MỤC LỤC
Đứng trên giác độ kinh doanh du lịch thì thị trường du lịch được hiểu là một nhóm khách hàng hay một tập hợp khách hàng đang tiêu dùng hay đang có nhu cầu, có sức mua sản phẩm nhưng chưa được đáp ứng. Các doanh nghiêph kinh doanh lữ hành cần luôn phải quan tâm đến hoạt động nghiên cứu thị trường từ đó đề ra những chính sách cho phù hợp với thị trường. Vì đây là những nhân tố có tác động đến nhu cầu đi du lịch của khách du lịch, từ đó là cơ sở để hình thành các chương trình du lịch thu hút được nhiều khách.
Công ty phải nghiên cứu kỹ nhu cầu riêng của từng phân đoạn thị trường: mục đích đi du lịch của khách, thời gian rỗi, khả năng thanh toỏn của khỏch để xỏc định rừ độ dài và cỏc dịch vụ của chương trỡnh… Bờn cạnh đó công ty lữ hành phải luôn tìm hiểu, chú ý đền sự thay đổi của “mốt du lịch qua từng thời kỳ, để có thể tạo ra các sản phẩm dịch vụ phù hợp trong từng giai đoạn. Việc nghiên cứu kỹ các yếu tố tạo nên cung du lịch sẽ giúp ích cho doanh nghiệp trong việc tạo ra một chương trình du lịch tốt nhất đáp ứng nhu cầu của khách. Các công ty lữ hành có hoạt động mạnh thường có quan hệ với nhiều hãng lữ hành gửi khách và nhận khách quốc tế vì đây là đối tượng cung cấp khách du lịch tương đối ổn định của công ty.
Chương trình du lịch khi được xây dựng phải đảm bảo những yêu cầu chủ yếu như tính khả thi, phù hợp với nhu cầu của thị trường, đáp ứng những mục tiêu của công ty lữ hành có sức lôi cuốn khách du lịch quyết định mua chương trình. Giá thành của chương trình du lịch bao gồm toàn bộ những chi phí thực sự mà công ty lữ hành phải chi trả để tiến hành thực hiện các chương trình. Bao gồm chi phí của tất cả các loại hàng hóa dịch vụ mà đơn giá của chúng được xác định cho cả đoàn khách, không phụ thuộc tương đối vào số lượng khách trong đoàn.
Nhóm này gồm các chi phí cho các dịch vụ và hàng hóa mà mọi khách du lịch trong đoàn đều tiêu dùng chung không tách cho từng thành viên được. Phương pháp 2: Xác định giá bán trên cơ sở các khoản chi phí, lợi nhuận, thuế nói trên vì một lý do nào đó (quy định, tập quán, chính sách kinh doanh) phải được tính theo giá bán. Kênh phân phối trong du lịch được hiểu là một hệ thống tổ chức dịch vụ nhằm tạo ra các điểm bán hoặc cách tiếp cận sản phẩm thuận tiện cho khách du lịch, ở ngoài địa điểm diễn ra quá trình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm.
Kênh tiêu thụ gián tiếp là loại kênh trong đó quá trình mua – bán được ủy nhiệm cho các doanh nghiệp lữ hành khác làm đại lý tiêu thụ hoặc với tư cách là các doanh nghiệp lữ hành gửi khách. Họ là những doanh nghiệp kinh doanh độc lập, họ có quyền hạn và chiến lược kinh doanh riêng, trong nhiều trường hợp quan điểm của các doanh nghiệp lữ hành gửi khách, các đại lý lữ hành rất khác với quan điểm của các doanh nghiệp lữ hành nhận khách. Trong hoạt động kinh doanh du lịch, xây dựng xong chương trình du lịch, bán được chương trình du lịch cho khách, khách trả tiền rồi nhưng quá trình tiêu thu vẫn chưa kết thúc.
Trung tâm được chia thành các phòng ban, mỗi phòng ban thực hiện một chức năng và nhiệm vụ được giao. + Phòng thị trường trong nước: Tổ chức các hoạt động du lịch nội địa đưa công dân Việt Nam đi du lịch nước ngoài (outbound), du lịch cho người nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức các hoạt động tiếp thị, tuyên truyền quảng cáo, xây dựng các chương trình du lịch nội địa, chương trình du lịch cho công dân Việt Nam đi du lịch nước ngoài và xây dựng giá bán cho các sản phẩm; tổ chức công tác điều hành và hướng dẫn du lịch (outbound), thực hiện các chương trình tour đã bán. Tổ chức các hoạt động tiếp thị tuyên truyền quảng cáo, xây dựng các chương trình du lịch theo các tuyến điểm du lịch trong nước và xây dựng giá bán các sản phẩm; tổ chức công tác điều hành và hướng dẫn du lịch (Inbound), thực hiện các chương trình tour đã bán, làm dịch vụ Visa.
+ Phòng vé máy bay: Tổ chức việc bán vé máy bay cho mọi đối tượng khách, là đầu mối liên hệ với hãng hàng không Việt Nam và các hãng hàng không khác để có chính sách ưu đãi đối với khách do công ty và trung tâm khai thác. + Tổ kế toán - tổng hợp: Thực hiện công tác kế hoạch, tài chính kế toán, lao động tiền lương, thủ quỹ, hành chính, lễ tân. + Phòng tiếp thị: Nghiên cứu, tổng hợp, tính toán, xây dựng các chương trình du lịch dành cho các đối tượng là khách quốc tế đi du lịch Việt Nam (Inbound), khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài (Outbound), khách Việt Nam đi du lịch trong nước.
+ Tổ khai thác khách Trung Quốc đi du lịch Việt Nam bằng giấy thông hành và khách vãng lai: Thực hiện các dịch vụ cho khách vãng lai và tổ chức thực hiện chương trình khách Trung Quốc đi du lịch Việt Nam bằng giấy thông hành. Ngày 25/8/2005 thành lập công ty Lữ hành Hanoitourist trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm du lịch trực thuộc Tổng công ty du lịch Hà Nội theo. Công ty Lữ hành Hanoitourist là đơn vị hạch toán kinh tế có tư cách pháp nhân không đầy đủ, hạch toán kinh tế phụ thuộc trực thuộc công ty mẹ là Tổng công ty du lịch Hà Nội; được sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản chuyên thu, chuyên chi, và tài khoản ủy quyền tại ngân hàng.
- Công ty có nhiệm vụ sử dụng hiệu quả và phát triển nguồn vốn kinh doanh được giao thực hiện mục tiêu kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ về các khoản nợ phải thu phải trả trong bảng cân đối ngân sách. - Chịu trách nhiệm trước nhà nước, Tổng công ty du lịch Hà Nội về kết quả kinh doanh của đơn vị mình. - Thực hiện chế độ quy định về kế toán, kiểm toán, chịu trách nhiệm về tính xác thực về hoạt động tài chính của công ty.
+ Tổ chức chuyên nghiệp các chương trình du lịch, hội nghị, hội thảo..cho các đoàn khách du lịch hoặc các khách du lịch riêng lẻ cả ở trong nước và quốc tế. + Tư vấn du lịch, đặt các dịch vụ riêng lẻ, đặt phòng khách sạn, vé máy bay trong nước và quốc tế, vé tàu - thuyền, cho thuê xe ô tô, hướng dẫn viên du lịch. Công ty lữ hành Hanoitourist hợp tác với nhiều khách sạn từ 2 đến 5 sao như: Khách sạn Sofitel Metropole, khách sạn Hilton Hanoi Hotel, khách sạn Hòa Bình..Ngoài ra công ty còn có thể liên hệ với các đơn vị thành viên thuộc Tổng công ty du lịch Hà Nội: Khách sạn Hoàn Kiếm, khách sạn Dân chủ, khách sạn Bông Sen, nhà hàng 30A Lý Thường Kiệt, đoàn xe du lịch Hà Nội, xí nghiệp xây dựng và dịch vụ du lịch.
+ Trong công ty chưa có chiến lược của các phòng ban, quan điểm chưa thực sự đi vào chính sách của công ty, điều này dẫn đến tính không ổn định trong kế hoạch kinh doanh của các bộ phận, họ thường thụ động tiếp nhận kế hoạch kinh doanh từ trên xuống chứ chưa thực sự mang quan điểm hoạch định chiến lược cấp sản phẩm vào trong hoạt động kinh doanh hàng ngày. + Trang Web của công ty chưa đáp ứng được nhu cầu thông tin của khách hàng nhất là trong thời đại công nghệ thông tin ngày càng phát triển hiện nay.