Đánh giá nhanh sinh khối rừng tràm và ảnh hưởng của độ sâu ngập trên đất than bùn ở U Minh Hạ, Cà Mau

MỤC LỤC

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

Đặc điểm hình thái

    Về kích thước, theo tài liệu “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” của Viện Sinh Thái và tài nguyên sinh vật thuộc Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ Quốc Gia, Nhà xuất bản Nông Nghiệp năm 2003 thì Tràm là loài cây gỗ nhỏ, cao khoảng 10m; nhưng theo Lâm Bỉnh Lợi & Nguyễn Văn Thôn (1972) cây Tràm cao đến 20 – 25m, đường kính đến 60cm và theo Hoàng Chương (2004) thì đại đa số các loài Tràm là các cây bụi hoặc cây nhỏ, cây trưởng thành chỉ cao từ 1 – 2m đến không quá 20m; chỉ riêng nhóm loài Melaleuca leucadendron trong đó có loài Tràm (M. cajuputi) và Tràm lá dài (M. leucadendra) là những loài mà cây trưởng thành có kích cỡ lớn, có thể cao được tới 30m hoặchơn. Đối với những vựng dất cú lớp mựn dầy (đất than bựn) thỡ mức độ ưu thế của Tràm gióm đi rừ rệt với sự xuất hiện của các loại thảo mộc khác như: Dây choại (Stenochloena palustris), Dớn (Polybotrya appendiculata), Mốp (Alstonia spathulata) vv… Đồng thời, trên loại đất nầy cũng hàm chứa nhiều yếu tố bất lợi đến sinh trưởng của rừng Tràm: (1) Hệ rễ của cây Tràm không hợp với loại đất nầy và dễ bị đổ ngã dưới tác dụng ngoại lực (gió…) sinh trưởng trên vùng đất nầy cây Tràm không có được 1 hình dáng cân đối và do đó ít có giá trị; (2) Đất mùn thường chứa nhiều sâu bọ, mầm bện và cây ký sinh và (3) Các loài Dương xỉ, Dớn, Choại phát triển nhanh trên đất mùn sẽ bao phủ mặt đất và làm cây Tràm con bị.

      Khí hậu và thủy văn

      Về thủy văn, trên khu vực có 2 con sông lớn chạy qua là sông Trẹm và sông Cái Tàu chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều biển Tây với biên độ trung bình 0.5m. Tuy nhiên do dòng chảy yếu và toàn khu vực rừng U Minh Hạ đều có đê bao nên chế độ thủy triều tác động rất ít đến lâm phần.

      Hình 3.1 Biểu đồ nhiệt - ẩm ở khu vực Cà Mau
      Hình 3.1 Biểu đồ nhiệt - ẩm ở khu vực Cà Mau

      Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu

      Kết quả của việc làm nầy là đã hạn chế được phần nào nạn cháy rừng hằng năm, tuy nhiên cũng đã tác động mạnh mẽ đến điều kiện sinh trưởng tự nhiên của lâm phần do lượng nước được giữ lại trong rừng với thời gian dài hơn bình thường, độ sâu ngập cũng cao hơn do lượng nước tích lũy trong mùa mưa bởi hệ thống đê bao rừng. Toàn bộ những lâm phần Tràm thuộc đối tượng nghiên cứu nằm trong các Lâm Ngư Trường (LNT) Trần Văn Thời, LNT U Minh I, LNT U Minh III, Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Vồ Dơi thuộc khu vực U Minh hạ - tỉnh Cà Mau. • Trong phòng: (1) Cân kỹ thuật chính xác đến 1 gram dùng cân trọng lượng khô của mẫu gỗ và lá cây; (2) Máy sấy dùng sấy khô mẫu gỗ và lá cây và (3) Máy tính để bàn với các phần mềm chuyên dùng để tính toán số liệu.

      Phương pháp nghiên cứu

      • Phân chia các lâm phần Tràm theo độ sâu ngập và đất

        Như vậy, mỗi tuổi rừng Tràm có 6 nghiệm thức thu thập dữ liệu: (1) rừng Tràm trên đất than bùn thuộc độ sâu ngập cao; (2) rừng Tràm trên đất than bùn thuộc độ sâu ngập trung bình; (3) rừng Tràm trên đất than bùn thuộc độ sâu ngập thấp; (4) rừng Tràm trên đất phèn thuộc độ sâu ngập cao; (5) rừng Tràm trên đất phèn thuộc độ sâu ngập trung bình; (6) rừng Tràm trên đất phèn thuộc độ sâu ngập thấp. ∗ Xác định sự khác biệt về sinh khối cây Tràm tùy theo độ sâu ngập: Trên mỗi loại đất và mỗi tuổi rừng, sinh khối (tươi và khô) trung bình cho mỗi cấp độ sâu ngập được tính toán và so sánh sự khác biệt về sinh khối từng bộ phận (tổng số, thân, cành và lá) ở mỗi tuổi rừng Tràm trên ba dạng độ sâu ngập khác nhau được thực hiện bằng phương pháp phân tích phương sai một nhân tố (nhân tố xem xét ở đây là ba cấp độ sâu ngập). Việc so sánh điểm chặn và độ dốc của các đường hồi quy được thực hiện bằng thủ tục so sánh các đường hồi quy (Comparision of regression lines) trong phần mềm thống kê Statgraphics 3.0. b) Xác định ảnh hưởng của loại đất đến sinh khối rừng Tràm bằng cách so sánh sự khác biệt sinh khối (tươi và khô) tuyệt đối (tấn/ha) và tương đối (%) ở từng tuổi rừng Tràm tương ứng với hai loại đất khác nhau.

        KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Kết quả khảo sát đặc trưng lâm học của rừng Tràm

        Đặc trưng mật độ, đường kính, chiều cao và trữ lượng rừng trên đất than bùn và đất phèn

          • So sánh phân cấp sinh trưởng giữa 2 loại đất cho thấy ở tuổi 5 và 8 tỉ lệ cây sinh trưởng kém ở đất than bùn cao hơn trên đất phèn, ngược lại ở tuổi 11 chỉ tiêu nầy trên đất than bùn có tỉ lệ thấp hơn so với đất phèn. Điều nầy có thể được giải thích như sau: (1) Ở cấp tuổi nhỏ (5 – 8 tuổi) cây Tràm trên đất than bùn phải chịu sự cạnh tranh của các loài thảo mộc khác (thể hiện ở mật độ cây thấp) nên sinh trưởng kém hơn Tràm trên đất phèn -hầu như không có sự cạnh tranh đáng kể nào (thể hiện ở mật độ cao gấp 3 lần so với đất than bùn). Tràm trên đất than bùn đã sinh trưởng tương đối ổn định do đã vượt tán so với các loài cạnh tranh tuy với mật độ thưa; ngược lại trên đất phèn do có sự cạnh tranh không gian dinh dưỡng mạnh giữa các cá thể với nhau nên tỉ lệ cây có khả năng bị đào thải là cao hơn trên đất than bùn.

          Bảng 4.3. Đồng hoá phân bố N - D của rừng Tràm với phân bố Weibull
          Bảng 4.3. Đồng hoá phân bố N - D của rừng Tràm với phân bố Weibull

          Thảo luận chung về các đặc trưng lâm học của rừng Tràm

          Phân tích chi tiết kết cấu rừng Tràm còn nhận thấy, do mật độ rừng Tràm trên cả hai loại đất là khá lớn, nên sự phân hoá cấp sinh trưởng cũng rất mạnh; trung bình có khoảng 37.5 - 48.2% số cây thuộc cấp sinh trưởng kém. Nguyên nhân của hiện tượng thân cây Tràm bị cong một mặt là do đặc tính di truyền của loài, mặt khác là do phản ứng tự nhiên của chúng đối với tác động của gió, sóng nước và cỏ dại. Thật vậy, thông thường rừng Tràm được trồng trên đất sét mềm đến cứng hoặc trên đất than bùn ngay vào khoảng thời gian giữa mùa mưa hàng năm, lúc mực nước đã ngập từ 30 - 45 cm trở lên.

          Quan hệ giữa các bộ phận sinh khối của cây Tràm

            * DBH: Đường kính thân cây tại vị trí ngang ngực; SKTt: Sinh khối thân tươi; SKCt: Sinh khối cành tươi; SKLt: Sinh khối lá tươi; TSKt: Tổng sinh khối tươi; SKTk: Sinh khối thân khô; SKCk: Sinh khối cành khô; SKLk: Sinh khối lá khô; TSKk: Tổng sinh khối khô. Ở mật độ cao, tỉ lệ sinh khối thân sẽ cao và sinh khối cành, lá thấp (do không gian dinh dưỡng hẹp, có ít cành nhánh); ngược lại ở mật độ thấp, tỉ lệ cành nhánh sẽ nhiều hơn và sinh khối của các thành phần nầy cũng sẽ cao hơn, tỉ lệ sinh khối thân cũng thấp hơn (do không gian dinh dưỡng rộng). Việc xác định sinh khối của các thành phần riêng lẽ của một loài cây nhất định nào đó là một công việc đầy khó khăn, tốn kém và mất nhiều thời gian, nhân lực; Xác định được mối quan hệ toán học giữa DBH và sinh khối các thành phần thông qua các phương trình tương quan hồi qui sẽ giúp dự đoán được sinh khối của từng thành phần riêng biệt một cách dễ dàng thông qua chỉ tiêu rất dễ đo đạc là DBH.

            Bảng 4.6. Tương quan giữa các bộ phận sinh khối tươi   của rừng Tràm trên đất than bùn (n = 44)
            Bảng 4.6. Tương quan giữa các bộ phận sinh khối tươi của rừng Tràm trên đất than bùn (n = 44)

            Xây dựng biểu sinh khối rừng Tràm

            So sánh những thành phần sinh khối tươi và khô của cây Tràm sinh trưởng trên đất than bùn cho thấy tỷ lệ sinh khối thân giảm dần theo sự nâng cao cấp đường kính, còn tỷ lệ sinh khối cành và lá lại tăng dần. So sánh những thành phần sinh khối tươi và khô của cây Tràm sinh trưởng trên đất phèn cho thấy, tỷ lệ sinh khối thân tươi tăng dần theo sự nâng cao cấp đường kính còn tỷ lệ sinh khối cành và lá lại giảm dần. Nhìn chung, mức chênh lệch bình quân sinh khối các bộ phận của cây Tràm của các cấp đường kính kiểm nghiệm theo DBH phần lớn mắc phải sai số âm (giá trị lý thuyết thường nhỏ hơn thực tế) và có giá trị nhỏ hơn 10%.

            Hình 4.7a. Sự thay đổi sinh khối tươi của cây Tràm (kg)   theo DBH (cm) trên đất than bùn
            Hình 4.7a. Sự thay đổi sinh khối tươi của cây Tràm (kg) theo DBH (cm) trên đất than bùn

            Ảnh hưởng của địa hình và đất đến sinh khối rừng Tràm ở Cà Mau 1. Ảnh hưởng của độ sâu ngập đến sinh khối rừng Tràm

              Kết quả tính toán và so sánh sinh khối của cây Tràm cùng cấp DBH trên 2 loại đất than bùn và đất phèn được trình bày trong Bảng 4.19 và hình 4.25 cho thấy: Sinh khối tươi và sinh khối khô của cây Tràm sinh trưởng trên đất than bùn lớn hơn trên đất phèn. Những so sánh trên đây cho thấy, trong cùng một cấp đường kính, sinh khối tươi và sinh khối khô của cây Tràm sinh trưởng trên đất than bùn lớn hơn so với sinh khối tươi và sinh khối khô của cây Tràm sinh trưởng trên đất phèn. - Năng suất sinh khối gỗ thân cây (tươi và khô) cũng thay đổi tùy theo tuổi và loại đất. Thảo luận về ảnh hưởng của độ sâu ngập và loại đất đến sinh khối Tràm Kết quả nghiên cứu đã cho thấy, sinh khối của cây Tràm và rừng Tràm thay đổi không chỉ theo tuổi, mà còn theo độ sâu ngập. Sinh khối cây cá thể và toàn bộ lâm phần Tràm đạt cao nhất trên độ sâu ngập thấp, kế đến là độ sâu ngập trung bình, cuối cùng là độ sâu ngập cao. Hiện tượng giảm sinh khối của cây Tràm và toàn bộ lâm phần Tràm trên đất có độ sâu ngập cao là do hai nguyên nhân chính sau đây:. 7 tháng/năm) nên đất bị yếm khí lâu ngày, ảnh hưởng đến khả năng hô hấp của rễ, đồng thời sự úng ngập kéo dài phát sinh nhiều độc tố trong đất và nước nên ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây Tràm, đặc biệt là đến khả năng hấp thu dinh dưỡng của hệ rễ.

              Hình 4.12 Biến động sinh khối khô của rừng Tràm trên đất phèn   theo tuổi và độ ngập
              Hình 4.12 Biến động sinh khối khô của rừng Tràm trên đất phèn theo tuổi và độ ngập

              Một số đề xuất

                Trên quan điểm chế biến gỗ, chất lượng gỗ được đánh giá dựa trên những chỉ tiêu như kích thước thân cây (đường kính và chiều cao), độ tròn đều và độ thon thân cây, độ thẳng và số cành trên thân, độ đồng đều của sản phẩm…Những tiêu chuẩn trên đây phụ thuộc không chỉ vào đặc tính di truyền của loài cây, mà còn vào kỹ thuật trồng rừng và nuôi dưỡng rừng. Nếu gỗ Tràm được dùng làm nguyên liệu gỗ xẻ, ván ghép thanh, cột nhà…, thì yêu cầu kích thước thân cây phải lớn (DBH > 12 cm; H > 8 m), thân cây tròn đều và độ thon thân cây nhỏ, thân thẳng và ít cành trên thân, biến động nhỏ cả về đường kính lẫn chiều cao thân cây. Để nâng cao năng suất sản phẩm gỗ của rừng Tràm, giảm thấp sự phân hoá và đào thải tự nhiên của cây rừng, đề nghị nhà lâm nghiệp và cộng đồng dân cư cầm thực hiện ngay những giải pháp: (1) Tuyển chọn cây giống tốt để cung cấp vật liệu gieo ươm; (2) Gieo ươm đúng kỹ thuật và tuyển chọn kỹ càng cây con đem trồng.