Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Xây dựng Bưu điện

MỤC LỤC

Lựa chọn phương pháp phân tích tài chính

Đây là phương pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện áp dụng ngày càng được bổ sung và hoàn thiện do nguồn thông tin kế toán và tài chính được cải tiến, cung cấp đầy đủ hơn là cơ sở để hình thành những tỷ lệ tham chiếu đáng tin cậy; việc áp dụng công nghệ tin học cho phép tích luỹ dữ liệu và thúc đẩy nhanh quá trình tính toán các tỷ số, hệ thống được hàng loạt các tỷ số theo chuỗi thời gian liên tục. Phương pháp Dupont rất có hiệu quả trong phân tích, tuy nhiên nó không được áp dụng rộng rãi mà chỉ áp dụng cho các công ty lớn, có đội ngũ cán bộ phân tích chuyên trách, có trình độ là do phương pháp này không chỉ đòi hỏi đánh giá sự tác động của chỉ tiêu thành phần với chỉ tiêu tổng hợp mà còn sử dụng kinh tế lượng để đánh giá mức độ tác động của các chỉ tiêu thành phần với nhau.

Xác định nội dung phân tích tài chính

Vốn lưu động thường xuyên là một chỉ tiêu tổng hợp rất quan trọng để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, cho biết doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn không và TSCĐ của doanh nghiệp có được tài trợ một cách vững chắc bằng nguồn vốn dài hạn không. Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành là thước đo khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp, nó cho biết mức độ các khoản nợ của các chủ nợ ngắn hạn được trang trải bằng các tài sản có thể chuyển thành tiền trong một giai đoạn tương đương với thời hạn của các khoản nợ đó. Tuy nhiên nếu hệ số này quá cao, khả năng thanh toán là khả quan nhưng khả năng sinh lời chưa hẳn đã tốt bởi có thể do đầu tư quá nhiều vào TSLĐ so với nhu cầu, một sự đầu tư không mang lại hiệu quả lâu dài, đòi hỏi doanh nghiệp phải có chính sách phân phối vốn hợp lí hơn.

Hệ số này cao là tốt cho khả năng thanh toán của doanh nghiệp, nhưng nếu qua cao có thể do tỷ trọng các khoản phải thu trong tổng TSLĐ quá lớn, điều chứng tỏ doanh nghiệp đang bị chiếm dụng nhiều vốn hoặc có thể do doanh nghiệp đang duy trì một mức dự trữ ngân quỹ không hợp lý.

Thực trạng công tác phân tích tài chính của Công ty Cổ phần T vấn Đầu t và

Thưc trạng công tác phân tích tài chính của Công ty cổ phần Tư vấn Đầu tư và Xây dựng Bưu điện

Công tác này do Phòng Tài chính - Kế toán đảm nhận và thực hiện nhằm mục đích đánh giá kết quả hoạt động của Công ty trong năm vừa qua nhằm tìm ra các nguyên nhân và các nhân tố tác động đến kết quả đó, xây dựng các báo cáo, kế hoạch, chiến lược tài chính ngắn hạn và dài hạn, định hướng phát triển cho Công ty trong thời gian tới. Ngoài những thông tin có được từ các Báo cáo tài chính trên, Công ty hầu như không sử dụng thêm một nguồn thông tin nào từ bên ngoài như thông tin liên quan đến trạng thái nền kinh tế, cơ hội kinh doanh, chính sách thuế, lãi suất, các thông tin liên quan đến ngành nghề hoạt động… Đây là một thực tế không chỉ của Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Xây dựng Bưu điện mà của hầu hết các công ty ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, sự kết hợp giữa hai phương pháp trên vẫn chưa thực sự đồng bộ và phát huy hết được hiệu quả của nó do việc tiến hành so sánh chỉ tiêu của hai năm cũng như so sánh các chỉ tiêu chi tiết với các chỉ tiêu tổng quát không kết hợp với việc phân tích các tỷ số nên không thấy được sự tương quan giữa số tuyệt đối và số tương đối.

Đối với nợ phải trả, trong các nguồn tài trợ của công ty thì nợ dài hạn chiếm một tỷ trọng tương đối nhỏ và có sự biến động không đáng kể, chủ yếu là do Công ty vay để mua trang thiết bị phục vụ khảo sát thiết kế.Về nợ ngắn hạn của Công ty chiếm tới 85,5% trong tổng các khoản nợ, trong đó chủ yếu là phải trả công nhân viên và thuế phải nộp cho Nhà nước.

Về tình hình tăng giảm vốn chủ sở hữu và các quỹ

Đánh giá công tác phân tích tài chính của Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Xây dựng Bưu điện

Công tác phân tích tài chính mới được thực hiện tại Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Xây dựng Bưu điện trong vài năm trở lại đây, tuy nhiên đã thu được những kết quả đỏng ghi nhận: Giỳp cho Ban Giỏm đốc thấy rừ thực trạng tài chính của Công ty, kết quả đã đạt được, những điểm mạnh, điểm yếu của Công ty, những vấn đề còn tồn tại và cần được cải thiện từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, hiệu quả quản lý tài chính. - Hoạt động phân tích tài chính còn giúp Công ty trong việc lập kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính trong ngắn hạn và dài hạn đã giúp Công ty vận dụng tốt những cơ hội kinh doanh mở rộng hoạt động tư vấn thiết kế không chỉ ở phạm vi trong nước mà còn liên kết với nước ngoài trong một số dự án, đảm bảo hiệu quả kinh tế cao, từ đó vừa mở rộng quy mô, vừa nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên. + Công ty đã tiến hành lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ nhưng không sử dụng nó vào trong quá trình phân tích, các thông tin chủ yếu là từ hai báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh còn lại hầu như không sử dụng một thông tin nào khác bên ngoài như hệ thống chỉ tiêu ngành, tình hình tăng trưởng kinh tế đất nước, sự biến động lãi suất, tỷ giá…Tuy nhiên, các việc phân tích các chỉ tiêu của hai báo cáo tài chính này cũng còn chưa đầy đủ, do đó nguồn thông tin sử dụng chưa phong phú.

- Nguyên nhân từ phía Công Ty: do tầm quan trọng của công tác phân tích tài chính chưa được Công ty đánh giá đúng mức nên nó chưa được chú trọng đầu tư thích đáng; do công ty vân chưa có được đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao về phân tích tài chính doanh nghiệp; việc sử dụng các phương pháp và các chỉ tiêu phân tích còn sơ sài nên chưa thực sự phát huy được hiệu quả.

Một số giảI pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài chính của Công ty Cổ

    Hiện nay, tại công ty công tác phân tích tài chính đang do Phòng Tài chính - Kế toán đảm nhiệm, các nhân viên trong phòng vừa phải thực hiện công tác hạch toán kế toán, vừa phải kiêm nhiệm việc phân tích tài chính, hầu hết số nhân viên của phòng đều được đào tạo về chuyên ngành kế toán nên kiến thức và sự am hiểu về lĩnh vực tài chính chưa thực sự sâu sắc dẫn đến việc tiến hành phân tích tài chính gặp nhiều khó khăn, hạn chế nên hiệu quả chưa cao. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một nguồn thông tin quan trọng cung cấp thông tin về ngân quỹ, cho phép đánh giá một doanh nghiệp có khả năng đảm bảo được chi trả hay không, nó khắc phục nhược điểm của Bảng cân đối kế toán là chỉ có tính thời điểm và của Báo cáo kết quả kinh doanh là không cho thấy thực thu, thực chi mà chỉ cho thấy các số liệu sổ sách kế toán. Hai phương pháp này tuy rất hiệu quả nhưng chúng mới chỉ lý giải được sử biến động của các chỉ tiêu qua các năm, tỷ trọng của chỉ tiêu này so với chỉ tiêu khác trong báo cáo tài chính, so sánh số liệu giữa các Công ty với nhau, cho thấy khả năng hoàn thành hay không hoàn thành so với đinh mức đề ra mà chưa xác định được nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tốt hay xấu của tài chính doanh nghiệp, chưa cho thấy mối quan hệ giữa các tỷ số thành phần với các tỷ số tổng hợp.

    Vốn bằng tiền của Công ty cũng tương đối lớn, năm 2003 chỉ tiêu này là 6.051.999.431 đồng, tuy việc nắm giữ tiền mặt sẽ giúp doanh nghiệp chủ động trong kinh doanh, hưởng lợi thế trong thanh toán nhưng do đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty là khá ổn định nên trong thời gian tới nên giảm lượng tiền, đầu tư vào các chứng khoán ngắn hạn để vừa không ảnh hưởng đến khả năng thanh toán, vừa đảm bảo duy trì một mức ngân quỹ tối ưu.

    PHẦN KẾT LUẬN

    Thiết lập các cơ quan chuyên trách cung cấp những thông tin tài chính, thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh, thông tin về thị trường thế giới… điều này sẽ hỗ trợ cho hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp nhanh chóng phát triển cả về nội dung cũng như phương pháp. Hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp là một nhiệm vụ quan trọng của quản trị tài chính, một công cụ hữu hiệu luôn được các nhà quản trị doanh nghiệp quan tâm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả hoạt động tài chính nói riêng ở các doanh nghiệp. Sau thời gian thực tập tại Phòng Tài chính - Kế toán, Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Xây dựng Bưu điện, dựa trên những kiến thức đã học được ở trường, em đã xem xét hoạt động phân tích tài chính tại Công ty những kết quả đã đạt được, những hạn chế còn tồn tại, đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động phân tích tài chính của Công ty.

    Tuy nhiên do còn hạn chế về trình độ nhận thức cũng như kiến thức thực tiễn nên những giải pháp em đưa ra chưa hẳn đã thích hợp và tối ưu nhưng cũng hi vọng có đóng góp nhỏ bé giúp cho công tác phân tích tài chính của Công ty ngày càng đạt được kết quả cao hơn.