MỤC LỤC
Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung do không có thị trường đất đai (cũng như thị trường bất động sản) nên không có doanh nghiệp kinh doanh đất đai (và bất động sản). Tất cả là do Nhà nước chi phối, hoặc do dân cư tự lo liệu nên hiệu quả sử dụng đất đai thấp. Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp kinh doanh đất đai và liên quan đến đất đai phát triển và có vai trò quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội trong sử dụng đất đai. Không phải chỉ là các doanh nghiệp san tạo mặt bằng mà các doanh nghiệp phát triển kết cấu hạ tầng cấp, thoát nước, điện, đường… làm tăng thêm giá trị và giá trị sử dụng của đất đai cũng được hình thành. Hơn thế nữa các cơ quan quy hoạch, các tổ chức ngân hàng, tài chính cũng tổ chức dưới dạng doanh nghiệp hướng về mặt hàng đất đai để kinh doanh. Các doanh nghiệp cạnh tranh và hợp tác với nhau phát triển trên cơ sở nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh và phục vụ xã hội. - Các tổ chức trung gian trong thị trường đất đai. Hoạt động trong thị trường đất đai thường xuất hiện 3 nhân vật: người bán, người mua và các nhân vật trung gian làm cầu nối giữa người bán và người mua. Ở nhiều loại hàng hoá khác cũng có các nhân vật trung gian, nhưng do đặc điểm của hàng hoá đất đai và giao dịch bán - mua đất đai nên vai trò trung gian là rất quan trọng. Các nhân vật trung gian có thể chia thành các loại:. • Các tổ chức cung cấp thông tin về hàng hoá và giá cả…. • Các tổ chức tư vấn về pháp lý, giao dịch. • Các tổ chức môi giới, các tổ chức này trực tiếp giúp đỡ bên người bán, hoặc bên người mua thực hiện các nội dung giao dịch, chuẩn bị luận cứ cho người mua, người bán có cơ sở đi đến quyết định. • Các tổ chức định giá, thống kê, dự báo giá cả. Những thông tin này không có giá trị bắt buộc, nhưng là căn cứ quan trọng của các phi vụ giao dịch. - Quản lý Nhà nước thể hiện ở hai nhiệm vụ:. Một là, tạo điều kiện cho thị trường thực hiện sự phân bố hợp lý và sử dụng có hiệu quả đất đai với giá cả phù hợp và chi phối giao dịch thấp. Hai là, bảo đảm công bằng xã hội, thông qua các chức năng cụ thể sau:. • Tạo khung pháp lý thích ứng với nguyên tắc thị trường bao gồm: Việc tạo khung pháp lý như: cấu trúc sở hữu; quyền hạn nghĩa vụ của các bên tham gia thị trường; quy trình mua bán, thanh toán; cơ chế giải quyết tranh chấp…. và việc làm cho khung pháp lý đó thích ứng với cơ chế thị trường, thí dụ; sự bình đẳng trong việc gia nhập hoặc rút lui khỏi thị trường, cơ chế cạnh tranh;. cơ chế bảo đảm sự công khai minh bạch; cơ chế giải quyết và cơ quan giải quyết tranh chấp. • Xây dựng hệ thống quản lý có hiệu quả và đáng tin cậy. Trong đó, phải xỏc định rừ ai được hưởng quyền; những quyền được phộp; Ranh giới của đất đai; có năng lực cung cấp những chứng cứ chính xác, có giá trị pháp lí, không tốn kém, dễ tiếp cận cho các chủ sở hữu; hình thành các cơ quan đăng ký lưu giữ hồ sơ của chủ sở hữu; cơ quan địa chính xây dựng một hệ thống thông tin đất đai nhiệm vụ của hệ thống quản lý là: Bảo đảm an toàn, và tăng cường nhịp độ giao dịch trên thị trường; tăng cường khả năng tiếp cận với thông tin; bảo đảm an toàn của việc thế chấp; bảo vệ quỹ đất; giảm tranh chấp; góp phần nâng cao chất lượng quy hoạch… Hình thành hệ thống thông tin minh bạch, công khai, dễ tiếp cận cho các đối tượng bao gồm: Thông tin quy hoạch, thông tin địa chính, địa bạ và đăng ký địa bạ; thông tin giá cả. • Tạo điều kiện để giá cả được hình thành trên cơ sở quan hệ cung cầu, chống độc quyền. • Nhà nước có trách nhiệm thúc đẩy sự hình thành thị trường đất đai, đồng bộ với toàn bộ hệ thống thị trường. • Hình thành đội ngũ chuyên gia về pháp lí, giao dịch chuyển nhượng, giá cả, các nhà môi giới…. • Thực hiện sự điều tiết thị trường. Cơ sở hình thành chính sách đất đai trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay. nên những vấn đề liên quan đến đất đai như: quyền sở hữu, quyền sử dụng, thị trường quyền sử dụng đất đai, vai trò của Nhà nước, các tổ chức trung gian, các tổ chức kinh doanh… cũng có biến động cần được nghiên cứu thấu đáo. a) Quyền sở hữu và quyền sử dụng đất đai trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Người sử dụng đất không chỉ là những người được giao đất mà cả những người được thuê đất (bao gồm cả cá nhân lẫn các tổ chức) có điều cần lưu ý là các tổ chức cá nhân thuê đất chủ yếu là ở các đô thị. Luật năm 1993 quy định người sử dụng đất có thêm một quyền thứ 3 là: được phép chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. * Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất được giao;. - Được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;. - Hưởng các lợi ích do công trình công cộng và bảo vệ, cải tạo và bồi bổ đất;. - Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo và bồi bổ đất;. - Được Nhà nước bảo vệ khi người khác xâm phạm đến quyền sử dụng đất hợp pháp của mình; được bồi thường thiệt hại khi đất bị thu hồi;. - Được quyền góp đất để hợp tác sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật phù hợp với mục đích giao đất;. - Được quyền khiếu nại, tố cáo về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai. * Đồng thời phải thực hiện các nghĩa vụ sau:. - Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới và các yêu cầu khác đã được quy định khi giao đất;. - Thực hiện các biện pháp để bảo vệ và làm tăng khả năng sinh lợi của đất. Tuân theo những quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh;. - Nộp thuế sử dụng đất; thuế chuyển quyền sử dụng đất; lệ phí địa chính theo quy định của pháp luật;. - Nộp tiền sử dụng đất khi được giao đất theo quy định của pháp luật?. Đền bù cho người có đất bị thu hồi để giao cho mình;. - Giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất. Như vậy, theo các quy định hiện hành thì quan niệm về quyền sử dụng đất có các khía cạnh sau cần được quan tâm:. - Quyền sử dụng đất là một bộ phận cấu thành quyền sở hữu đất đai. Ở nước ta quyền sở hữu đất đai thuộc về toàn dân mà đại diện là Nhà nước. Nhà nước có quyền giao đất, thu hồi đất và cho thuê đất. Người được giao đất, thuê đất được quyền sử dụng, kinh doanh trên mảnh đất đó và thực hiện có nghĩa vụ nhất định tùy theo loại đất, hình thức giao, thuê đất và người và tổ chức sử dụng đất. - Quyền lợi của người sử dụng đất Nông, Lâm, Ngư nghiệp khác với quyền lợi của nguồn sử dụng đất ở, đất chuyên dùng. - Người có hoàn cảnh neo đơn, khó khăn,… có sự ưu tiên. - Người được giao đất có thu tiền sử dụng đất có quyền lợi khác với người được giao đất không thu tiền. - Người trả tiền thuê đất một lần có quyền lợi khác với người thuê đất trả tiền dần theo định kỳ. b) Thị trường quyền sử dụng đất trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay Quan niệm về thị trường quyền sử dụng đất hiện nay.
Có các sông ngòi lớn như sông Hồng, sông Đuống, Sông Cầu, sông Cà Lồ…; có nhiều hồ, đầm tự nhiên với tổng diện tích khoảng 3600 ha là nguồn cấp nước cho sản xuất; là hệ thống thoát nước quan trọng và góp phần điều hoà khí hậu và đặc biệt là tạo cảnh quan môi trường cho Hà Nội. Từ yêu cầu thực tế của nhiệm vụ quản lý nhà đất thực hiện nghị định 34CP của Chính phủ về nhiệm vụ quyền hạn về tổ chức bộ may ngành địa chính, tập trung quyền quản lý đất đai vào một đầu mối UBND thành phố có QĐ số HQ3 QĐ-UB ngày 10/3/1995 thành lập tổ chức địa chính thành phố và đến 18/3/1999 sở địa chính nhà đất được thành lập bám sát 7 nội dung quản lý Nhà nước về đất bán để tăng cường hiệu lực quản lý lĩnh vực quan trọng này.
Về tổ chức quản lý đất đai, trước năm 1993 công tác quản lý đất đai phân tán ở huyện việc quản lý do phòng Nông nghiệp đảm trách. Ở nội thành Sở Xây dựng là cơ quan tham mưu giúp UBND thành phố quản lý Nhà nước về quy hoạch và sử dụng đất đô thị. Sở Nhà đất là cơ quan tham mưu giúp UBND thành phố quản lý Nhà nước quỹ đất liên quan đến quỹ nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước, quỹ đất ở các khu nhà ở xây dựng tập trung. Việc triển khai thi hành luật đất đai năm 1988 còn chậm, còn nhiều vấn đề chưa quán triệt đầy đủ nhất là ở khu vực đô thị. Tuy nhiên công tác quản lý đất đai vẫn phân tán, qũy đất chưa được quản lý thống nhất, có nhiều sơ hở. Cộng với công tác quản lý phát triển nhà ở triển khai các chính sách mới như bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước cho người đang thuê nhà; phát triển nhà ở theo cơ chế kinh doanh. Các cơ quan, các thành phần kinh tế tư nhân đến xây nhà để bán kèm theo chuyển dịch đất đai, nhà xưởng, các hợp tác xã, cơ quan, công ty…. dưới hình thức mua bán công khai hoặc liên doanh, liên kết… Đỉnh cao của trào lưu này là năm 1994. Trong giai đoạn này thị trường chuyển nhượng nhà, thực chất là đất hình thành tự phát vượt khỏi tầm kiểm soát, dẫn tới kháng nghị số 7/2 KS - TTPL 15/5/1995 của Viện Kiểm soát Nhân dân tối cao. Từ yêu cầu thực tế của nhiệm vụ quản lý nhà đất thực hiện nghị định 34CP của Chính phủ về nhiệm vụ quyền hạn về tổ chức bộ may ngành địa chính, tập trung quyền quản lý đất đai vào một đầu mối UBND thành phố có QĐ số HQ3 QĐ-UB ngày 10/3/1995 thành lập tổ chức địa chính thành phố và đến 18/3/1999 sở địa chính nhà đất được thành lập bám sát 7 nội dung quản lý Nhà nước về đất bán để tăng cường hiệu lực quản lý lĩnh vực quan trọng này. Chính sách của Đảng, Nhà nước và việc vận dụng, cụ thể hoá. Hệ thống văn bản chính sách của Đảng, Nhà nước và các văn bản pháp quy của thành phố Hà Nội để thực hiện các chính sách của Đảng, Nhà nước. Hà Nội đã vận dụng sáng tạo, cụ thể hóa các chính sách của Nhà nước thành một hệ thống văn bản pháp quy là cơ sở chỉ đạo triển khai thực hiện. Khảo sát theo thời gian; Hà Nội có các văn bản chủ yếu sau:. Luật đất đai mới có những quy định cụ thể về nội dung quản lý Nhà nước về đất đai đô thị; quy định về khung giá đất các loại về quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất… các Bộ, ngành có nhiều thông tư hướng dân thi hành luật. Trên cơ sở khung pháp lý của Nhà nước, Hà Nội đã ban hành một loạt các văn bản qui phạm hướng văn thi hành trong điều kiện cụ thể của địa phương. Liên quan đến việc thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai phải kể tới các văn bản sau:. hướng dẫn thực hiện 64 CP về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân. Đường 32; Đường Trần Khát Chân… Trong đó tiêu thức giao diện tích tái định cư theo nhân khẩu được thay bằng diện tích đất bị thu hồi. Ngày 31/10/2000, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã có quyết định 88/2000/ QĐ-UB thành lập Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng thành phố, có bộ phận thường trực chuyên trách, nhằm chỉ đạo một cách tập trung công tác này của thành phố. Hội đồng nhân dân có nghị quyết số 09/NQ- HĐ, UBND thành phố ban hành. trách nhiệm của các bên liên quan; phân cấp cho chủ tịch UBND các quận, huyện được phê duyệt phương án bồi thường cho người bị thu hồi đất và trình tự các bước thực hiện giải phóng mặt bằng. Uỷ ban nhân dân thành phố còn có các Quyết định 68/1999/QĐ-UB ngày 18/8/1999 quy định về trình tự, thủ tục để được giao đất, cho thuê đất trên địa bàn thành phố; quyết định 36/QĐ - UB ngày 17/9/1998 quy định về việc giao đất làm nhà ở giãn dân cho các hộ gia đình tại khu vực nông thôn, trong đó quy định UBND thành phố phê duyệt kế hoạch và phân cấp cho Uỷ ban nhân dân các huyện chỉ đạo thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, thu tiền sử dụng đất nộp ngân sách Nhà nước và quyết định giao đất cho các hộ để xây dựng nhà ở giãn dân. Các nội dung chủ yếu của hệ thống chính sách chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai hiện hành ở Hà Nội. Phần này trình bày nội dung chủ yếu của các chính sách về chuyển đổi mục đích sử dụng đất của Nhà nước đã được vận dụng vào điều kiện cụ thể của Hà Nội. Chính sách bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. Chính sách này áp dụng cho các đối tượng bị Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng, mục đích phát triển kinh tế. Điều 36 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 ghi rừ mục đích phát triển kinh tế gồm: Đất sử dụng để xây dựng khu công nghiệp; Đất cho các dự án sản xuất kinh doanh, dịch vụ, du lịch thuộc nhóm A đã được cơ quan có đủ thẩm quyền xét duyệt đầu tư mà không thể nằm trong khu công nghiệp…; Đất cho các dự án đầu tư từ nguồn vốn ODA; Đất thực hiện dự án 100% vốn nước ngoài đã được cơ quan đủ thẩm quyền duyệt cho phép đầu tư mà không thể nằm trong khu công nghiệp. Tất cả các trường hợp thu hồi đất đều phải nằm trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết; quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị; hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan có đủ thẩm quyền xét duyệt cho phép. Nội dung của chính sách bồi thường gồm có Bồi thường đất và Bồi thường tài sản. • Chính sách Bồi thường đất. Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai). Đối với đất ở tại đô thị, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp và các loại đất phi nông nghiệp khác tại đô thị như: đất xây dựng trụ sở cơ quan xây dựng công trình sự nghiệp; đất sử dụng vào mục đích quốc phòng an ninh; đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông, thuỷ lợi; đất xây dựng các công trình văn hoá, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục vụ lợi ích công cộng; đất có di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh; đất xây dựng các công trình công cộng khác theo quy định của chính phủ; đất do các cơ sở tôn giáo sử dụng; đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa và đất phi nông nghiệp khác theo quy định của chính phủ được xếp theo loại đô thị, loại đường phố và vị trí đất để định giá.
Kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cụ thể của từng dự án đầu tư; xác định người sử dụng đất thuộc đối tượng được bồi thường, được hỗ trợ hoặc không được bồi thường làm cơ sở cho việc tính bồi thường, hỗ trợ; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người tái dịnh cư. Thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai là một công tác kinh tế, chính trị, xã hội rất phức tạp, số liệu 2000 - 2004 cho thấy sự cố gắng vô cùng to lớn của Đảng bộ, chính quyền nhân dân Hà Nội trên mặt trận này.
Những vướng mắc, hạn chế nảy sinh trong quá trình thực thi. Theo bà Bùi Thị Bích Hằng, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Hà Nội: "Hà Nội là thành phố có tốc độ đô thị hoá cao, mỗi năm có hơn 1.000 ha đất chuyển sang phát triển đô thị và công nghiệp. Công tác tái định cư có nhiều biểu hiện bức xúc, nổi cộm. Từ tình hình các địa phương trong cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng có thể nêu lên mấy loại biểu hiện như sau:. - Giải toả nhiều, nhưng tái định cư không được bao nhiêu. Tại Thừa Thiên Huế, theo tin của Đinh Toàn trên trang web báo Đầu tư ông Nguyễn Thanh Hà - Phó Chủ tịch huyện Phú Lộc khi làm việc với Thứ trưởng Bộ Tài nguyờn - Mụi trường Đặng Hựng Vừ đó thừa nhận khi triển khai các dự án tại vùng đô thị mới Chân Mây - Lăng Cô "Sau khi giải toả người dân không có nơi đến, bởi quy hoạch vùng tái định cư thì có, nhưng xây dựng thì không khiến tình trạng sau khi giải toả bà con không biết đến nơi nào". - Chất lượng tái định cư còn thấp. Với những người đã định cư thì chất lượng tái định cư cũng còn thấp. Cụ thể là:. • Chất lượng kỹ thuật nhà ở thấp, nhiều nơi chưa có điện, nước. • Một số khu tái định cư đã được sử dụng từ nhiều năm nhưng chưa có cơ sở hạ tầng đặc biệt là hệ thống thoát nước, hệ thống giao thông lầy lội mỗi khi có mưa. Ở thành phố Hồ Chí Minh, ông Trần Thế Ngọc giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường cho biết:. Trang web báo Đầu tư). - Nhiều nơi chưa có khu tái định cư đã triển khai thu hồi đất: Thí dụ, theo Báo cáo của UBND quận II thành phố Hồ Chí Minh 4 dự án: Đường vành đai phía Đông, khu dân cư Thạch Mỹ Lợi (120 ha); tuyến dẫn nước sạch nhà máy nước Thủ Đức; cầu và đường vào cảng khu công nghiệp Cát Lái đã có quyết định thu hồi đất từ trước 1/7/2004, nhưng đến nay chưa lập phương án tái định cư.
Ở những địa phương này việc khoanh định các loại đất, định hướng sử dụng đất nhiều lúc không sát với thực tế, số liệu đo đạc lại không chính xác gây nên những khó khăn, lúng túng, bị động trước tình hình, thậm chí làm đảo lộn kế hoạch thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai của các dự án. Một khía cạnh nữa cần nhìn nhận là tính đồng bộ của hệ thống quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế; quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất; quy hoạch tái định cư; quy hoạch phát triển nguồn nhân lực không đồng bộ với nhau; thậm chí có những quy hoạch chưa được quan tâm xây dựng và triển khai thực hiện.
+ Các khu công nghiệp hiện có được cải tạo, sắp xếp lại cho phù hợp với quy hoạch xây dựng Thành phố; đồng thời phát triển các khu công nghiệp mới như: Sóc Sơn, Bắc Thăng Long, Nam Thăng Long, Sài Đồng A, và B, Đông Anh; cải tạo, mở rộng các khu công nghiệp Cầu Diễn, Cầu Bươu, các khu công nghiệp vừa và nhỏ tại các huyện Thanh Trì, Từ Liêm, Đông Anh, Gia Lâm, Sóc Sơn. + Các khu trung tâm công cộng gồm: Trung tâm hành chính - chính trị Quốc gia Ba Đình, trung tâm hành chính - chính trị Thành phố tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm và các trung tâm thương mại, tài chính, dịch vụ, văn hoá mới ở Tây Hồ Tây, Nam Thăng Long (Xuân La, Xuân Đỉnh, Nghĩa Đô), Phương Trạch (Nam Vân Trì), Gia Lâm và trung tâm lịch sử, du lịch văn hoá Cổ Loa.
Long - Hà Nội; Thành phố phải đảm bảo ổn định vững chắc về chính trị, trật tự an toàn xã hội; phát triển kinh tế - khoa học công nghệ - văn hoá - xã hội toàn diện, bền vững; bảo đảm xây dựng về cơ bản nền tảng vật chất - kỹ thuật và xã hội của Thủ đô xã hội chủ nghĩa giàu đẹp, văn minh, thanh lịch, hiện đại đậm đà bản sắc ngàn năm văn hiến; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; phấn đấu trở thành một trung tâm ngày càng có uy tín ở khu vực, xứng đáng với danh hiệu "Thủ đô anh hùng". - Đất giao thông: Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá Thủ đô và đất nước, việc phát triển và hiện đại hoá hệ thống giao thông thành phố Hà Nội có ý nghĩa quyết định; bao gồm sân bay, bến cảng, đường sắt, đường bộ, đường sông, đường tàu điện trên không và tàu điện ngầm… mở rộng và xác định rừ phạm vi, hàng lang bảo vệ, quản lý, chống lấn chiếm.
Nếu có thị trường cấp II thì việc quản lý đất đai sẽ như thế nào?… Thực tế cho thấy phải làm rừ hơn quyền năng của chủ sở hữu và quyền lợi, trách nhiệm của người sử dụng (kể cả người sử dụng có quyền sau khi mua lại ở thị trường thứ cấp); cũng như cần làm rừ tớnh chất của cỏc mối quan hệ qua lại này, từ đó, lựa chọn hình thức giao dịch đất đai có hiệu quả nhất. Lần thứ hai, hướng tiếp cận chủ yếu cũng là hướng tới giai cấp nông dân (bây giờ là nông dân tập thể). Nhưng cả hai lần đều nhằm giải phòng lực lượng sản xuất. Lần thứ nhất là đưa tư liệu sản xuất đến cho người sản xuất;. lần thứ hai cũng vậy, ruộng đất được giao khoán cho các hộ nông dân sử dụng lâu dài, để họ phát huy cao độ chủ động trong phát triển sản xuất, cởi bỏ các cơ chế kìm hãm khả năng sản xuất của họ. Như vậy hướng tiếp cận là giai cấp nông dân, nhưng mục tiêu kinh tế là rừ ràng. Kết quả của hai lần giải quyết vấn đề đất đai trên đã chứng tỏ chủ trương của Đảng là sáng suốt. Đó là thắng lợi của sự kết hợp nhuần nhuyễn của việc thực hiện hai hướng xã hội và kinh tế trong giải quyết vấn đề đất đai. Khi phản ánh một trong 13 đoàn kiểm tra của Bộ Tài nguyên môi trường ở Lạng Sơn vốn đầu tư "Nóng bỏng - đất đai" Báo đầu tư phản ánh tình hình. Khi đoàn kiểm tra làm việc ở Thành phố Hồ Chí Minh).
Ba là, các qui định giao nhiệm vụ cho Tổng cục Dạy nghề và cho các cơ sở dạy nghề tập trung ngoài nhiệm vụ đào tạo theo kế hoạch, phải có trách nhiệm: xây dựng các chương trình đào tạo, dạy nghề ngắn hạn cho từng ngành nghề phải bố trí lực lượng làm nòng cốt hướng dẫn nên dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề xã, huyện, hoặc tự đào tạo tại cơ sở. Quy hoạch tái định cư, không trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất, và đến lượt quy hoạch sử dụng đất lại không xuất phát từ quy hoạch phát triển đô thị, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội: Trong báo cáo của Sở Tài nguyên - Môi trường thành phố Hà Nội v/v "Đầu tư, xây dựng, quản lý, sử dụng quỹ nhà tái định cư năm 2003-2004 và kế hoạch năm 2005 phục vụ công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố Hà Nội có nhận định "Thành phố chưa có kế hoạch trung hạn, dài hạn, về đầu tư xây dựng các khu tái định cư đồng thời với quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thời kỳ vừa qua, cũng như thời kỳ 2005-2010.
Ba là, các chế tài thưởng phạt nghiêm túc những ai, cơ quan làm sai chính sách. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH VỀ CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT.
Thí dụ: Ở quận Thanh Xuân Hà Nội, ông Phùng Ngọc Nghệ trưởng đoàn kiểm tra luật Đất đai nhận xét: "Điểm chung ở các dự án thuộc quận Thanh Xuân là thiếu công khai, không bàn bạc với dân" (Thanh niên, 24/8/2005, theo chân các đoàn kiểm tra thực hiện Luật Đất đai). Ông Khải trưởng đoàn kiểm tra việc thi hành luật Đất đai số 1 phải kêu lên: Các anh thay đổi quy hoạch như vậy, người dân mệt mỏi, bức xúc là đúng rồi" (Kiểm tra tình hình thi hành Luật Đất đai - Bài cho dân biết tại sao treo - Trang web báo Đầu tư cập nhật chiều 19/8).
Việc thu hồi đền bù, tái định cư, giải quyết việc làm mới ổn định thu nhập đời sống của dân cư bị thu hồi đất có bao nhiêu bất hợp lý, dân bị đẩy tới cùng đường, bế tắc, thế mà, nhiều cán bộ "cắm đầu" vào thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao, không thấy khó khăn cho dân. Cơ cấu đội ngũ cán bộ cần điều chỉnh bổ xung cho hợp lý, có đủ khả năng đảm bảo thực hiện các công việc trong nội dung QLNN về đất đai: như xây dựng và quản lý thi hành pháp luật đất đai, xây dựng và quản lý hệ thống thụng tin đất đai rừ ràng, minh bạch, cập nhật, quản lý hồ sơ,….