MỤC LỤC
Trong khi đó, các khu công nghiệp chế biến có điều kiện hạ tầng phát triển hơn lại xây dựng xa vùng nguyên liệu, gây tốn kém về chuyên chở và làm giảm chất lượng chè thành phẩm; vì chè búp tươi hái về phải chế biến ngay, nếu chậm sẽ làm giảm mạnh chất lượng chè nguyên liệu và chè thành phẩm. Trong hoạt động ĐTPT chè cần chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng hàng hoá và ĐTPT thị trường, kể cả thị trường trong nước và thị trường nước ngoài; bởi phần lớn sản lượng chè của nước ta ( 70 - 80%) là dành cho xuất khẩu - một thị trường cạnh tranh khắc nghiệt.
Vốn trong nước quyết định chủ động trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, quyết định thực hiện thắng lợi các mục tiêu xã hội, quyết định chủ động xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý tạo sự phát triển cân đối, quyết định tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, là bộ phận đối ứng để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tạo cơ sở thuận lợi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Còn vốn đầu tư nước ngoài hỗ trợ bổ sung những thiếu hụt vốn đầu tư góp phần đẩy nhanh mức tiết kiệm nội địa và tăng tỷ trọng vốn đầu tư nội địa, góp phần nâng cao trình độ khoa học công nghệ của nền kinh tế, của các ngành, góp phần nầng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Đối với hình thức đầu tư cho công nghiệp chế biến ( sản xuất chè búp khô) , do dặc điểm kinh tế kỹ thuật là biến đầu vào ( chè nguyên liệu) thành đầu ra ( chè búp khô) và gắn kết với các doanh nghiệp cụ thể, rất khó có thể tổng kết cho từng loại cây chè. - Những tác động về xã hội, chính trị và kinh tế khác ( tận dụng và khai thác tài nguyên chưa được quan tâm hay mới phát hiện, tiếp nhận các công nghệ mới nhằm hoàn thiện cơ cấu sản xuất; những tác động mạnh đến các nganh, các lĩnh vực khác; tạo thị.
Nhiều tỉnh khác trong dự án đầu tư phát triển chè và cây ăn quả cũng đã có chính sách đầu tư hỗ trợ, khuyến khích công nhân và nông dân làm chè, đầu tư thâm canh cho các vùng chè hiện có, như đầu tư phân hữu cơ, phân NPK tổng hợp, tiếp tục thực hiện các biện pháp đầu tư tổng hợp như : trồng cây bóng mát, củng cố hệ thống ao, hồ, đập, tạo vùng tiểu khí hậu để áp dụng biện pháp IPM, xây dựng vùng nguyên liệu sạch để sản phẩm an toàn, thực phẩm có xuất xứ tiêu thụ cao trên thị trường trong và ngoài nước. Do vậy, các biện pháp kiểm soát về chất lượng đã được thực hiện ngay từ công đoạn canh tác chè, bao gồm từ công việc bón phân đủ liều lượng và cân đối; áp dụng phương pháp phòng trừ dịch hại IPM; tưới nước bằng dàn phun, chỉnh trang kho tàng, thiết lập mạng lưới nông vụ, xây dựng hệ thống KCS và vệ sinh công nghiệp; nghiêm cấm việc vi phạm các qui trình công nghệ trong chế biến, trong các công đoạn héo, vò, sàng, sấy; trong các khâu bao bì, đóng gói, kho tàng bảo quản và vân chuyển. Năm 2003, đại diện của chính phủ với sự tham gia của Bộ Thương Mại, Ban Vật giá, các Hiệp hội, các ban ngành hữu quan,các doanh nghiệp lớn đã chính thức thành lập Ban Điều tiết thị trường, nhằm tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp tiếp nhận những thông tin thị trường một cách chính xác và cập nhật; đồng thời nhà nước cũng cho phép chương trình hỗ trợ đầu tư nghiên cứu thị trường của các doanh nghiệp chè Việt Nam , với tổng nguồn vốn ban đầu là 5 triệu USD, bao gồm : hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp khảo sát thị trường; tham gia các Hội chợ quốc tế, hội trợ triển lãm; tham quan các nước sản xuất chè để thu thập, khai thác các nguồn thông tin, nhất là thông tin thị trường, thương mại.
Mặc dù, đã nhân thức quảng cáo là một công cụ xúc tiếp hỗn hợp quan trọng và không thể thiếu được trong kinh doanh hiện đại ngày nay; nhưng do ngân sách nhà nước và các tổ chức hiệp hội còn hạn chế, do nhận thức của các doanh nghiệp còn chưa triệt để về vấn đề đầu tư cho quảng cáo, mà dẫn đến nhiều sản phẩm chè tốt của ta chỉ được đánh giá là chè loại 2 và dùng để đấu trộn dưới thương hiệu của nước khác.Vốn đầu tư cho quảng cáo của công ty chè trong 3 năm qua cũng chỉ giữ ở mức khiêm tốn , chỉ chiếm chưa đầy 5% tổng chi phí ( Bảng 15); trong khi đó một công ty chè của Srilanca đầu tư cho quảng cáo khoảng 12 triệu USD, Cty của Ân Độ là 17 triệu USD ,của Anh là 20 triệu USD(chiếm 10%- 15 % tổng chi phí hàng năm). Đầu năm 2004, chính phủ đã có chương trình 24,5 tỷ đồng hỗ trợ ngành trà quảng bá thương hiệu và xúc iến thương mại, trong đó tạo điều kiện giúp các thương hiệu chè xuất hiện trên các báo đài Trung ương và địa phương, tham gia các hội chợ quốc tế, triển lãm ngành hàng ở trong nước và nước ngoài; tuyên truyền, giới thiệu về giá trị văn hoá , quá trình xây dụng và trưởng thành của nganh chè Việt Nam, qua đó tìm hiểu nhu cầu thưởng thức chè của các nước sở tại, gặp gỡ các hiệp hội, công ty chuyên nhập khẩu chè nhằm xây dựng cầu nối tiêu thụ sản phẩm. Trong điều kiện hiện nay, khi các ngành công nghiệp - dịch vụ ở các tỉnh trung du - miền núi gặp nhiều khó khăn về mọi mặt như vốn sản xuất,công nghệ sản xuất, thị trường tiêu thụ, lao động thất nghiệp ..,khi mà ngân sách trung ương và các tỉnh còn hết sức hạn hẹp, việc đầu tư phát triển nông nghiệp nói chung và ngành chè riêng đã sử dụng sức mạnh tổng hợp các nguồn lực, trong đó huy động nội lực là chính, là một biện pháp đúng đắn để vừa tận dụng tiềm năng sẵn có của vùng, vừa tận dụng được khả năng sẵn có của ngành, vừa kết hợp với khả năng nguồn lực quốc tế, để phát triển ngành Chè, giải quyết được công ăn việc làm cho người lao động, đem lại thu nhập cao cho người dân, tạo điều kiện để phát triển các ngành sản xuất khác ở vùng trung du, miền núi nước ta.
Chuyển mạnh sang cơ chế sản xuất hàng hóa , lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo và mục tiêu tăng mức sinh lời cao của đồng vốn đầu tư, buộc các cơ sở sản xuất chè nguyên liệu phải tập trung đầu tư thâm canh, ứng dụng các kỹ thuật tiến bộ mới để nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng chè búp đáp ứng với nhu cầu chế biến và thị trường tiêu thụ (trong và ngoài nước). Với vị trí của cây chè ,với những đòi hỏi của người tiêu dùng và nhu cầu về chè ngày càng tăng của các nước trên thế giới , cho nên các quốc gia trồng chè đều có các chính sách tăng cường đầu tư cho các khâu R & D ( nghiên cứu & phát triển ): giống cây trồng, kỹ thuật canh tác, công nghệ chế biến, sản phẩm hàng hoá, và những chính sách kinh tế khác để đẩy mạnh tiêu thụ chè trong nứơc và trên thế giới. ✜ Đối với các vườn chè tập trung hiện có của các đơn vị thuộc các tỉnh Hà giang, Tuyên quang, Thái nguyên, Yên bái, Lào cai, Lai châu, Sơn la, Phú thọ với tổng diện tích hiện có22.950 ha thì tập trung thâm canh cao, đảm bảo mật độ cây chè là 18.000 cây/ha, trồng dặm và bổ sung 30% diện tích bằng các giống chè thơm Long tỉnh 43, Bát tiên, Yabukita, Ngọc thuý.
✜ Hiệp Hội Chè VN cần phối hợp nhanh chóng với Bộ NN và PTNN, Bộ Ngoại Giao, Bộ Thương Mại đặt các văn phòng đại diện tại những nước có nhu cầu tiêu thụ chè, cử các đoàn cán bộ đi khảo sát thị trường, tham gia hội chợ chè thế giới, để thông qua đó nhập khẩu, xuất khẩu vào thị trường này, tìm hiểu thông tin về sở thích, thị hiếu của họ, về những loại chè ưa dùng và đặc tính sản phẩm….
Bảng2.6 : Tình hình thực hiện đầu t cải tạo chè xuống cấp ở 3 tỉnh Thái Nguyên, Sơn La, Vĩnh Phú. Bảng2.15: Tính toán hiệu quả tài chính trên 1 ha chè theo số liệu kế hoạch Bảng2.16: Thu nhập bình quân trên 1 ha chè so với một số cây trồng chủ yếu. Bảng2.17: Tính toán hiệu quả tài chính trên 1 ha chè theo số liệu kế hoạch ( không tính chi phí nhân công).
Phụ lục 2: Tổng mức chi cho sự nghiệp y tế của VINATEA trong năm 2003 Phụ lục 3: Một số công cụ xúc tiến hỗn hợp mà ngành chè đã đầu t.