MỤC LỤC
Thị trường giao sau cũng từng bị cáo buộc là nguyên nhân gia tăng nạn đầu cơ gây biến động giá cả khôn lường và không cần thiết, những người này cũng đồng thời cho rằng thị trường giao sau chỉ có lợi cho nhà đầu cơ thao túng giá cả và đi ngược lại lợi ích của người nông dân và người tiêu dùng, các cáo buộc cho rằng nó không chỉ bóp méo giá cả mà còn tiếp tay cho những hoạt động phi pháp để làm giàu, do đó đã có một số nước trong thời kỳ đầu đã thực thi lệnh cấm giao dịch giao sau đối với một số loại hàng hóa nhất định, điển hình là Ấn Độ trong các thập niên 50 và 60. Nói tóm lại, qua rất nhiều tranh luận thông qua những mô hình lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm của các nhà kinh tế học, cho đến nay thị trường giao sau đã chứng minh được lợi ích của mình trong việc cung cấp công cụ phòng ngừa rủi ro biến động giá cho các nhà sản xuất, đương nhiên trong thị trường này vẫn tồn tại những rủi ro là sự phát triển mạnh của các nhà đầu cơ, tuy nhiên các chính phủ chỉ cần kiểm soát hoạt động này trong khuôn khổ luật pháp cho phép thì nó không những không gây hại cho nền kinh tế mà còn có tác dụng làm tăng tính thanh khoản cho thị trường này.
Ví dụ Sàn Giao Dịch Chicago (CME) và Sàn Giao Dịch Tiền Tệ Quốc Tế Singapore (SIMEX) được liên kết chặt chẽ đến độ mà giao dịch mở một vị thế Eurodolars trên một sàn giao dịch này và có thể đóng vị thế lại trên một sàn giao dịch khác. Hợp đồng này đã được giao dịch rất năng động trong nhiều năm liền nhưng sau đó đã giảm dần do những thành công mang lại từ các hợp đồng giao sau Eurodollar dạng giao dịch đã được phát triển mạnh mẽ trong những năm thập niên 1980.
Chỉ trong vòng một vài năm, công cụ này trở thành hợp đồng giao dịch năng động nhất và vượt qua cả hợp đồng giao sau ngũ cốc, vốn đã tồn tại hơn một thế kỷ trước đây. Là bộ phận của nền kinh tế thế giới, chịu rủi ro từ những biến động kinh tế toàn cầu, Việt Nam nên học hỏi xây dựng Sàn giao dịch giao sau phục vụ cho mục đích phòng ngừa rủi ro, tạo đà cho kinh tế phát triển vững bền.
Chiến lược phòng ngừa rủi ro biến động giá bằng việc sử dụng hợp đồng giao sau là một công cụ hữu dụng trong ngắn hạn và trung hạn để bảo vệ thu nhập cho nhà sản xuất và kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp, khu vực có nhiều sản phẩm có thể thực hiện tồn trữ và bán giao sau. Tuy chịu nhiều tác động của rủi ro (rủi ro giá cả, lãi suất, thời tiết…) nhưng nếu xây dựng được thị trường giao sau các mặt hàng nông sản tại Việt Nam thì người nông dân và các doanh nghiệp sản xuất nông sản vẫn có thể đương đầu với rủi ro và kinh doanh có lợi nhuận.
Quy trình sản xuất kinh doanh cà phê của Việt Nam hiện nay Do sản phẩm cà phê xuất khẩu của Việt Nam ở dạng thô hoặc mới qua sơ chế, ngành công nghiệp cà phê chế biến chỉ nắm giữ khoảng 0,4% thị phần cà phê chế biến thế giới nên trong phần này chúng ta sẽ chỉ tập trung vào tìm hiểu quá trình giao dịch cà phê nhân từ khi thu hoạch cho đến khi xuất đi thị trường nước ngoài để thấy được những tồn tại của nó làm cơ sở tìm ra những giải pháp thích hợp để giảm bớt ảnh hưởng của sự biến động giá cả đối với ngành này. Với giá nhân công tăng lên trong những năm gần đây, người nông dân thường lựa chọn phương pháp tuốt hơn là hái từng quả, vì thế chất lượng quả cà phê bị ảnh hưởng, đồng thời thu hoạch luôn cả quả xanh để đỡ bị mất trộm, giảm được công hái (vì chỉ hái một lần là xong), phơi sấy một lúc, tiết kiệm được chi phí và điều quan trọng nhất là vẫn bán được, vẫn có người mua, tuy giá có thấp hơn nhưng lại được lợi ở nhiều khâu khác….
Để làm tốt các chức năng, nhiệm vụ trên và nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, chế biến, xuất khẩu cà phê, nhất là đối với người trực tiếp sản xuất cà phê, BCEC cùng với Techcombank và doanh nghiệp quản lý kho triển khai hoạt động ký gửi hàng hóa, cung cấp dịch vụ tín dụng, các dịch vụ kho bãi, các dịch vụ khác về kiểm định, gia công, chế biến, giao nhận hàng hóa khi khách hàng có nhu cầu, với hệ thống gồm 04 kho và 01 xưởng chế biến ngay tại Trung tâm. Thế nhưng khi nhìn vào khối lượng và giá trị giao dịch qua BCEC năm 2009 chỉ có 320 tấn cà phê gửi kho với giá trị giao dịch gần 9 tỷ đồng, 9 tháng đầu năm 2010 có khá hơn khi lượng hàng giao dịch là 960 tấn cà phê với giá trị giao dịch khoảng gần 27 tỷ đồng có thể thấy BCEC còn thua xa một đại lý cà phê cấp 3 ở huyện trong mùa vụ thu hoạch cà phê có thể mua bán hàng chục hay hàng trăm tấn một ngày, trong khi trung tâm được nhà nước đầu tư hàng chục tỉ đồng nhưng khối lượng giao dịch chỉ có 16 tấn với giá trị 380 triệu đồng như vào ngày 25/3 vừa qua.
Bao gồm các phòng ban: phòng quản lý kiểm định, phòng chuyển giao sản phẩm, phòng quản lý kho hàng hóa có chức năng phục vụ quá trình kiểm tra tính chuẩn hóa của hàng hóa (người bán có trách nhiệm đem nộp mẫu hàng hoá cho bộ phận kiểm tra giám định chất lượng hàng hoá trước khi tiến hành giao dịch trên sàn) và phục vụ quá trình giao nhận hàng. Trường hợp bất khả kháng: Sàn sẽ không chịu trách nhiệm về mặt pháp lý đối với Khách hàng về bất cứ những mất mát hay chậm trễ gây ra bởi những sự kiện vượt quá khả năng kiểm soát của Sàn như hoả hoạn, động đất, lụt lội, đình công, nổi loạn, chiến tranh, sự đứt đoạn về thông tin viễn thông, hỏng hóc máy tính và những sự kiện tương tự được gọi chung là bất khả kháng.
Thành lập một cơ quan dự báo chuyên nghiệp cho ngành cà phê Hiện nay khâu dự báo nông sản ở Việt Nam gần như mới khởi đầu từ việc Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn bắt đầu tổ chức hội thảo ngành hàng nông nghiệp hàng năm từ năm 2007 tới nay, trong khi trên thế giới nhiều nước đã hình thành các tổ chức phân tích, dự báo chuyên nghiệp từ hàng chục năm nay. Sỡ dĩ các doanh nghiệp nhập khẩu có thể thao túng và ép giá các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam vỡ họ nắm rất rừ tỡnh hỡnh sản xuất của chỳng ta qua việc thống kờ diện tích cà phê của Việt Nam hiện có bao nhiêu và trong đó bao nhiêu đang trong kỳ thu hoạch với những chi tiết cụ thể, độ chính xác cao, thậm chí họ biết tường tận từng lô hàng của từng doanh nghiệp trong nước, giao tháng nào, giá bao nhiêu và lời lỗ bao nhiêu để ép giá.
Do đó, chúng ta cần sớm hoàn chỉnh các thể chế quản lý Nhà nước thông qua việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện các luật có liên quan đến sở giao dịch hàng hóa, liên quan đến các giao dịch qua thị trường giao sau, nhất là Luật Thương mại thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005 (về mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa, môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa, chế tài trong thương mại, giải quyết tranh chấp trong thương mại…), Luật giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005. Còn về đào tạo để nâng cao kiến thức, kỹ năng về quản trị rủi ro và phòng ngừa rùi ro bằng hợp đồng giao sau chúng ta có thể thực hiện dưới các hình thức sau: bản thân các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cà phê có thể tự mình ký các hợp đồng đào tạo với các trường đại học, các công ty tư vấn đào tạo trong và ngoài nước để đào tạo, bồi dưỡng các kiến thức, kỹ năng về quản trị rủi ro, các kiến thức, kỹ năng về các công cụ phái sinh, trong đó có hợp đồng giao sau cho các nhà quản lý, nhân viên của doanh nghiệp mình.