Lớp từ bị hạn chế về mặt sử dụng trong Từ điển Việt – Bồ của Alexandre de Rhodes

MỤC LỤC

Mục từ trong từ điển VBL

Tức là các mục từ mà AdR đối dịch sang tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Latinh và được in đậm, chứ không tính các từ ngữ được dẫn ra trong phần giải thích mà có liên quan về nghĩa với các mục từ được giải thích. Do cách xử lý của chúng tôi là chỉ thống kê những mục từ thuần tuý về mặt hình thức nên số lượng mục từ trong từ diển VBL là 6219 mục từ, nếu tính cả những mục từ nằm trong phần lời giải thích thì số lượng phải tăng lên rất nhiều [Có thể tham khảo kết quả thống kê của Viện Khoa học Xã hội “hơn một vạn từ ngữ Việt khác được dẫn ra trong các mục từ vì có liên quan đến nghĩa các mục từ” (trích Lời nói đầu của Từ điển VBL)].

Giới thiệu

Từ cổ

Chính sự xuất hiện các từ ngữ đồng nghĩa tương ứng ở giai đoạn hiện nay đã làm cho bộ phận tiếng Việt này trở lên lỗi thời, xa lạ với trạng thái tiếng Việt hiện tại .Theo cách phân lớp tiếng Việt theo tiêu chí tiêu cực và tích cực, thành phần này thuộc lớp từ vựng tiêu cực (hiểu tích cực và tiêu cực ở đây là những từ ngữ có đóng vai trò tích cực trong đời sống giao tiếp hay không) và người ta đã thống nhất gọi là thành phần từ vựng này là từ cổ. Các từ này trở lên phổ biến và được sử dụng rộng rãi còn các từ cũ, ngoài các trường hợp hoặc là bị biến mất, hoặc trở thành từ tố hay chỉ tồn tại trong một số lối nói hạn chế, còn có một bộ phận đã rút lui và được bảo toàn ở một vài địa phương và trở thành từ địa phơng như ngày này chúng ta nhìn nhận.Do quá trính xung đột đồng nghĩa này diễn ra đã lâu và chậm chạp nên, giờ đây, chúng ta rất khó khăn trong việc khảo cứu cách thức, quá trình và đưa ra một danh sách đầy đủ những mục từ cổ đi vào từ địa phương.

Từ lịch sử

Bằng vốn hiểu biết ít ỏi về tôn giáo, tín ngưỡng của mình, chúng tôi thấy rằng trong từ điển VBL, AdR đã thu thập, đối dịch và giải nghĩa các mục từ thuộc Phật giáo và Thiên chúa giáo, trong đó Phật giáo là tôn giáo cổ truyền, còn đạo Thiên chúa là tôn giáo mới được du nhập vào đầu thế kỷ XVII ở nước ta, thời điểm mà cuốn từ điển này được biên soạn. Trong số 138 mục từ thuộc thành phần từ vựng chỉ tôn giáo, tín ngưỡng, đức tin, có những mục từ được cả sử dụng cả trong hai tôn giáo, lại có những mục từ là đặc thù sử dụng của từng tôn giáo và chỉ thuộc tôn giáo đó mà thôi.

Từ ngữ thô tục và uyển ngữ

Thực tế là nhiều từ ngữ thô tục vẫn được sủ dụng trong sách vở báo chí khi cần thiết và đặc biệt nhiều uyển ngữ, vẫn thường xuyên được sử dụng trong hội thoại ở những hoàn cảnh giao tiếp lịch sự , trang trọng. Vì thế khi đề cập đến những tình cảm riêng tư, những hành vi “kín đáo” (sinh hoạt tình dục, vệ sinh cá nhân..), người ta có ý nói tránh, bằng cách sử dụng các mục từ thanh nhã.

Từ địa phương

Theo chúng tôi, việc AdR thu thập, đối dịch và giải nghĩa một số lượng lớn mục từ thuộc phương ngữ Trung Bộ cũng hoàn toàn dễ hiểu, bởi vì công việc biên soạn cuốn từ điển này, ông chủ yếu tiến hành ở miền trung Việt Nam. Như chúng tôi đã nói ở phần mục từ cổ tồn tại trong các phương ngữ (X.1.2.3), do quá trình thay thế của từ mới cho từ cổ diễn ra đã lâu và trầm tĩnh chứ không ồ ạt và đột biến nên vấn đề khảo cứu cách thức, quá trình và đưa ra danh.

Từ nghề nghiệp

Đó là các mục từ: phưa đất (làm cho nát đất sau đã được cày, đến nỗi nó trở thành bùn lầy), đất thịt (đất màu mỡ), im (đất tốt, thích hợp để gieo trồng), thâm bờ ruộng (chiếm một phần ruộng của người khác bằng cách phạm đến bờ ruộng ngăn cách đôi bên), lượm lúa (bó nhỏ gồm trong tay nhiều lúa), giuông lúa (ánh lúa được tách ra khỏi bông lúa), mạ (thóc giống ngâm nước trước khi đem gieo), dê thắoc, dê gạo (quạt thóc, quạt gạo), hứng gạo (làm sạch gạo để hứng nó bằng chiếc bình đặt ở dưới). Đặc biệt là loạt mục từ chỉ công cụ của nghề nông cũng đưa vào trong từ điển VBL, như: Giàng cối xay lúa (khúc gỗ để đẩy và kéo cối xay, trong đó thóc được bóc khỏi vỏ, chàng xay), hái gạt lúa (cái hái để gạt lúa hay lúa miến), cái sàng (cái sàng), nia (đồ đựng cỡ trungbình đan bằng tre, tròn và phẳng, dùng để làm cho sạch gạo thóc), cái gền (cái giần).

Từ Hán việt

Kết quả là hai giai đoạn tiếp xúc trên đã đem lại cho từ vựng tiếng Việt hai nguồn gốc từ gốc Hán mà như trước nay ta vẫn gọi là từ Hán cổ và từ Hán Việt với một khối lượng khổng lồ, mà theo số liệu của một số nhà nghiên cứu thì chiếm tới 60% tổng số các đơn vị từ vựng trong tiếng Việt (Nguyễn Văn Khang, 1994). (Những từ Hán Việt Việt hoá trong Từ điển VBL: gan, gần, gươm, goá, goi gươm, gưởi, gưởi của….Đây là những từ ngữ gốc Hán đã được cải tổ về mặt ngữ âm tới hai lần. Cách đọc thứ hai làm mờ hẳn nguồn gốc Hán của chúng và đưa chúng vào vị trí sâu hơn trong tiếng Việt).

Các danh từ riêng

Nói cách khác, khi đối tượng mà các mục từ biểu thị, gọi tên bị gạt ra ngoài đời sống xã hội như hiện nay thì các mục từ đó mất dần vị trí của nó trước đây cũng là điều dễ hiểu. Các nhân danh cũng được thu thập khá nhiều trong Từ điển VBL (17 mục từ), trong đó tên gọi các vị thần linh thuộc lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng chiếm phần lớn (14 mục từ).

Cụm từ cố định

Ví dụ hai thành ngữ hàng cơm hàng quán và hàng tôm hàng cá là phê phán một số người trong xã hội .Thành ngữ hàng cơm hàng quán lên án những người làm nghề mại dâm (hàng cơm hàng quán: con đĩ – Từ điển VBL), còn thành ngữ hàng tôm hàng cá lên án những người keo kiệt bần tiện, bớt xén một cách dối trá (theo từ điển giải nghĩa thành ngữ tiếng Việt, của viện ngôn ngữ và Trung tâm Khxh và Nv Quốc gia, Nxb GD H.1998). Theo Vũ Đức Nghiệu thì: “Có lẽ lý do quan hệ cội nguồn không tỏ ra là quan trọng trong trường hợp này, vỡ rừ ràng cỏc tư liệu được đưa ra khảo sỏt, so sánh không chỉ là của những ngôn ngữ có quan hệ cội nguồn.” [10] Tất nhiên vấn đề này còn cần được nghiên cứu nhiều hơn trước khi có một kết luận chắc chắn.

Nhận xét

Nghiên cứu các thành phần từ vựng trong Từ điển VBL, chúng tôi không chỉ dừng lại ở việc thống kê, miêu tả các thành phần từ vựng đặc biệt ở trong đó , mà còn tiến hành so sánh, đối chiếu những thành phần này với chính chúng trong trạng thái từ vựng hiện nay. (Chúng tôi tạm xếp từ lịch sử vào nhóm này mặc dù không hoàn toàn chính xác bởi lẽ hiện nay các mục từ lịch sử này vẫn được dùng trong hoàn cảnh cần thiết như trong các tác phẩm văn học – sử, các vở tuồng, cải lương và các hoạt động văn hoá văn nghệ về đề tài lịch sử).

Bộ phận không biến đổi ý nghĩa

Để thấy rừ sự biến đổi và phỏt triển ý nghĩa của mục từ nào đú, chỳng tôi xét trước hết và chủ yếu là mặt ngữ nghĩa và phạm vi sử dụng của mục từ ấy. : Nước chấm, làm từ gạo nếp (hoặc nhô), đậu nành và muối ủ theo quy cách nhất định - Sai đg.: Bảo người dưới mình làm việc gì đó.

Bộ phận các mục từ không đẳng nghĩa hay biến đổi về nghĩa so với chính chúngtrong Từ điển TV 2000

Một số tác phẩm văn học cổ (từ thế kỷ XVII, XVIII trở về trước) có sử dụng những mục từ này. Số khác tuy không được sử dụng rộng rãi như ở thời kỳ AdR biên soạn cuốn từ điển này nhưng chưa mất hẳn khỏi vốn từ tiếng Việt. Hiện nay, chúng vẫn tồn tại ở một số lối nói hạn chế, ở từ vựng của một số địa phương và ở một số từ ghép có chúng làm từ tố. như vậy có thể thấy rằng từ vựng luôn luôn biến đổi và phát triển. Từ địa vị là từ tích cực, các mục từ này đã chuyển sang địa vị từ vựng tiêu cực qua quá trình chuyển dịch chậm chap, từ từ chứ không đột biến. Ngoài các từ cổ, các từ lịch sử, các từ cũ mà hiện nay chúng ta nhìn nhận là lớp từ vựng tiêu cực thì ở thế kỷ XVII vẫn được sử dụng rộng rãi, toàn dân. Thuật ngữ chưa thấy xuất hiện trong Từ điển VBL. Điều đó phần nào chứng tỏ rằng khoa học thời kỳ này chưa phát triển và các từ ngữ dùng để gọi tên các khái niệm, các đối tượng của các lĩnh vực chuyên môn, các ngành khoa học chưa chặt chẽ và chuẩn xác như hiện nay. Điều đặc biệt là trong số các mục. phận từ ngữ do những nhóm, những lớp người trong xã hội dùng để gọi tên những sự vật, hiện tượng, hành động.. vốn đã có tên gọi trong vốn từ vựng chung, nhằm giữ bí mật trong nội bộ nhóm mình, tầng lớp mình). Qua so sánh, đối chiếu các từ trong Từ điển VBL với chính chúng trong thực tế sử dụng ngôn ngữ và trongTừ điển TV 2000, chúng tôi nhận thấy rằng số từ hiện nay bị thu hẹp nghĩa và phạm vi sử dụng, nói cách khác là bị hao mòn, bị rơi rụng về mặt nghĩa không nhiều.