MỤC LỤC
Tóm tắt chương 1: Chương 1 phân tích những đặc điểm các doanh nghiệp giải khát và thị trường giải khát Việt Nam cùng những yếu tố trên cho thấy việc xây dựng chiến lược kinh doanh đối với các doanh nghiệp nước giải khát Việt Nam phù hợp với tình hình kinh doanh mới cũng như với khả năng của bản thân các doanh nghiệp là một điều thực sự cần thiết. Việc xây dựng chiến lược kinh doanh giúp cho các doanh nghiệp nước giải khỏt Việt Nam xỏc định rừ hướng đi của mỡnh trong tương lai, thấy được những cơ hội, nhận biết được các rủi ro để từ đó dựa trên tiềm lực bản thân từng doanh nghiệp dự trù một số biện pháp đối phó, đồng thời hoạch định nguồn lực một cách chủ động và hợp lý nhằm trở thành cơng ty dẫn dắt thị trường, thay vì là cơng ty hướng về thị trường trong giai đoạn đầu gia nhập WTO.
Thông tin sơ lược về các đối thủ cạnh tranh chính: Hai công ty Coca Cola và Pepsi với các sản phẩm nước ngọt có gas; Công ty nước giải khát Chương Dương với các sản phẩm nước giải khát có gas nhãn hiệu xá xị, soda water, chanh cam, bạc hà; Công ty Vinamilk: sữa đậu nành có đường và không đường; Công ty Red Bull Việt Nam: nước tăng lực Red Bull; Công ty Tân Hiệp Phát: nước tăng lực hiệu Number One. Tỏi thũ trửụứng nửụực giại khaựt lụựn nhaõt Vieụt Nam- thaứnh phoẫ Hoă Chớ Minh,theo thống kê của hãng AC Nielson vào quý I/2006, nước giải khát không gas (không tính nước khoáng, nước tinh khiết) chiếm 56% thị trường, cao hơn 12% so với thị trường nước giải khát có gas. Bên cạnh các nhãn hiệu nước giải khát quen thuộc, ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị trường đầy tiềm năng này, nhất là thị trường nước mát giải khát chế biến từ các loại thảo mộc thiên nhiên và theo những công thức dân gian. Phần lớn các công ty giải khát Việt Nam còn lại hoạt động với quy mô nhỏ, khả năng tài chính và nhân sự hạn chế, công nghệ sản xuất thấp, dây chuyền sản xuất đóng chai thủ công, sản phẩm khai thác trùng lắp lẫn nhau và không có khái. niệm về chiến lược cũng như xây dựng chiến lược. bảng 2.8: Thống kê số lượng nhãn hiệu nước khoáng, nước tinh khiết). Do trong hợp đồng giữa CCBV và các đại lý độc quyền không có điều khoản xác định khách hàng mà các đại lý độc quyền xây dựng được là tài sản riêng của các đại lý độc quyền, nên CCBV thực hiện được điều này và như vậy, CCBV không mất quá nhiều chi phí để tạo mạng lưới đại lý rộng khắp, còn các đại lý độc quyền gần như mất phần lớn đầu ra, một số trong số đó gần như phá sản.
Điều này chứng tỏ cạnh tranh trong ngành nước giải khát ngày càng gay gắt, doanh nghiệp phải đẩy mạnh khuyến mại cũng như đa dạng hóa sản phẩm để bán hàng vì người tiêu dùng Việt Nam ít có tính chung thủy với một nhãn hiệu nào đó, họ dễ dàng bị lôi kéo bởi các chương trình khuyến mại.Vì thế đối với các nhà sản xuất, bên cạnh các chương trình khuyến mại, nờn nhấn mạnh những lợi ớch rừ nhất của nhón hiệu mà mỡnh đang khai thác. Xu hướng của các công ty giải khát là khai thác sản phẩm nước trái cây, nước mát đóng hộp giấy, đặc biệt là sử dụng các nguyên liệu truyền thống như atisô, mía lau, sâm, bí đao,..Tuy cạnh tranh cao, nhưng thị trường thức uống pha sẵn tại Việt nam vẫn còn nhiều tiềm năng lớn để các nhà sản xuất nội địa khai thác. Dự báo, sự phân khúc tiêu dùng đưa chi phí quảng cáo tại Việt Nam đến những tầm cao mới.Với nhiều cơ hội thị trường nước giải khát chưa được khai thác hết như hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam ngay từ bây giờ cần thiết phải xây dựng và thực hiện các chiến lược kinh doanh mở rộng thị trường và nâng cao vị thế cạnh tranh tạo cơ sở vững chắc cho quá trình tham gia hội nhập kinh tế thế giới.
Vấn đề là các công ty nước giải khát trong nước phải tìm ra thế mạnh riêng, tạo ra cho mỗi công ty một dáng vẻ khác, một cơ hội khác biệt để phát triển đi lên, và cũng từ cơ hội đó mà tạo ra lợi nhuận. Nếu cứ khai thác sản phẩm nước ngọt có gas, thì các công ty trong nước sẽ không cạnh tranh được với hai công ty Coca-Cola và Pepsico, nhưng tập trung mặt hàng nước trái cây, nước mát mà không tìm ra sự khác biệt về sản phẩm thì cũng sẽ không bứt phá được trong cạnh tranh. Trong giai đoạn 2007-2015, các công ty nước giải khát trong nước phải xây dựng chiến lược nhằm nâng cao tính cạnh tranh và sẵn sàng cạnh tranh, phát triển thị trường và tạo ưu thế cạnh tranh, đầu tư xây dựng thương hiệu mạnh và hoàn thiện quy trình sản xuất và kinh doanh.
Bên cạnh đó, với mức độ quan trọng 0,106 - yếu tố “các công ty giải khát nước ngoài tại Việt Nam có thực lực tài chính mạnh” – đó là một đe dọa lớn và các chiến lược của các công ty giải khát Việt Nam chỉ phản ứng trên trung bình (mức phân loại 3) với chiến lược tránh đối đầu trực diện với các doanh nghiệp giải khát nước ngoài trên thị trường nước giải khát không gas, cạnh tranh ngang bằng trên thị trường nước giải khát không gas và thị trường này đang là một xu hướng trong lãnh vực giải khát ( mức quan trọng 0,075). Khả năng nhận biết nhãn hiệu của người tiêu dùng là một trong những yếu tố quan trọng xác định mức độ cạnh tranh của sản phẩm (trọng số 0,07) vì hiện nay có những sản phẩm được tiêu thụ với khối lượng lớn trên thị trường nhưng khả năng nhận biết nhãn hiệu rất thấp – đây là yếu tố mà các doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm đầu tư khi hội nhập. Các công ty giải khát Việt Nam, với uy tín sản phẩm về độ an toàn thực phẩm và công nghệ được đầu tư đồng bộ, hiện đại; hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) khá phát triển; có thể tận dụng sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng khi kinh tế phát triển cùng với sự thay đổi tập quán tiêu dùng nước giải khát từ có gas sang không gas (cơ hội bên ngoài) để thực hiện chiến lược phát triển sản phẩm.
Phát triển sản phẩm dành riêng phù hợp với trẻ em (phân khúc thị trường nước trái cây dành cho trẻ em từ 3-12 tuổi còn trống), với thể tích không quá nhiều cho một trẻ em dùng trong một lần, giá phù hợp với tiền tiêu vặt của trẻ em, bao bì dễ mở, dễ cầm trên tay, uống trực tiếp được từ bao bì, mẫu mã thiết kế và cách trưng bày phù hợp cho trẻ chứ không dùng mẫu thiết kế dành cho người lớn. Tổ chức và đánh giá lại các mặt mạnh yếu của hệ thống kênh phân phối, triển khai công tỏc kiểm soỏt nhằm hạn chế sự chồng chộo trong kờnh phõn phối, phõn định rừ khu vực bán và trách nhiệm kinh doanh của đại lý, quản lý giá bán một cách hiệu quả trong kênh bằng cách gia tăng số lượng đầu mối tiêu thụ, bởi lẽ nếu nhà sản xuất sử dụng quá ít đầu mối trong khi số lượng hàng bán quá lớn dễ dẫn đến doanh nghiệp phụ thuộc hoàn toàn vào trung gian, tạo nên những bất lợi: trung gian tự động tăng. Các công ty giải khát nên phối hợp với một công ty chuyên môn thực hiện việc nghiên cứu thị trường về hệ thống phân phối, hành vi người tiêu dùng, những biến động của thị trường giải khát nhằm nắm bắt kịp thời suy nghĩ và cảm nhận của người tiêu dùng về các sản phẩm nước giải khát cũng như những xuhướng tiêu dùng mới, từ đó giúp các công ty chủ động trong xác định mục tiêu cũng như có được chiến lược xây dựng thương hiệu đúng hướng và hoạt động marketing có hiệu quả.
Các công ty giải khát nước ngoài ngày càng phụ thuộc vào các chiến lược marketing mang tính toàn cầu hóa cao xuất phát từ các công ty mẹ, điều này làm hạn chế sự thích ứng với môi trường địa phương, tạo điều kiện cho các công ty địa phương tấn công bằng sự linh hoạt của mình, và đó cũng chính là cơ hội phát triển của các công ty giải khát Việt Nam trong quá trình cạnh tranh khốc liệt. Với việc vay vốn ngân hàng đang gặp nhiều khó khăn do doanh nghiệp giải khát vừa và nhỏ không đủ tài sản thế chấp thì cho thuê tài chính là một biện pháp tốt nhất cho doanh nghiệp nhằm mục tiêu đổi mới công nghệ mà không cần chuẩn bị lớn về vốn, bởi vì khi vay theo hình thức thông thường, tài sản doanh nghiệp thường bị ngân hàng đánh giá thấp với mức vay tối đa bằng 70% tài sản thế chấp; trong khi đó với phương thức cho thuê tài chính thì các doanh nghiệp có thể được vay với giá trị hợp đồng lớn hơn giá trị tài sản của doanh nghiệp.