm chi phí trong sản xuất kinh doanh; động viên được sự nhiệt tình ý thức trách nhiệm của toàn thể cán bộ nhân viên công nhân của toàn Tổng công ty, nhằm thực hiện các nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch của Tổng công ty đã được Nhà nước giao trong sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển và kế hoạch đổi mới doanh nghiệp của Tổng công ty; thực hiện tốt các nghĩa vụ và nhiệm vụ chính trị xã hội mà Nhà nước giao cho Tổng công ty.

Thu nhập bình quân của lao động trong Tổng công ty Thép qua các năm ngày càng tăng, riêng đối với năm 2005 giảm (đối với Cơ quan văn phòng giảm 211.000 đ/người/tháng ; đối với Tổng công ty giảm 465.000 đ/người/tháng so với năm 2004) là do năm 2005 Tổng công ty gặp không ít khó khăn do tình hình thị trường thép trong nước và thế giới có nhiều biến động phức tạp nhưng với những cố gắng trong chỉ đạo, điều hành và thực hiện…Tổng công ty đã phẫn đấu không để thua lỗ và đảm bảo mức thu nhập hợp lý cho người lao động. Sang đến năm 2007 rút kinh nghiệm từ những hoạt động năm 2006 Tổng công ty đã duy trì những mặt tích cực và khắc phục những mặt tiêu cực làm cho kết quả sản xuất kinh doanh hoàn thành vượt mức, lợi nhuận trước thuế cả năm của Công ty mẹ là 254.505 triệu đồng (số liệu lấy từ bảng 2) đã làm cho trong khi vẫn tiết kiệm được quỹ tiền lương mà tiền lương trả cho lao động tăng lên. Tiền lương- tiền công là một phạm trù kinh tế- xã hội quan trọng, chính sách về tiền lương là một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách kinh tế- xã hội của đất nước, có liên quan trực tiếp đến cuộc sống của hàng triệu người lao động, đến động lực phát triển và tăng trưởng kinh tế, đến sự ổn định chính trị- xã hội và nâng cao hiệu quả- hiệu lực quản lý nhà nước.

Quỹ tiền lương hàng năm được trích trong giá thành sản phẩm của các đơn vị phụ thuộc, căn cứ vào quyết định giao đơn giá tiền lương hàng năm của Hội đồng quản trị Tổng công ty trên cơ sở nhiệm vụ sản xuất kinh doanh kế hoạch và kết quả thực hiện năm trước liền kề của Tổng công ty, đảm bảo theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước. Qua quá trình nghiên cứu tình hình sử dụng quỹ tiền lương ta thấy: Cơ quan có quỹ tiền lương được Tổng giám đốc phân phối, mặc dù Cơ quan Tổng công ty không phải là đơn vị trực tiếp sản xuất nhưng hoạt động của khối quản lý ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty nên không thể tách rời quỹ tiền lương của khối Cơ quan khỏi kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với công nhân lái xe, tiền phụ cấp lái xe chuyên trách, tiền làm thêm giờ và mức thanh toán được quy định tại “Quy định quản lý sử dụng xe ô tô của Cơ quan Văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam” ban hành kèm theo quyết định số 1778/ QĐ-VP ngày 4/8/2004 của Tổng công ty và Tờ trình ngày 20/01/2005 về thực hiện quy định đã nêu trên đã được Tổng giám đốc phê duyệt.

Bảng 1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Thép Việt Nam giai đoạn 2005-2007
Bảng 1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Thép Việt Nam giai đoạn 2005-2007

QL CSCDQL

BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG TẠI CƠ QUAN VĂN PHềNG TỔNG CễNG TY THẫP VIỆT NAM

(Nguồn do sinh viên tự tính) Như vậy qua kết quả thể hiện ở 2 bảng 11 và 12 ta thấy trả lương theo 2 cách sau thì có DC (hệ số giãn cách) giữa người hưởng lương cao nhất và thấp nhất trong phòng lớn hơn trả theo cách Cơ quan đang trả, điều này đã gắn với kết quả làm việc của CBCNV trong Cơ quan văn phòng Tổng công ty. Do vậy, cần phải nắm bắt sự thay đổi đó bởi không những tốt cho việc xây dựng quy chế trả lương mà còn tốt cho hoạt động kinh doanh, và quá trình sửa đổi bổ sung hoàn thiện quy chế trả lương mới được thực hiện một cách hiệu quả nhất, mới thực sự mang lại được sự công bằng và lợi ích cho người lao động cũng như lợi ích của toàn công ty. “Phân tích công việc là quá trình thu thập các tư liệu và đánh giá một cách có hệ thống các thông tin quan trọng liên quan đến các công việc cụ thể trong tổ chức nhằm làm rừ bản chất của từng cụng việc: ở từng cụng việc cụ thể người lao động cú nhiệm vụ và trách nhiệm gì; họ thực hiện những hoạt động nào, tại sao phải thực hiện và thực hiện như thế nào; những máy móc thiết bị công cụ nào được sử dụng; những mối quan hệ nào được thực hiện; các điều kiện làm việc cụ thể; cũng như các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và các khả năng mà người lao động cần phải có để thực hiện công việc”.

Phân tích công việc có vai trò rất quan trọng, là tiền đề để đưa ra những chính sách quản lý lao động đúng đắn và có hiệu quả; đồng thời phân tích công việc cũng làm cho người lao động hiểu rừ được họ cú nhiệm vụ và trỏch nhiệm gỡ đối với cụng việc, còn người sử dụng lao động có thể xác định được các kỳ vọng của mình đối với người lao động và làm cho họ hiểu được các kỳ vọng đó. Các mục tiêu mà đánh giá thực hiện công việc phục vụ có thể quy về hai mục tiêu cơ bản là cải tiến sự thực hiện công việc của người lao động và giúp cho những người quản lý có thể đưa ra các quyết định nhân sự đúng đắn như đào tạo và phát triển, thù lao, thăng tiến và kỷ luật… Quá trình đánh giá thực hiện công việc ở một mức độ nào đó, chính là sự mở rộng của thiết kế công việc và có những tác động cơ bản tới tổ chức nói chung. Hơn nữa các kết quả đánh giá thực hiện công việc còn giúp cho bộ phận quản lý nhân lực và lao động cấp cao có thể đánh giá được thắng lợi các hoạt động chức năng về nguồn nhân lực như tuyển mộ, tuyển chọn, thăng tiến, đào tạo và các hoạt động khác, kiểm điểm được mức độ đúng đắn và hiệu quả của các hoạt động đó; từ đó có các phương pháp điều chỉnh phù hợp.

Đồng thời mức độ mức độ hợp lý và đúng đắn của việc sử dụng các hệ thống đánh giá và thông tin phản hồi các kết quả đánh giá với người lao động có ảnh hưởng rất lớn tới việc xây dựng và phát triển đạo đức, thái độ của người lao động và bầu không khí tâm lý –xã hội trong các tập thể lao động. Để đánh giá thực hiện công việc, cần phải thiết lập một hệ thống đánh giá với ba yếu tố cơ bản sau: các tiêu chuẩn thực hiện công việc, đo lường sự thực hiện công việc theo các tiêu thức trong tiêu chuẩn; thông tin phản hồi đối với người lao động và bộ phận quản lý nguồn nhân lực. Trách nhiệm của Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị sẽ có trách nhiệm quyết định hệ số lương chức danh công việc và hệ số hoàn thành công việc đối với thành viên chuyên trách Hội đồng quản trị, thành viên chuyên trách Ban Kiểm Soát, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, kế toàn trưởng.

Bảng 11. Bảng lương của CBCNV phòng Tổ chức lao động trả theo cách 1
Bảng 11. Bảng lương của CBCNV phòng Tổ chức lao động trả theo cách 1