MỤC LỤC
Trong khi đó chi phí dịch vụ trả nợ bên ngoài giảm cùng với việc giảm lãi suất toàn cầu – tỷ suất trả nợ so với xuất khẩu ở các nước đang phát triển giảm từ 19% năm 1997 xuống còn 15% năm 2003 – và nhiều nhà cho vay vốn ở các nước đang phát triển đã tận dụng được cơ hội này để cơ cấu lại vốn nợ có lãi suất thấp. Sự có mặt các điều khoản hoạt động chung khi phát hành trái phiếu quốc tế, gồm các điều khoản của nhiều nhà phát hành trái phiếu quốc tế Châu Mỹ Latinh, là một bước tiến xa hơn nữa, và những điều khoản như thế được khuyến khích nhằm đạt được một sự thanh toán nhanh và rộng rãi ở những thị trường quốc tế.
Nguoàn: Managing Foreign Capital Flows: The Experiences of Korea, ThaiLan, Malaysia, Indonesia - Yung Chul Park và Chi-Young Song, tháng 5 năm 1996 Các hoạt động thường xuyên của thị trường mở rất cần thiết bởi vì chính sách thắt chặt tiền tệ chỉ có hiệu quả trong việc kiểm soát tính thanh khoản và lãi suất trong một thời gian ngắn bằng một chế độ tỷ giá cố định và một tài khoản vốn mở rộng, như Thái Lan (Schadler, Carkovic, Bennet, and Kahn (1993)) kết quả lãi suất nội địa liên tục cao so với lãi suất của các nước công nghiệp trong thập niên 90 và điều này đã khuyến khích đúng lúc đối với vốn bên ngoài vào (hình 1.7). Nguoàn: Managing Foreign Capital Flows: The Experiences of Korea, ThaiLan, Malaysia, Indonesia - Yung Chul Park và Chi-Young Song, tháng 5 năm 1996 Cho đến đầu năm 1994, để đối phó với luồng vốn vào liên tục, chính phủ Malaysia chủ yếu dùng can thiệp vô hiệu hoá vào thị trường ngoại hối để bù đắp những kết quả âm của nền kinh tế có vốn vào.
- Đầu tiên là do xu hướng lựa chọn các ngành công nghiệp nặng để đầu tư chưa đúng trong một định hướng phát triển thiên về theo đuổi chính sách tự cung tự cấp và các mục tiêu xã hội, mặt khác, để đáp ứng các yêu cầu của một nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa, các nguồn vốn đầu tư được đổ nhiều vào khu vực Nhà nước, đặc biệt là trong các ngành thâm dụng vốn và có chi phí cao, tỷ suất sinh lợi thấp hơn giá trị của vốn, không có khả năng cạnh tranh – như mía đường, sản xuất phân bón, thép – nhưng lại đáp ứng được yêu cầu về chính sách. Chúng ta đã ký kết hàng loạt những hiệp định song phương và đa phương, mở ra khả năng lớn cho sự phát triển của kinh tế đối ngoại, trong đó đáng chú ý nhất là Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư với Nhật, Hiệp định hàng không với Mỹ, Hiệp định về hạn ngạch dệt may với EU, và hoàn tất thành công phiên đàm phán thứ bảy gia nhập WTO. Nhóm Ngân hàng thương mại Nhà nước (Ngân hàng Công thương, Ngoại thương, Đầu tư, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, và Đồng bằng sông Cửu Long) tuy chiếm gần 76% tổng nguồn vốn huy động và 80% thị phần tín dụng nhưng tổng vốn tự có chưa đến 1 tỷ USD, tỷ lệ vốn tự có trên tổng tài sản có chưa đến 5% (thông lệ tối thiểu theo BIS là 8%).
Tuy nhiên, trong tình hình mới với nhu cầu thu hút các dòng vốn FPI và tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài nói chung, ngoài việc đa dạng hóa các lĩnh vực thu hút vốn đầu tư để mở thêm kênh đầu tư mới, bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xúc tiến việc mua lại và sáp nhập trong một số lĩnh vực, áp dụng hình thức công ty mẹ – công ty con hoạt động đa chức năng, xem xét cho nhà đầu tư nước ngoài được mua trên 30% cổ phần doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa và tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Ngân hàng Nhà nước đã thiết lập và vận hành các công cụ điều hành chính sách tiền tệ, qua đó kiểm soát khối lượng tiền trong lưu thông, thực hiện cơ chế cung ứng tiền tệ cho nền kinh tế thông qua các nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước, đảm bảo khối lượng tiền tệ, tín dụng cần thiết cho nền kinh tế quốc dân; đảm bảo hoạt động an toàn cho hệ thống ngân hàng thương mại, gây tác động tích cực đến huy động vốn, góp phần thúc đẩy kinh tế tăng trưởng. Trong bối cảnh đó, Việt Nam cũng không là ngoại lệ, dựa vào kinh nghiệm của các nước đi trước chúng ta có thể rút ra cho Việt Nam những điều kiện cần thiết cho quá trình hội nhập của mình: một trong những điều kiện tiên quyết chính là một khung pháp lý tài chính lành mạnh, đặc biệt là một vị thế tài chính vững mạnh, giá cả ít biến động, một hệ thống ngân hàng trong nước vững mạnh với các khuôn khổ pháp lý và cơ chế giám sát hữu hiệu và một cơ sở hạ tầng cho việc vận hành vốn có hiệu quả.
Nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập có khả năng dễ bị tổn thương bởi những cú sốc thực (do thay đổi các điều kiện mậu dịch như sự thay đổi trong giá cả nhiên liệu quốc tế, sự thay đổi trong cơ cấu sản phẩm xuất khẩu và nhập khẩu, tỷ giá hối đoái thực được định giá cao làm xấu đi cán cân tài khoản vãng lai) và cú sốc chính sách hơn là các nước công nghiệp và đến lượt nó những thay đổi này lại gây ra sự biến động lớn hơn trong dòng vốn; giá cả của tài sản và tỷ suất sinh lợi trên tài sản. Những nhân tố của môi trường quốc tế đã góp phần vào việc tăng thêm những biến động tiềm ẩn của dòng vốn và giá tài sản trong những thị trường mới nổi vì những thị trường này vẫn còn nằm trong cận biên danh mục vốn đầu tư gián tiếp của các nhà đầu tư nước ngoài, do đó những thị trường mới nổi vẫn dễ bị tổn thương bởi những điều kiện có tính chất chu kỳ của những nước công nghiệp. Trong khi các nhà đầu tư quốc tế ngày càng trở nên cẩn trọng hơn, tính kỷ luật của thị trường ngày càng có khuynh hướng được đề cao thì khi những niềm tin đó bị mất đi sẽ kích hoạt lớn hơn dòng vốn chảy ra, và như vậy hội nhập tài chính có khả năng khuếch đại các cú sốc hoặc thiệt hại do những sai lầm trong hoạch định chính sách và dẫn đến bất ổn định lớn hơn ở các nước đang phát triển.
Do VDR ngăn cản việc tiếp cận nguồn tài chính nước ngoài có khả năng làm tăng tính cạnh tranh của các ngân hàng và công ty trong nước, cho nên sử dụng VDR cần được hạn chế đối với những giai đoạn có dòng vốn vào nhiều do tăng nhanh tỷ giá hoặc tăng đáng kể các chênh lệch về lãi suất. Mặc dù các nhà đầu tư thường thành công trong việc tránh né kiểm soát, song kiểm soát vốn cũng đã gánh chịu một các giá phải trả đáng kể trong việc hạn chế giao dịch tài sản quốc tế, các dòng chảy của vốn, đặc biệt là khi được thực hiện quá chặt chẽ và bao quát, thì nó có thể hạn chế cả những dòng vốn có lợi. Như vậy việc thực hiện kiểm soát vốn có định hướng, có điều tiết và hướng tới những đối tượng cụ thể có thể giúp giảm thiểu những thiệt hại và chi phí phát sinh khi thực hiện, tăng động lực thu hút các dòng vốn phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước, đồng thời vừa góp phần bảo vệ nền tài chính còn non trẻ của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.
- Đặc biệt, việc làm đóng băng tài khoản quốc tế có thể ngăn việc chuyển nhượng từ tài khoản này sang tài khoản khác, ngăn ngừa sự chuyển đổi đồng Việt Nam bằng USD và việc sử dụng nó trong các giao dịch thanh toán hoặc cho những người không cư trú vay, từ đó hạn chế một cách hiệu quả việc các dòng ngoại tệ đổ ra nước ngoài. Những nhân tố này bao gồm: Hàng loạt các biện pháp kiểm soát tự nhiên bao trùm toàn bộ những lỗ hổng tiềm tàng quan trọng trong hệ thống; Việc thực hiện và bắt buộc thực hiện các biện pháp kiểm soát thông qua ngân hàng Nhà nước Việt Nam có áp dụng kỷ luật nghiêm khắc cho hệ thống ngân hàng; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần nỗ lực trong việc truyền đạt những thông tin về bản chất của các quy tắc kiểm soát ngoại hối và làm tăng thêm tính minh bạch và dễ hiểu của những biện pháp này…. Trong thời kỳ mở cửa hội nhập, chính phủ Việt Nam cần thiết lập một chiến lược đa dạng hoá môi trường đầu tư trong nước nhằm khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài giữ vốn lại trong nước lâu hơn, sử dụng các dòng vốn đầu tư ngắn hạn, linh hoạt để dòng vốn này không chuyển về nước mà tham gia tiếp tục vào những cơ hội đầu tư mới tại Việt Nam, trở thành dòng đầu tư với mục tiêu chiến lược dài hạn.
Những tiêu chuẩn an toàn tài chính cần phải hướng một sự chú ý đặc biệt đến hệ thống ngân hàng do vai trò to lớn của ngân hàng trong việc cung cấp tín dụng, vị trí trung tâm của ngân hàng trong hệ thống thanh toán, đòn cân nợ cao của ngân hàng, sự mất cân đối trong tính thanh khoản của tài sản và và khả năng trả nợ của ngân hàng. Ủy ban Basel đã đưa ra những sửa đổi đối với quy chế vốn pháp định, phát triển những phương pháp luận về quản trị rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất và mô hình hóa mối quan hệ giữa các ngân hàng với những định chế tài chính sử dụng đòn cân nợ cao (quỹ phòng ngừa), những thông lệ phổ biến về kế toán các khoản cho vay và công khai rủi ro tín dụng, tính minh bạch của ngân hàng, hệ thống kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro kinh doanh. Những thông lệ đã được đề xuất phản ỏnh những nhận xột rằng cỏc tiờu chuẩn vốn phỏp định khụng rừ ràng và việc quản lý rủi ro đã bị suy yếu một cách nghiêm trọng, nếu các khoản cho vay không được đánh giá một cách đúng đắn và những tổn thất các khoản cho vay không được nhận thức và dự phòng một cách đầy đủ trong bảng cân đối kế toán của các định chế tài chính.