Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Dệt may xuất khẩu Việt Nam

MỤC LỤC

Thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Dệt may xuất khẩu Việt Nam

Tình hình xuất khẩu ngành Dệt May Việt Nam những năm gần đây 1. Kim ngạch xuất khẩu ngành Dệt May Việt Nam

Có điểm đáng chú ý là năm 2001 tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu Dệt may thấp nhất, nguyên nhân là do trong năm này thì hàng Dệt may của việt Nam đang phải cạnh tranh với hàng Dệt may Trung Quốc,nền kinh tế của các nước nhập khẩu chính của ta lại đang suy thoái nên số lượng nhập khẩu ít hơn, mặt khác, hàng Dệt may của các nước Đông Âu, Bắc Phi, Campuchia, Bangladesh, Srilanka, xuất khẩu vào EU được miễn thuế nhập khẩu và không bị khống chế về hạn ngạch, trong khi đó Dệt may Dệt may Việt Nam không chỉ bị đánh thuế nhập khẩu bình quân 14%, mà còn bị khống chế về hạn ngạch khiến hàng hóa của ta kém cạnh tranh so với hàng hóa nước khác. Cho đến năm 2007 kim ngạch vào thị trường này là 4.4 tỷ USD và tốc độ tăng bình quân của cả giai đoạn là 28.55%, với tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ so với tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam chiếm trên 50%, chứng tỏ thị trường này cú ảnh hưởng rừ nột nhất đến kim ngạch xuất khẩu cho toàn ngành và tình hình xuất khẩu hàng hóa của cả nước. Nhật Bản là thị trường nhập khẩu Dệt may Việt Nam lớn thứ 3,chiếm khoảng 10% trong tổng kim ngạch nhập khẩu dệt may, thị trường Nhật ban là thị trường khá khó tính, trong khi kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ và EU tăng mạnh thì tốc độ tăng trưởng kim ngạch Dệt may Việt Nam vào thj trường này lại tăng khỏ chậm,biểu đồ dưới đõy sẽ cho thấy rừ hơn xu thế đú.

Hơn thế nữa, năm 2008 các nước ASEAN được xóa bỏ thuế quan xuống 0%, trong khi đó Việt Nam đang phải chịu mức thuế suất 10%, để được hạ mức thuế xuất xuống 05 bên phía Nhật Bản yêu cầu Dệt may Việt Nam phải đáp ứng tiêu chí sản xuất qua “2 công đoạn”,tức là được sản xuất từ nguyên phụ liệu trong nước, hoặc nhật hoặc các nước ASEAN, đây là thách thức lớn đặt ra cho các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam. Trong đó, hiện nay kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 4 của Việt nam là Đài loan,trong khi kim ngạch xuất khẩu sang Hoa kỳ chậm lại thì kim ngạch xuất khẩu sang EU, Đài loan lại tăng cao, việc mở rộng thị trường tiêu thụ Dệt may Việt nam là điều cần thiết giúp gia tăng xuất khẩu, hạn chế rủi ro khi chỉ tập trung vào thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản. Năm 2006, các chủng loại mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh là áo jacket, quần, áo sơ mi, áo thun, áo khoác, quần short, quần áo thể thao, váy, quần áo sợi acrylic… và giảm xuất ở một vài mặt hàng như áo len, đồ lót, caravat, khăn, quần áo jacket… Xét về trị giá, mặt hàng quần là chủng loại mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng cao nhất, tăng tới 81 triệu USD so với năm 2005, đạt 205 triệu USD.

Bảng 2.2.Kim ngạch xuất khẩu Dệt may tới một số thị trường
Bảng 2.2.Kim ngạch xuất khẩu Dệt may tới một số thị trường

Phân tích các năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Dệt may xuất khẩu Việt Nam theo các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của

Về vấn đề công nghệ trong các doanh nghiệp Dệt may xuất khẩu hiện nay thì còn rất nhiều bất cập, phía nội địa chỉ đáp ứng được trang thiết bị nhỏ lẻ đơn giản như: Máy trải vải, máy kiểm tra vải, hệ thống chiếu sáng, hệ thống làm mát và một số phụ tùng tủ đựng hồ sơ, ghế ngồi may …trang thiết bị công nghệ trong các doanh nghiệp chủ yếu được nhập khẩu từ các quốc gia như Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan,… lại là những đối thủ cạnh tranh lớn trong lĩnh vực xuất khẩu Dệt may, điều này đã làm cũng góp phần làm giảm lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp Dệt may xuất khẩu của ta. Hiện nay các doanh nghiệp Dệt may xuất khẩu Việt Nam đã có nhiều phấn đấu trong việc nâng cao tỷ suất lợi nhuận không chỉ thể hiện ở các gương mặt lớn trong lĩnh vực Dệt may xuất khẩu như Tổng công ty Dệt may Việt Tiến, tổn công ty Dệt may Việt Nam mà còn thể hiện ở các doanh nghiệp nhỏ và ít tên tuổi trên thương trường, tiêu biểu như: năm 2008, Công ty cổ phần Dệt Việt Thắng vươn lên thành doanh nghiệp tiêu biểu nhất ngành Dệt. Trong khi khâu gia công là nguyên nhân cơ bản dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh ngành may mặc thấp do trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu thì thiết kế kiểu dáng diễn ra ở Mỹ và châu Âu, vải được sản xuất ở Trung Quốc, các phụ liệu đầu vào khác được sản xuất tại Ấn Độ và sản phẩm cuối cùng được thực hiện ở những nước có chi phí nhân công thấp như Việt Nam, Trung Quốc.

Một trong những yêu cầu của Nhật Bản trong đàm phán về Hiệp định Đối tác kinh tế với Việt Nam – EPA (dự kiến kết thúc vào cuối năm nay và có hiệu lực ngay sau đó)là Hàng Dệt May Việt Nam Xuất Sang Thị Trường Nhật Bản Phải Đạt Tiêu Chí Xuất Xứ “Hai Công Đoạn” có nghĩa là hàng Dệt may xuất sang Nhật phải được sản xuất từ nguyên phụ liệu trong nước, hoặc của Nhật hoặc của các nước ASEAN.

Hình 2.3.1.2 cơ cấu lao động làm công  ngành Dệt may phân theo bằng cấp  nghề năm 2006
Hình 2.3.1.2 cơ cấu lao động làm công ngành Dệt may phân theo bằng cấp nghề năm 2006

Đánh giá chung 1. Ưu điểm

- Một số doanh nghiệp chịu đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển theo hướng hiện đại hóa công nghệ (trong lĩnh vực Dệt: ngành kéo sợi có đến 22%. thiết bị công nghệ ở trình độ tương đối tốt được nhập khẩu từ Tây Âu, Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ, đặc biệt trong các doanh nghiệp FDI, trong lĩnh vực may mặc thì được đánh giá là không cách xa so với trình độ tiên tiến thế giới). - Khả năng chủ động nguồn nguyên vật liệu, phụ liệu là kém do công nghiệp phụ trợ cho ngành mới hình thành, nguồn nguyên vật liệu, phụ liệu lại được nhập khẩu chính từ các đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc, Ấn Độ , Hàn Quốc, cũng là nhân tố chính khiến chi phí sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam cao hơn các đối thủ làm giảm khả năng cạnh tranh về giá cả, giảm tỷ suất lợi nhuận, hiệu quả kinh doanh. - Nguồn nhân công giá rẻ tuy nhiên tình trạng biến động lao động trong các doanh nghiệp cao, thiếu nhân công có trình độ tay nghề, và có khả năng thích ứng công nghệ mới, mặt khác chi phí nhân công lại không có nhiều khác biệt so với các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, khiến chi phí nhân công không còn là lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam.

- Vấn đề về công nghệ trang bị cho các doanh nghiệp Dệt may còn kém,không đồng đều, công nghệ cao chưa chiếm ư thế, các doanh nghiệp nhỏ dây chuyền sản xuất còn nhiều lạc hậu, thiếu đồng bộ tuy nhiên việc thay mới lại gây nhiều tốn kém, mặt khác, các doanh nghiệp vẫn phải nhập khẩu công nghệ nước ngoài đặc biệt từ những đối thủ cạnh tranh của mình, và thực tế cho thấy có rất nhiều doanh nghiệp bỏ tiền ra đổi mới công nghệ nhưng do khả năng quản lý và trình độ lao động không phù hợp đã gây ra lãng phí và không hiệu quả.

Những giải pháp cần thiết để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Dệt may xuất khẩu Việt

Mục tiêu và định hướng phát triển ngành Dệt may đến năm 2020 1. Mục tiêu

- Các doanh nghiệp không có tầm nhìn chiến lược dài hạn, các doanh nghiệp nhỏ chưa quan tâm đến việc thiết kế xây dựng thương hiệu, hoặc chưa có đủ năng lực tài chính để quảng bá thương hiệu cho nên đa số xuất khẩu sản phẩm dưới nhãn hiệu của nhà nhập khẩu nước ngoài. Xây dựng các trung tâm thời trang, các đơn vị nghiên cứu thiết kế mẫu, các Trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu và thương mại tại Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn. Xây dựng các Khu, Cụm Công nghiệp chuyên ngành dệt may có cơ sở hạ tầng đủ điều kiện cung cấp điện, nước, xử lý nước thải đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường theo quy định của Nhà nước.

Tập trung xử lý triệt để các cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.Triển khai xây dựng các Khu, Cụm Công nghiệp Dệt May có hệ thống xử lý nước thải tập trung, đạt tiêu chuẩn môi trường để di dời các cơ sở dệt may có nguy cơ gây ô nhiễm vào khu công nghiệp.

Giải pháp

Ngoài ra, các doanh nghiệp cần tận dụng những ưu đãi của chính phủ trong việc đầu tư vào các dự án sản xuất linh kiện, nguyên vật liệu, máy móc sản xuất, chú trọng đến công tác đầu tư các giống bông có năng suất cao, chất lượng ổn định, đồng thời các doanh nghiệp cần phải chú trọng quan tâm đến lợi ích người trồng bông để đảm bảo nguồn nguyên liệu. - Các doanh nghiệp cần quan tâm đến lợi ích và nguyện vọng của lao động, có chính sách nhân công hợp lý, như việc đảm bảo về điều kiện làm việc, tạo mức ổn định về tiền lương, hạn chế mức độ nhàn rỗi khi công việc mang tính thời vụ, quan tâm đến đời sống, chỗ ăn ở cho lao động giúp họ an tâm làm việc, tạo thêm động lực cống hiến cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp của chúng ta đa phần là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, để nâng cao được sức mạnh cạnh tranh, tham gia vào sự liên kết các doanh nghiệp có thể chia sẻ nguồn lực, giảm thiểu chi phí so với sản xuất kinh doanh độc lập, các doanh nghiệp cần phải liên kết để thúc đẩy công nghiệp phụ trợ Việt Nam phát triển.Liên kết với các doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp nhỏ với nhau, hoặc giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp.

Tổ chức việc đào tạo cán bộ phục vụ cho ngành quản lý, công nhân có tay nghề kết hợp đào tạo dài hạn với đào tạo ngắn hạn, kết hợp giữa đào tạo chính quy với đào tạo tại chỗ, kết hợp giữa đào tạo trong nước với việc cử cán bộ ra nước ngoài để đào tạo, củng cố và mở rộng hệ thống đào tạo chuyên ngành Dệt May, xây dựng Trường Đại học Dệt May và Thời trang để tạo cơ sở vật chất cho việc triển khai các lớp đào tạo.