MỤC LỤC
Tóm lại, hoạt động huy động vốn có rất nhiều hình thức đa dạng nhằm tăng tính cạnh tranh và thu hút ngày càng nhiều khách hàng. Tuy nhiên hoạt động này buộc ngân hàng phải chấp nhận rủi ro và để hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất ngân hàng cần tuân thủ các nguyên tắc cho vay và xử lý nợ đã đề ra. Huy động vốn và cho vay là hai nghiệp vụ chủ yếu quyết định kết quả hoạt động kinh doanh nên nếu rủi ro xảy ra sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng.
Ngoài ra, ta có thể thông qua một số chỉ tiêu nhất định để đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng như thế nào nhằm có những giải pháp giúp ngân hàng hoạt động tốt hơn.
Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả tín dụng và chất lượng tín dụng. Nguồn vốn huy động được sẽ được ngân hàng sử dụng để cho vay, phục vụ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Với chức năng “đi vay để cho vay” NHNo&PTNT TPLX đã khai thác có hiệu quả nguồn vốn huy động, để phát vay cho người dân trên địa bàn có nhu cầu vay vốn, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh…. NHNo&PTNT TPLX luôn đồng hành cùng nhân dân TPLX ra sức thi đua, thực hiện chủ trương chính sách của Đảng, Nhà Nước, của ngành trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn. Năm 2006 Chi nhánh TPLX đã phấn đấu hoàn thành cơ bản kế hoạch kinh doanh được giao đặc biệt là công tác huy động vốn với tổng số tiền thưởng là 15,5 triệu đồng, và được Hội đồng thẩm định NHNo&PTNT Tỉnh thưởng danh hiệu lao động tiên tiến cho 6 cá nhân.
- Phòng giao dịch Vàm Cống và Mỹ Long: đặt tại phường Mỹ Thạnh và Mỹ Long có nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng ở xa đến giao dịch với Ngân hàng. Khác với các doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực phi tài chính, một đặc trưng quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các NHTM là “đi vay để cho vay” tức là luôn đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu. Chi phí tăng trong giai đoạn này chủ yếu là do Chi nhánh đã nâng cấp các điểm giao dịch, tăng cường các thiết bị kỹ thuật, đào tạo các CB-CNV để phục vụ cho khách hàng cũng như phục vụ cho hoạt động của chi nhánh được tốt hơn.
Khác với năm 2005 chi phí trong giai đoạn này tăng là do chi phí trả lãi tiền vay của ngân hàng tăng mạnh, do nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng nhiều hơn trong năm 2006, mức chi trả lãi lên đến 20.273 triệu đồng. - Chi nhánh ngân hàng nằm ở trung tâm TPLX nên rất thuận lợi cho việc cập nhật thông tin về kinh tế chính trị xã hội có liên quan đến hoạt động của Ngân hàng, thuận lợi cho việc giao dịch với khách hàng. - Chênh lệch lãi suất đầu vào- đầu ra không cao, một phần cũng do nguồn vốn huy động lãi suất thấp không nhiều sẽ kiềm hãm, hạn chế khả năng cạnh tranh của NHNo&PTNT TPLX với các tổ chức tín dụng khác trên cùng địa bàn.
Căn cứ vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội của TPLX và mục tiêu, định hướng của NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh NHNo&PTNT TPLX đề ra mục tiêu chủ yếu năm 2007 là tiếp tục đẩy mạnh công tác huy động vốn và nâng cao chất lượng tín dụng. - Lợi nhuận tăng 10% so năm trước, trong đó thu dịch vụ phấn đấu tăng gấp 5 lần, chênh lệch lãi suất đầu ra-đầu vào đạt 0,4 và quỹ thu nhập đảm bảo đủ chi lương kinh doanh theo hệ số tối đa do Trung Ương quy định theo hệ số tiền lương mới.
NHNo&PTNT TPLX là Chi nhánh ngân hàng trực thuộc NHNo&PTNT Tỉnh An Giang, trong thời gian qua chi nhánh đã tích cực thực hiện nhiều biện pháp, công cụ cần thiết mà pháp luật cho phép để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh, nhằm tạo nguồn vốn tín dụng để cho vay. Có thể nói đây là chính sách ưu đãi của Ngân hàng dành cho khách hàng, khách hàng có quyền rút tiền trước thời hạn một năm và được hưởng mức lãi suất huy động theo quy định của Ngân hàng trong khi ở một số hình thức khác thì không được rút tiền trước kỳ hạn. Nên nếu công việc chuyên môn của họ quá nhiều thì họ sẽ ít quan tâm đến công tác huy động vốn, không nhiệt tình trong việc khuyến khích khách hàng gửi tiền, đó là một trong những bất cập của công tác huy động vốn.
Vì vậy, công tác thu hồi nợ (đúng hạn và đầy đủ) được Ngân hàng đặt lên hàng đầu, bởi một Ngân hàng muốn hoạt động tốt không phải chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn chú trọng đến công tác thu nợ, làm sao để đảm bảo đồng vốn bỏ ra và thu hồi lại nhanh chóng, tránh thất thoát và có hiệu quả cao. Công tác thu nợ có kết quả cao chứng tỏ nguồn vốn mà Ngân hàng cho khách hàng vay đã được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả và tạo ra lợi nhuận nên khách hàng đã trả nợ cho Ngân hàng đúng thời hạn và đầy đủ, đảm bảo nguồn vốn của Ngân hàng được thu hồi và tái đầu tư. Mặc dù thị trường có nhiều biến động nhưng doanh số thu nợ vẫn tăng đều trong 3 năm qua là do cán bộ tín dụng của Ngân hàng đã hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất đối với khách hàng đến vay, chỉ cho vay đối với những phương án khả thi và có khả năng thu hồi nợ cao.
Tuy nhiên, vấn đề sụt giảm này không phải là hoàn toàn bất lợi đối với hoạt động của Ngân hàng, doanh số dư nợ giảm có thể giảm thiểu rủi ro, có thể nói đây là chiến lược kinh doanh tạm thời của Ngân hàng áp dụng để hạn chế nợ xấu của Ngân hàng trong một thời gian ngắn, nhằm nắm bắt nhu cầu của thị trường trong tình hình mới – gia nhập WTO. Nguồn: Báo cáo thống kê cho vay theo thành phần kinh tế, ngành kinh tế qua 3 năm (2004-2006) Từ bảng số liệu trên ta thấy tình hình nợ quá hạn trong 3 năm qua tăng cao, đây là một tín hiệu không mấy khả quan cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Đứng thứ 3 là ngành Nông nghiệp, mặc dù doanh số cho vay của ngành này không tăng cao nhưng với tình trạng nợ quá hạn như trên thì Ngân hàng cần lưu ý mức tồn đọng này vì tiềm năng phát triển của ngành này không còn nhiều.
- Chưa mở rộng được các hình thức tín dụng và chưa thu hút được nhiều đối tượng khách hàng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, các tiểu thương có nhu cầu thường xuyên trong việc luân chuyển vốn. Tuy nhiên, nếu nhìn lại về cơ cấu NVHĐ thì đây chưa phải là một tín hiệu tốt, NVHĐ lãi suất thấp chiếm một tỷ trọng không cao trong tổng nguồn vốn trong khi NVHĐ lãi suất cao luôn chiếm khoảng 1/3 tổng NVHĐ. Chính vì vậy để gia tăng lợi nhuận và bắt kịp nhịp phát triển của xã hội thì Ngân hàng cần có nhữn biện pháp cải thiện và từng bước thay đổi tỷ trọng nguồn vốn theo chiều hướng gia tăng tỷ trọng NVHĐ lãi suất thấp.
NVHĐ được của Ngân hàng chủ yếu vẫn là NVHĐ có kỳ hạn, đây là NVHĐ có lãi suất cao vì vậy khi sử dụng nguồn vốn này để cho vay thì chi phí lãi vay mà Ngân hàng phải trả sẽ lớn, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động cũng như lợi nhuận của Ngân hàng. Tuy nhiên, nếu nhìn từ góc độ khác thì với cơ cấu NVHĐ như vậy thì Ngân hàng sẽ có một lợi thế đó là tính ổn định của nguồn vốn, Ngân hàng có thể chủ động sử dụng nguồn vốn một cách linh hoạt để cho vay mà không cần phải dự phòng nhiều cho việc khách hàng rút tiền bất ngờ. Bên cạnh đó thì thông qua chỉ tiêu Tổng dư nợ trên Tổng NVHĐ cũng cho ta thấy được Ngân hàng luôn sử dụng hết nguồn vốn mà mình đi vay, không gặp phải tình trạng ứ đọng vốn nhàn rỗi tại Ngân hàng.