MỤC LỤC
Phân tích đối thủ cạnh tranh hiện tại được tập trung vào những điểm sau: phân tích chiến lược phát triển, yếu tố tài chính, mạng lưới phân phối, mức độ đa dạng của sản phẩm, thị phần, chất lượng nguồn nhân lực, chính sách giá, các hoạt động chiêu thị - quảng cáo và đánh giá của khách hàng. - Môi trường kinh tế vĩ mô: trên cơ sở tổng hợp những thông tin từ báo, tạp chí, internet… để phân tích những tác động từ phía môi trường bên ngoài như kinh tế, lạm phát, lãi suất, chính trị - pháp luật, dân số -văn hóa xã hội và môi trường quốc tế nhằm đưa ra những cơ hội mà ngân hàng có thể tận dụng được cũng như những thách thức mà ngân hàng cần phải vượt qua.
Là cạnh tranh dựa vào kẽ hở của luật pháp, trái với chuẩn mực xã hội và bị xã hội lên án ( như trốn thuế buôn lậu, móc ngoặc, khủng bố vv..). Tác động của cạnh tranh đối với nền kinh tế - Về ưu điểm:. + Đáp ứng nhu cầu xã hội với mức giá cả và chi phí thấp nhất. + Khuyến khích cải tiến công nghệ, phát minh khoa học và ứng dụng vào sản xuất tạo ra sản phẩm dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu tối đa khách hàng. + Góp phần vào việc cơ cấu kinh tế và phân bổ các nguồn lực trong xã hội một cách hợp lý và hiệu quả. - Về khuyết điểm: nếu Nhà nước thiếu hoặc không thể kiểm soát được cạnh tranh trên thị trường thì:. + Sẽ làm cho cơ cấu kinh tế hình thành một cách tự phát, không có lợi cho sự trăng trrưởng. + Dẫn đến tình trạng phát triển tự do, hình thành nên môi trường cạnh tranh không bình đẳng giữa các thành viên của thị trường. Tóm lại, trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh xảy ra là tất yếu. Do đó, Nhà nước phải tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng; hạn chế các khuyết điểm do cạnh tranh mang lại thông qua việc xây dựng chính sách cạnh tranh đồng thời điều chỉnh hoạt động cạnh tranh thông qua các công cụ điều tiết vĩ mô nhằm kiểm soát cạnh tranh giúp phát huy tác dụng của cạnh tranh một cách tối đa trong nền kinh tế thị trường. Các môi trường chi phối hoạt động cạnh tranh của doanh nghiệp. Môi trường hoạt động của doanh nghiệp được phân chia thành hai loại: môi trường vĩ mô và môi trường ngành. Môi trường vĩ mô: Các ảnh hưởng quan trọng của môi trường vĩ mô bao gồm:. a) Ảnh hưởng kinh tế. Môi trường kinh tế bao gồm các yếu tố như: xu hướng của tổng sản phẩm quốc dân(GNP) và tổng sản phẩm quốc nội (GDP), lãi suất và xu hướng của lãi suất, cán cân thanh toán quốc tế…. Các ảnh hưởng xã hội chủ yếu bao gồm: sở thích vui chơi giải trí, chuẩn mực đạo đức, quan điểm về mức sống, cộng đồng kinh doanh và lao động nữ. Sự thay đổi của các yếu tố văn hóa - xã hội thường là hệ quả của sự tác động lâu dài của các yếu tố vĩ mô khác. Do đó, nó thường xảy ra chậm hơn, phạm vi tác động rộng, lâu dài, tinh tế và khó nhận biết. c) Ảnh hưởng dân số. Những khía cạnh chủ yếu cần quan tâm của môi trường dân số bao gồm: tổng số dân và tỉ lệ tăng dân số; kết cấu và xu hướng thay đổi của dân số về: tuổi, giới tính, dân tộc, nghề nghiệp, phân phối thu nhập; tuổi thọ và tỉ lệ sinh tự nhiên; các xu hướng dịch chuyển dân số giữa các vùng…. d) Ảnh hưởng luật pháp, chính phủ và chính trị. Các yếu tố luật pháp, chính phủ và chính trị có ảnh hưởng ngày càng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải tuân theo các qui định về thuê mướn, cho vay, an toàn, giá, quảng cáo, nơi đặt nhà máy và bảo vệ môi trường. Nhìn chung, các doanh nghiệp hoạt động được là vì điều kiện xã hội cho phép. Chừng nào xã hội không còn chấp nhận các điều kiện và bối cảnh thực tế nhất định thì xã hội rút lại sự cho phép đó bằng cách đòi hỏi chính phủ can thiệp bằng chế độ, chính sách hoặc thông qua hệ thống pháp luật. e) Ảnh hưởng tự nhiên. Điều kiện tự nhiên bao gồm: vị trí địa lí, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, đất đai, sông, biển, khoáng sản trong lòng đất…Điều kiện tự nhiên luôn có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của con người cũng như hoạt động của doanh nghiệp. Nó cũng là yếu tố đầu vào quan trọng của nhiều ngành kinh tế như: nông nghiệp, công nghiệp khai khoáng, du lịch, vận tải. Trong nhiều trường hợp, chính điều kiện tự nhiên góp phần hình thành nên lợi thế cạnh trạnh cho doanh nghiệp. f) Ảnh hưởng công nghệ.
+ Các chiến lược điểm yếu - đe dọa (WT): các chiến lược này nhằm cải thiện điểm yếu bên trong để tránh hay giảm bớt ảnh hưởng của mối đe dọa bên ngoài. Ngoài ra trong quá trình phân tích còn sử dụng phuơng pháp so sánh, phương pháp tỷ trọng nhằm xác định xu hướng, mức độ biến động, kết cấu của các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận…của ngân hàng và sử dụng biểu đồ, biểu bảng để mô tả số liệu.
Ngoài ra, do cạnh tranh từ các ngân hàng khác trên địa bàn nên ngân hàng cũng phải tăng lãi suất huy động (có lúc lên đến 12%/năm) để có thể huy động một lượng vốn lớn trong dân cư nhằm đáp ứng nhu cầu vốn tăng mạnh của khách hàng trong giai đoạn phát triển kinh tế như hiện nay. Lạm phát tăng cao đã làm cho giá cả trở nên đắt đỏ hơn vì vậy việc tăng lương cho nhân viên ngân hàng là một tất yếu, ngoài ra trong bối cảnh nguồn nhân lực ngân hàng đang thiếu hút thì việc tăng lương để giữ chân nhân viên của mình là một cách làm phù hợp.
Năm 2006 ngân hàng huy động được 47.467 triệu đồng tăng 166,7% so với năm 2005, nguyên nhân của sự gia tăng này là do một số doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả nên có một số vốn tạm thời chưa cần sử dụng đã gửi vào ngân hàng, mặt khác do ngân hàng sử dụng hình thức chuyển tiền qua mạng vi tính, chuyển tiền điện tử nhanh chóng, kịp thời cho việc chi trả tiền hàng, rất thuận tiện cho việc thanh toán không dùng tiền mặt, nhiều doanh nghiệp thấy được lợi ích này nên đến Ngân hàng để mở tài khoản thanh toán làm cho loại hình tiền gửi này tăng lên. Sang năm 2007, ngân hàng đã có những biện pháp điều chỉnh kịp thời nhằm tăng dư nợ như áp dụng nhiều chương trình ưu đãi cho khách hàng vay vốn như chương trình tín dụng đặc biệt vay vốn lãi suất cố định, chương trình khuyến mại vay ngay trúng lớn cùng ACB và đặc biệt ngân hàng đã cho ra đời loại hình cho vay tín chấp với thời gian xử lý hồ sơ nhanh chóng (24 giờ) và đặc biệt khách hàng không cần phải có tài sản thế chấp để vay vốn.
Qua đó, ta thấy khối TCTD Nhà nước hiện đang chiếm trên 50% thị phần huy động vốn và thị phần cho vay, tuy nhiên vị thế này đang bị đe dọa nghiêm trọng từ phía các TCTD cổ phần với phong cách phục vụ chuyên nghiệp, sản phẩm đa dạng và công nghệ hiện đại đã làm cho thị phần huy động vốn và thị phần cho vay của các TCTD này tăng mạnh trong năm qua (thị phần huy động vốn tăng 4,1% trong khi thị phần cho vay tăng 3,9%) trái lại thị phần huy động vốn của các TCTD Nhà nước bị sụt giảm mạnh (giảm 3,4 %) còn thị phần cho vay thì giảm mạnh hơn (giảm 4,5%) so với năm 2006. Mặc dù ngân hàng đã lựa chọn gói dịch vụ với đường truyền tốt nhất nhưng tình trạng mạng chạy chậm vẫn thường xuyên xãy ra nhất là trong giờ có khối lượng giao dịch gia tăng, điều này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng đặc biệt hiện nay tại ACB-Cần Thơ đang triển khai sản phẩm sàn giao dịch vàng trực tuyến, mặc dù lượng giao dịch hàng ngày vẫn chưa nhiều nhưng trong thời gian tới có xu hướng tăng lên nguyên nhân là do vàng càng trở nên hấp dẫn nhà đầu tư hơn khi mà lạm phát tăng cao, tiền đồng mất giá, TTCK biến động thất thường…khi đó chỉ một sự cố nhỏ về đường truyền có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà đầu tư.
Trong khi đó, bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng tăng thì sự tham gia ngày càng sâu rộng của các ngân hàng nước ngoài với những dịch vụ hiện đại dựa trên nền tảng công nghệ cao, nguồn nhân lực dồi dào và tiềm lực tài chính mạnh sẽ làm cho thị phần của các ngân hàng trong nước bị ãnh hưởng nghiêm trọng. Mới đây trong một cuộc khảo sát do Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy thị phần của các NHTM Việt Nam đang có nguy cơ giảm sút nghiêm trọng khi 42% doanh nghiệp, 50% dân chúng được hỏi đều cho rằng họ sẽ lựa chọn vay ở các ngân hàng nước ngoài và 50% doanh nghiệp, 62% dân chúng sẽ lựa chọn ngân hàng nước ngoài để gửi tiền.
Hội nhập quốc tế sẽ làm cho nhu cầu về vốn và dịch vụ ngân hàng gia tăng.
+ Cơ sở vật chất: Để tạo được ấn tượng tốt đẹp và sự tin cậy từ khách hàng gửi tiền, ngân hàng nên xây dựng trụ sở mới khang trang hơn, ở vị trí thuận lợi có trang thiết bị hiện đại, đồng bộ tạo cho mình dáng vẻ hiện đại, khung cảnh giao dịch lịch sự thu hút khách hàng ngay từ cái nhìn đầu tiên, tạo cảm giác yên tâm khi đến gửi tiền. - Bên cạnh đó, định kỳ 3 tháng một lần tiến hành thăm dò ý kiến khách hàng để đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đối với các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng để biết được họ đang hài lòng những gì, và chưa hài lòng những gì mà ngân hàng có những giải pháp phù hợp nhằm khắc phục ngay những điều mà khách hàng chưa hài lòng cũng như duy trì những cái mà khách hàng đã hài lòng.
Khách hàng giao dịch với ngân hàng bởi lãi suất, phí dịch vụ cạnh tranh Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent. Những điều khách hàng chưa hài lòng khi tham gia giao dịch với Eximbank Nhân viên chưa nhiệt tình trong công việc.