MỤC LỤC
Giúp các cơ quan quản lí ban ngành của Nhà Nước nắm được tình hình sản xuất kinh doanh và giá trị của doanh nghiệp để có chính sách quản lí cụ thể đối với từng doanh nghiệp như thu thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tài sản, các loại thuế khác. Là cơ sở cho các tổ chức, cá nhân và công chúng đầu tư đưa ra quyết định mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán do doanh nghiệp phát hành trên thị trường tài chính; cũng như là cơ sở để sáp nhập, chia tách, giải thể, thanh lí, liên doanh,…doanh nghiệp.
- Giá trị đầu tư là khái niệm mang tính chủ quan liên quan đến những tài sản cụ thể đối với một nhà đầu tư riêng biệt, một nhóm các nhà đầu tư hoặc một tổ chức với những mục tiêu hoặc tiêu chí đầu tư xác định. Tuy nhiên, giá trị thị trường có thể phản ánh nhiều đánh gía riêng biệt về giá trị đầu tư vào một tài sản cụ thể.
- Giá trị đầu tư của một tài sản có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá trị thị trường của tài sản đó.
Nội dung kế hoạch phải thể hiện những công việc cơ bản sau: xác định các yếu tố cung cầu thích hợp với chức năng, các đặc tính và các quyền gắn liền với doanh nghiệp được mua bán và đặc điểm thị trường; xác định các tài liệu cần thi thập về thị trường, về doanh nghiệp, tài liệu so sánh; xác định và phát triển các nguồn tài liệu đáng tin cậy và phải được kiểm chứng; xây dựng tiến độ nghiên cứu, xác định trình tự thu thập và phân tích dữ liệu, thời hạn cho phép của trình tự phải thực hiện, lập đề cương báo cáo kết quả thẩm định giá. Thu thập thông tin trước hết là các thông tin, tư liệu tại nội bộ doanh nghiệp, tư liệu về tình hình sản xuất kinh doanh, các báo cáo tài chính – kế toán – kiểm toán, hệ thống đơn vị sản xuất và đại lí, đặc điểm của đội ngũ quản lí điều hành, nhân viên, công nhân,… Ngoài ra còn chú í thu thập thông tin bên ngoài doanh nghiệp đặc biệt là thị trường sản phẩm của doanh nghiệp, môi trường kinh doanh, ngành kinh doanh, các đối thủ cạnh tranh, chủ trương của Nhà nước,….
Phương pháp thẩm định giá: các phương pháp thẩm định giá và ly do áp dụng các phương pháp này; những tính toán và logic trong quá trình áp dụng một hay nhiều phương pháp thẩm định giá; xuất phát của các biến số như các tỷ lệ chiết khấu, tỷ lệ vốn hóa hay các yếu tố thẩm định khác; những lập luận khi tổng hợp những kết quả thẩm định giá khác nhau để có kết quả giá trị duy nhất. - Nhược điểm : Phát sinh một số chi phí do phải thuê chuyên gia đánh giá tài sản ; không thể loại bỏ hoàn toàn tính chủ quan khi tính giá trị doanh nghiệp ; việc định giá doanh nghiệp dựa vào giá trị trên sổ sách kế toán, chưa tính được giá trị tiềm năng như thương hiệu, sự phát triển tương lai của doanh nghiệp.
Trong trường hợp này, cổ tức dự kiến hàng năm là một khoản tiền ổn định (DIV = DIV1 = DIV2 = ..), và dòng cổ tức tương lai của công ty có tỷ lệ tăng trưởng dự kiến hàng năm ổn định (g) và công ty được coi là tồn tại vĩnh viễn thì giá trị vốn chủ sở hữu của công ty được tính theo công thức:. DIV : Cổ tức dự kiến chia cho cổ đông đều hàng năm. r : Tỷ suất sinh lợi mong muốn trên vốn cổ phần. g : Tỷ lệ tăng trưởng dự kiến ổn định hàng năm. c) Điều kiện áp dụng. Áp dụng đối với các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh ổn định. Cụ thể là:. Mô hình tăng trưởng Gordon phù hợp nhất đối với những công ty có chính sách chi trả cổ tức trong dài hạn hợp lý. Mô hình tăng trưởng Gordon đặc biệt phù hợp đối với những công ty dịch vụ công ích có tăng trưởng ổn định. - Ưu: Là một phương pháp ước tính giá trị doanh nghiệp đơn giản và tiện lợi. - Nhược: Rất nhạy cảm đối với tỷ lệ tăng trưởng, khi tỷ lệ tăng trưởng bằng tỷ suất sinh lợi thì giá trị sẽ không tính toán được. Mô hình dòng cổ tức vô hạn và không đổi là mô hình ước tính giá trị vốn chủ sở hữu của công ty mà dòng cổ tức là vĩnh viễn và không tăng trưởng. thì giá trị vốn chủ sở hữu của công ty được tính như sau:. c) Điều kiện áp dụng. Mô hình cổ tức tăng trưởng không ổn định là mô hình nhiều giai đoạn tăng trưởng: giai đoạn tăng trưởng thần kỳ kéo dài trong n năm và giai đoạn tăng trưởng ổn định kéo dài mãi mãi sau đó (2 giai đoạn); hoặc giai đoạn tăng trưởng cao, giai đoạn quá độ và giai đoạn tăng trưởng thấp ổn định (3 giai đoạn). Giá trị vốn chủ sở hữu = Hiện giá dòng cổ tức + Giá trị cuối cùng quy về hiện tại. Vo = Giá trị vốn chủ sở hữu của công ty thời điểm hiện tại DIVt = Cổ tức dự kiến năm t. c) Điều kiện áp dụng.
- Giá trị doanh nghiệp tính theo phương pháp này phản ánh sát hơn giá trị doanh nghiệp tính theo phương pháp tài sản do có tính đến giá trị tài sản vô hình - Phương pháp này có thể bù trừ các sai sót có thể xảy ra trong quá trình xác định giá trị tài sản thuần của doanh nghiệp theo phương pháp tài sản; nếu giá trị tài sản ( At ) được đánh giá cao lên sẽ làm giảm giá trị lợi thế thương mại, va ngược lại. b) Hạn chế của phương pháp. Qua cơ sở lý luận ta có cái nhìn tổng quát hơn về thẩm định giá trị doanh nghiệp, đồng thời ta nhận thấy rằng việc thẩm định giá trị doanh nghiệp không chỉ đòi hỏi thẩm định viên phải có kiến thức chuyên môn mà còn phải có sự am hiểu sâu rộng trong lĩnh vực tài chính và có khả năng đánh giá tình hình kinh tế ở tầm vĩ mô cũng như ở tầm vi mô tại các doanh nghiệp.
Kể từ khi thành lập đến nay, công ty đã có những bước tiến đáng kể,tạo lập được uy tín đối với khách hàng sử dụng dịch vụ.Công ty tư vấn và thẩm định giá Đông Nam là thành viên của Hội thẩm định giá Việt Nam, hoạt động khắp cả nước với đội ngũ nhân viên và các chuyên gia năng động, chuyên nghiệp, thực hiện nghiệp vụ thẩm định giá đúng quy trình tiêu chuẩn, phương pháp thẩm định giá của Bộ tài chính. Quan hệ hợp tác: Với bề dày kinh nghiệm, thâm niên công tác của các Thành viên sáng lập, Ban điều hành công ty tại các ngành kinh tế mũi nhọn, SACC luôn quan tâm đến mối quan hệ song phương và sự hợp tác lâu dài với khách hàng, các cơ quan chính phủ, các tổ chức tài chính, tín dụng, địa ốc, kinh tế, các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.
Cụ thể năm 2009, công ty vinh dự được nhận giải thưởng “thương hiệu uy tín” do tổ chức Chứng nhận Hệ thống Quản lý Vương Quốc Anh, Viện Quản lý Tri thức về Công nghệ và Trung tâm Đánh giá chỉ số tín nhiệm trao tặng, Bằng khen của Chủ tịch Hội thẩm định giá Việt Nam về những đóng góp của cán bộ - nhân viên công ty đối với công tác phát triển ngành thẩm định giá. Song để đạt được mục tiêu đó thì toàn thể công ty cần phải phát huy tiềm lực sẵn có và cải thiện những mặt còn tồn tại(. Kết quả hoạt động trong lĩnh vực thẩm định giá. Thẩm định giá là lĩnh vực hoạt động chủ yếu, đóng góp chính vào doanh thu của công ty. Công ty chú trọng đầu tư và phát triển lĩnh vực này, vì thế số lượng và chất lượng hồ sơ thẩm định đã tăng lên theo các năm, đánh dấu sự thay đổi từng bước về bộ mặt công ty trên thị trường Việt Nam. Sự tăng lên này là do uy tín công ty đã được nâng lên, ngoài ra việc tăng số lượng nhân viên và thành lập thêm chi nhánh ở Kiên Giang cũng đã góp phần tăng thêm số lượng hồ sơ thẩm định. Việc tăng nhân lực và mở thêm chi nhánh là hoàn toàn phù hợp và hiệu quả. Bình quân khoảng 14 hồ sơ trên mỗi nhân viên và 56 hồ sơ trên mỗi chi nhánh. Ta thấy năm 2010, hầu hết các các chi nhánh đều tăng lên về số lượng hồ sơ thẩm định. Đặc biệt là chi nhánh TP HCM, Phú Yên và KonTum số lượng hồ sơ tăng lên đáng kể. Đối với chi nhánh Đà Nẵng, mặc dù nằm trong một trong những thành phố lớn nhưng số hồ sơ rất ít, nguyên nhân là do ở đây nhu cầu sử dụng dịch vụ thẩm định chưa được quan tâm nhiều, các công ty, tổ chức, hay cá nhân đều hạn chế sử dụng các dịch vụ thuê ngoài vì họ sợ tốn nhiều chi phí. Họ chủ yếu dựa vào những đánh giá chủ quan hay sử dụng những tiềm lực sẵn có. Song điều đó là mạo hiểm khi ra quyết định đầu tư hay một chiến lược kinh doanh của họ. Còn ở các tĩnh Bình Thuận, Ninh Thuận, Huế thì hiểu biết về thẩm định giá còn hạn chế nên khách hàng chưa sử dụng dịch vụ nhiều. Chi nhánh Ninh Thuận mới thành lập năm 2009 nên chưa có nhiều người biết đến,. đó là nguyên nhân đẫn đến số hồ sơ ít như thế. Điều đó chứng tỏ việc mở chi nhánh ở đây là hướng đi hoàn toàn hợp lý của công ty. Công ty cần đẩy mạnh hơn hoạt động thẩm định giá tại chi nhánh này, đây có thể là thị trường rất tiềm năng của công ty. Phân theo loại hình tài sản thẩm định: Công ty Đông Nam là công ty có thế mạnh trong thẩm định giá máy móc thiết bị, với nhiều chuyên gia hàng đầu trong linh vực này, đặc biệt là thầy Kim Ngọc Đạt, từ đó uy tín của công ty về thẩm định máy móc thiết bị được nâng cao. Vì thế trong năm vừa qua, số lượng hồ sơ thẩm định máy móc thiết bị chiếm tỷ lệ cao nhất, trên 200 hồ sơ về máy móc thiết bị đã được thẩm định. Tiếp đến là bất động sản bao gồm đất, quyền sử dụng đất và công trình xây dựng trên đất cũng chiếm một tỷ lệ cao. Còn thẩm định doanh nghiệp thì sao? Theo thông tin tổng hợp từ sổ hồ sơ thì có khoảng 4 hồ sơ về thẩm định giá trị doanh nghiệp, trong đó có 2 hồ sơ là xác định giá trị doanh nghiệp để tham khảo, 2 hồ sơ thẩm định cho mục đích cổ phần hóa. So với tổng số lượng hồ sơ thì thẩm định giá trị doanh nghiệp chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Mặc dù vậy nhưng những hợp đồng về thẩm định giá doanh nghiệp lại mang đến cho công ty nguồn doanh thu lớn, góp phần vào sự tăng trưởng của công ty, giúp công ty cải thiện và nâng cao năng lực chuyên môn. Thẩm định giá trị doanh nghiệp là lĩnh vực khó, việc thẩm định bao gồm cả giá. trị tài sản hữu hình và tài sản vô hình, rất mới đối với ngành thẩm định giá ở Việt Nam hiện nay. Việc thẩm định còn đòi hỏi chuyên viên thẩm định phải có am hiểu sâu về tài chính và cả giá trị vô hình. Cho nên, uy tín về lĩnh vực này của công ty chưa cao. Khi có hợp đồng về thẩm định doanh nghiệp thì thường là do các nhân viên có kinh nghiệm tại trụ sợ chính trực tiếp tham gia vào. Có sự góp ý của những chuyên gia về tài chính trong công ty. Tuy nhiên, nói về chất lượng, uy tín thẩm định giá doanh nghiệp ở công ty nói riêng và của ngành thẩm định giá ở Việt Nam nói chung thì vẫn còn tồn tại những vấn đề hạn chế khiến các công ty, các doanh nghiệp hầu như chỉ thuê các chuyên gia, các công ty thẩm định giá của nước ngoài về thẩm định. Song với những nổ lực của toàn công ty, kể từ khi thành lập đến nay, công ty đã hoàn thành hơn 12 hồ sơ tiêu biểu về thẩm định giá doanh nghiệp như Tổng công ty khí Việt Nam – Tập đoàn dầu khí Việt Nam, công ty cổ phần thương nghiệp Cà Mau, công ty cấp thoát nước Khánh Hòa,…. Như vậy, chúng ta đã có cái nhìn tổng quát về hoạt động thẩm định giá tại công ty thông qua những số liệu, thông tin thu thập được trong quá trình thực tập. Và chỳng ta sẽ hiểu rừ hơn về hoạt động thẩm định giỏ doanh nghiệp của cụng ty trong những chương tiếp theo, đú là những vấn đề cốt lừi của đề tài tụi đã chọn. Những ưu điềm và những vấn đề còn tồn tại trong hoạt động thẩm định giá nói chung. Qua quá trình hoạt động, công ty tư ván và thẩm định giá Đông Nam đã từng bước khẳng định vị thế của mình trên thị trường Việt Nam, bên cạnh đó công ty còn có những ưu điểm:. - Chất lượng dịch vụ: Công ty có chính sách chăm sóc khách hàng tận tình, tìm hiểu kỹ nhu cầu và mục đích của khách hàng để tư vấn và xác định mục đích thẩm định giá hữu ích nhất, mang lại giá trị sát thực nhất. - Trình độ chuyên môn: Đội ngũ nguồn nhân lực chủ chốt của công ty là từ trung tâm thông tin và thẩm định giá Miền Nam nay là công ty cổ phần thông tin và thẩm định giá Miền Nam. Có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm. định, phân tích tài chính. - Nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực là thê mạnh của công ty vì đa số nhân viên còn trẻ, nhiệt tình, ham học hỏi và được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ bài bản từ các trường đại học và cao đẳng. Tuổi trung bình của nhân viên đông nam là 30. Ban lãnh đạo của công ty là những chuyên gia thẩm định có tuổi nghề cao nên có nhiều kinh nghiệm trong nghiệp vụ chuyên môn cũng như trong quản lý và các mối quan hệ .Phương châm hoạt động của công ty là 3C: “Chất lượng – Chuyên nghiệp-Chính Xác”.Vì vậy SACC thường xuyên tổ chức các buổi huấn luyện, thảo luận các vấn đề liên quan đến nghiệp vụ thẩm định giá, nâng cao kiến thức về chuyên môn và truyền đạt những kinh nghiệm thực tiễn từ công việc…Đây là công tác phục vụ cho việc thẩm định có hiệu quả hơn. - Nguồn thông tin: Từ khi thành lập và hoạt động, công ty đã tự xây dựng cho mình nguồn dữ liệu phong phú, đa dạng để phục vụ cho quá trình thẩm định giá nhanh hơn, hiệu quả hơn. Đồng thời nhân viên công ty luôn có ý thức tìm tòi, cập nhật thông tin thường xuyên để đảm bảo tính chính xác nguồn thông tin và phù hợp với những biến động của thị trường. b) Những vấn đề tồn tại.
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định về hoạt động thẩm định giá còn có sự chưa nhất quán, thậm chí còn mâu thuẫn nhau; điều đó đã gây nhiều bất cập, lúng túng trong việc chỉ đạo hoạt động thẩm định giá, cụ thể là quy định về hoạt động thẩm định giá tài sản theo quy định của Pháp lệnh giá và Nghị định số 101/2005/NĐ-CP ngày 3 tháng 8 năm 2005 của chính phủ về thẩm định giá không đồng nhất với việc quy định giá bất động sản theo quy định của Luật Kinh doanh bất động sản và Nghị định 153/2007/NĐ-CP ngày 15/10/2007 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh Bất động sản. Khi thẩm định giá trị doanh nghiệp, đối với các doanh nghiệp có tính đến lợi thế kinh doanh thì nhân viên thẩm định thường sử dụng hai phương pháp tính giá trị lợi thế kinh doanh đó là xác định theo tỷ suất lợi nhuận, lãi suất trái phiếu chính phủ và xác định dựa trên trên cơ sở lợi thế về vị trí địa lý, giá trị thương hiệu (Cách thức xác định theo hai phương pháp trên được trình bày cụ thể ở phần phụ lục 1).
Cùng với sự phát triển của ngành thẩm định giá trong nước, công ty cổ phần tư vấn và thẩm định giá Đông Nam đã và đang từng bước tạo dựng được uy tín đối với khách hàng, nâng cao chất lượng thẩm định giá song công ty còn những vấn đề hạn chế. • Nâng cao chất lượng thẩm định giá trị doanh nghiệp tại công ty Đông Nam góp phần nâng cao chất lượng thẩm định giá trị doanh nghiệp của ngành, đưa ngành thẩm định giá tại Việt Nam sánh ngang cùng với các nước trong khu vực Đông Nam Á và cả thế giới.
Nhân viên công ty phải thường xuyên cập nhật thông tin thị trường để đảm bảo tính chính xác nguồn thông tin, phải tìm hiểu, thu thập thông tin về các loại tài sản của doanh nghiệp, các văn bản pháp luật về các loại hình doanh nghiệp nhằm hỗ trợ công tác thẩm định giá thuận lợi hơn. - Đối với các tài sản hữu hình như máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, công trình xây dựng,… thì chuyên viên thẩm định cần mô tả đầy đủ chi tiết, tỷ lệ các bộ phận chính, đánh giá chất lượng còn lại phải có logic khoa học, quan sát đánh giá hiện trạng, thời gian thực tế đang sử dụng chứ không chỉ dựa trên sổ sách kế toán, từ đó đánh giá đúng giá trị hao mòn của tài sản.
- Với vai trò tập hợp các doanh nghiệp thẩm định giá thì Hội thẩm định giá Việt Nam cần có những hoạt động thiết thực để tăng cường trao đổi kinh nghiệm nhằm nâng cao trình độ cho thẩm định viên, chuyên viên thẩm định giá. Thường xuyên có các cuộc hội thảo nghiên cứu trong lĩnh vực thẩm định giá, đặc biệt là thẩm định giá doanh nghiệp với sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài và toàn thể các đại diện từ các công ty thẩm định trong và ngoài nước.