MỤC LỤC
Một mặt cũng có thể cắt nghĩa được địa bàn dân cư Nống Cống là một vùng của Thanh Hoá thuộc vùng phương ngữ Bắc Trung Bộ nên sẽ có những biến đổi của tiếng Việt để tạo nên diện mạo chung của vùng phương ngữ Bắc Trung Bộ nhưng đồng thời cũng chứng minh sự chuyển tiếp ngôn ngữ từ vùng phương ngữ Bắc Bộ xuống vùng phương ngữ Bắc Trung Bộ. Do đó, toàn bộ vốn từ địa phương Nông Cống sau khi thu thập sẽ được phân loại, nghiên cứu theo những hệ thống, những giá trị nhất định, đó sẽ là những lớp từ vựng được sắp xếp theo những quan hệ nhiều chiều với các từ trong cùng hệ thống thổ ngữ, với các từ trong ngôn ngữ toàn dân, với các từ trong cùng vùng phương ngữ Bắc Trung Bộ.
- Phương ngữ là một hiện tượng lịch sử, nó ra đời như một sự tất yếu do sự phát triển, biến đổi của ngôn ngữ cùng với sự phát triển của lịch sử xã hội, do đó với xu thế thống nhất ngày càng cao, phạm vi sử dụng của ngôn ngữ ngày càng bị thu hẹp về mặt lý thuyết, nó sẽ mất đi trong tương lai của một ngôn ngữ dân tộc thống nhất và được chuẩn hóa cao. Theo Hoàng Thị Châu khi nhấn mạnh đến những nét khác biệt trong biểu hiện của ngôn ngữ toàn dân ở một địa phương cụ thể “Phương ngữ là một thuật ngữ ngôn ngữ học để chỉ sự biểu hiện của ngôn ngữ toàn dân ở một địa phương cụ thể với những nét khác biệt của nó so với ngôn ngữ toàn dân hay một phuơng ngữ khác” [ 8, trang 24].
Một ngôn ngữ cũng như một phương ngữ nào đó hiện nay, có thể trước đây chúng đã biến đổi nhiều không gian rộng, hẹp khác nhau, cho nên bức tranh ngôn ngữ hiện nay không phải là kết quả của một sự phát triển tuần tự và trùng khiết bức tranh ngôn ngữ quá khứ trong từng vùng cũng như trong toàn quốc.Vì vậy, khi tiếp cận các ngôn ngữ và phương ngữ cần phải “Chấp nhận một thực tế là không. Vì thế không ai ngạc nhiên khi thấy có nhà nghiên cứu chia tiếng Việt thành 5 phương ngữ, nhiều người khác cho rằng tiếng Việt có 4 phương ngữ, phần đông các tác giả chia tiếng Việt thành 3 vùng phương ngữ, nhưng có nhà nghiên cứu lại cho rằng tiếng Việt có 2 vùng phương ngữ, thậm chí, có người cho rằng, do trạng thái chuyển tiếp của ngôn ngữ tiếng Việt từ Bắc vào Nam là liên tục nên không.
Trên những nét chính yếu trong quan niệm của các nhà nghiên cứu, PGS – TS Nguyễn Nhã Bản đã rút ra một cách hiểu chung nhất và phổ biến nhất về từ địa phương để làm cở sở khảo sát và nghiên cứu từ địa phương như sau: "Từ địa phương là vốn từ cư trú ở một địa phương cụ thể có sự khác biệt với ngôn ngữ văn hóa hoặc địa phương khác về ngữ âm và ngữ nghĩa". Với cách hiểu như vậy, khảo sát ngôn ngữ toàn dân ở bình diện khu vực dân cư thể hiện, chúng tôi thu thập những đơn vị từ xuất hiện ở địa bàn dân cư Nông Cống thỏa mãn điều kiện: 1- Có sự khác biệt ít nhiều (hoặc hoàn toàn) với ngôn ngữ toàn dân, (về ngữ âm và ý nghĩa); 2- Những từ ngữ có sự khác biệt đó được người Nông Cống quen dùng một cách tự nhiên.
ĐẶC ĐIỂM NGỮ ÂM TỪ ĐỊA PHƯƠNG THỔ NGỮ NÔNG CỐNG Như mục đích đã xác định, chuơng này sẽ nêu lên những khác biệt về ngữ âm giữa từ địa phương thổ ngữ Nông Cống so với phương ngữ Thanh Hóa, phương ngữ Nghệ Tĩnh và ngôn ngữ toàn dân nhằm tái hiện nên bức tranh về ngữ âm của từ địa phương thổ ngữ Nông Cống. Điều này có thể nói từ địa phương thổ ngữ Nông Cống có hướng tương đồng gần hơn với từ địa phương Nghệ Tĩnh, thể hiện cụ thể hơn sự chuyển tiếp của vùng phương ngữ Bắc Bộ xuống vùng phương ngữ Bắc Trung Bộ.
Như vậy, qua miêu tả và so sánh với phương ngữ Thanh Hóa, phương ngữ Nghệ Tĩnh, chúng tôi thấy thổ ngữ Nông Cống có sự phong phú đa dạng vừa có những cặp tương ứng giống với phương ngữ Thanh Hóa vừa có nhiều điểm tương đồng với phương ngữ Nghệ Tĩnh, tuy nhiên có những cặp tương ứng phụ âm đầu với từ toàn dân mang đặc trưng dấu ấn riêng của thổ ngữ Nông Cống. So sánh với phương ngữ Thanh Hóa về sự tương ứng vần mở so với từ toàn dân thì về số lượng cặp vần là bằng nhau, phần lớn các vần là giống nhau nhưng có một cặp từ địa phương thổ ngữ Nông Cống có mà từ địa phương Thanh Hóa không có: | ô – u | | cố - cụ | có một cặp phương ngữ Thanh Hóa có mà thổ ngữ Nông Cống không có | uê – oa | huê – hoa.
Từ những khảo sát khái quát đặc điểm các lớp từ địa phương Nông Cống về diện mạo ngữ âm qua so sánh với phương ngữ Thanh Hóa, phương ngữ Nghệ Tĩnh, chúng tôi rút ra nhận xét: Sự tương ứng phụ âm đầu của thổ ngữ Nông Cống phong phú, đa dạng hơn phương ngữ Thanh Hóa và phương ngữ Nghệ Tĩnh, điều đó lý giải sự ảnh hưởng của phương ngữ Nghệ Tĩnh đối với thổ ngữ Nông Cống là rất lớn, còn về tương ứng phần vần thì thổ ngữ Nông Cống không phong phú bằng phương ngữ Nghệ Tĩnh nhưng phong phú hơn phương ngữ Thanh Hóa. Như vậy, xét về quan hệ âm thanh và ý nghĩa giữa từ địa phương với từ toàn dân, chúng tôi chia vốn từ địa phương Nông Cống thành 6 loại (hay là 6 kiểu loại) 1 – Những từ vừa có sự tương ứng về âm vừa có sự tương đồng về nghĩa; 2 – Những từ có sự tương ứng về âm nhưng có sự biến đổi ít nhiều về nghĩa; 3 – những từ cùng âm nhưng xê dịch ít nhiều về nghĩa; 4 – Những từ đồng âm nhưng khác nghĩa; 5 – Những từ khác âm nhưng tương đồng về nghĩa; 6 – Những từ khác âm khác nghĩa.
Trong khuôn khổ một phần của chương, mỗi kiểu loại như vậy chúng tôi chỉ có thể nêu lên những khác nhau căn bản với từ toàn dân và qua so sánh với phương ngữ Thanh Hóa, phương ngữ Nghệ Tĩnh, không thể so sánh, liệt kê đầy đủ về số lượng từ của kiểu loại đó. Người Nông Cống thường nói rất tự nhiên với các kết hợp: Cấn lúa, cấn cà, cấn ra,… Đối chiếu với nghĩa thứ 5 của Cấy chúng tôi thấy Cấn ít được dùng như vậy, nói đúng hơn nếu cần thể hiện nội dung như thế, người Nông Cống lại dùng Cấy chứ ít dùng Cấn, trong trường hợp này dùng Cấy mới tự nhiên, dùng Cấn lại bất bình thường.
Nghĩa này tương ứng với nghĩa của từ sốt trong ngôn ngữ toàn dân thể hiện ở lối nói như: Cháu nóng đã hai bữa nay rồi (= cháu sốt đã hai hôm nay rồi), Như vậy, có thể thấy tuy nghĩa được dùng riêng trong thổ ngữ Nông Cống nhưng nghĩa này được phát triển theo cơ chế ẩn dụ dựa trên sự tương đồng trên cơ sở nét nghĩa có nhiệt độ cao hơn mức bình thường trong nghĩa gốc của từ. Như vậy, qua phân tích nghĩa của một số từ như trên ta thấy đặc điểm về nghĩa của tiểu nhóm từ này là trong khi vẫn duy trì và sử dụng các nghĩa chung của từ toàn dân trong vùng thổ ngữ mình, dựa theo các cơ chế chuyển nghĩa trong tiếng Việt, thổ ngữ Nông Cống đã tạo thêm những nghĩa riêng cho từ toàn dân có sẵn và những nghĩa riêng ấy chỉ có trong từ toàn dân khi từ đó được sử dụng ở thổ ngữ cũng vì thế cái nghĩa mà ta đang nói tới đó phải được xem là nghĩa thuộc thổ ngữ và trong sử dụng ở địa phương, khi từ được thực tại hóa với ý nghĩa đó, chúng ta xem nó là biến thể của từ toàn dân, thuộc hệ thống vốn từ địa phương.
Vd: Một số từ ngữ tiếng Việt từ thế kỷ 17 về trước là thuộc ngôn ngữ chung nên đã được phản ánh trong trong từ điển Annam - Lusitan - La Tinh, nay tiếng Việt toàn dân không còn dùng nhưng thổ ngữ Nông Cống lại đang dùng chúng, trong số đó có một loại từ trở thành đồng âm với từ toàn dân.chẳng hạn, mô trong thổ ngữ Nông Cống là đại từ, tương ứng về nghĩa với đâu, nào trong ngôn ngữ toàn dân. Một loại từ khác đã được phán ánh trong từ điển Việt – Bồ - La, nay trong tiếng Việt toàn dân, các từ đó không còn được dùng, hoặc dùng không với nghĩa như từ điển, nhưng thổ ngữ Nông Cống lại đang dùng: Tê có nghĩa là kia đồng âm với tê có nghĩa là ở trạng thái mất hết cảm giác ở một bộ phận nào đó của cơ thể; chi có nghĩa là gì đồng âm với chi với nghĩa bỏ tiền ra dùng vào một việc gì đó; Một số từ khác, do thổ ngữ lưu dùng một trong các dạng biến thể ngữ âm lịch sử của tiếng Việt, vì thế cũng dẫn đến quan hệ đồng âm với một số từ trong ngôn ngữ toàn dân.
Chẳng hạn, từ ngơ ngẩn theo Hoàng Trọng Canh trong [5] ở phương ngữ Nghệ Tĩnh có nghĩa chung như từ ngơ ngẩn trong ngôn ngữ toàn dân là: "Trạng thái bần thần như không chú ý gì nữa vì không ngờ tới" nhưng hiện nay phương ngữ Nghệ Tĩnh còn có nghĩa là "mức độ nhiều tới mức không ngờ được": Chợ ngơ ngẩn là cá = chợ cá nhiều vô kể. Đây là nhóm từ đồng nghĩa được hình thành do thổ ngữ lưu giữ những yếu tố cổ, yếu tố cũ, những từ mà nay chúng ta không dùng trong ngôn ngữ toàn dân, đã thay thế bằng từ đồng nghĩa khác, những từ được lấy ra khỏi hệ thống vốn từ thổ ngữ như vậy đồng nghĩa với các từ toàn dân đang được dùng hiện nay vì những xung đột đồng nghĩa hay đồng âm diễn ra trong ngôn ngữ, mức độ dị biệt về nghĩa giữa cỏc từ thể hiện khỏ rừ ở tớnh khỏi quỏt hay cụ thể, rộng hay hẹp trong khả năng kết hợp của từ.
Có thể nói, lớp từ địa phương loại này là lớp từ riêng của người Nông Cống được tạo nên trên cơ sở chất liệu và quy luật tạo từ của tiếng Việt để chỉ những hiện tượng, sự vật, phong tục, tập quán… Mang đặc trưng riêng chỉ có ở nơi đây, hoặc có thể tồn tại ở vùng khác nhưng không đặt tên như vậy. Nông Cống là vùng cũng sản xuất rất nhiều, bánh gai là loại bánh làm bằng chất liệu khá đặc biệt, lá của một loại cấy gai được mang tước bỏ phần gân lá, đem phơi cho thật khô sau đó nghiền nhỏ, bỏ vào túi luộc khoảng 6 tiếng, sau đó lấy ra nhào cho thật dẻo, sau đó nó chuyển thành màu đen, lúc này thì gói bánh bình thường, bỏ thêm ít nhân bằng đậu xanh và dừa.
Tuy nhiên, ở nhóm từ này lớp từ địa phương Nông Cống có nhiều điểm tương đồng với Phương ngữ Nghệ Tĩnh về phong tục tập quán, đời sống sinh hoạt, phong cảnh, điều đó cho thấy mối quan hệ giữa phương ngữ Nghệ Tĩnh và thổ ngữ Nông Cống. Tuy nhiên, khi so sánh với phương ngữ Nghệ Tĩnh chúng tôi thấy vốn từ địa phương phong phú đa dạng hơn ở tất cả các kiểu loại đặc biệt là kiểu VI nhưng khi chúng tôi so sánh giữa thổ ngữ Nông Cống với phương ngữ Thanh Hóa, phương ngữ Nghệ Tĩnh thì thấy thổ ngữ Nông Cống mang nhiều đặc trưng của phương ngữ Nghệ Tĩnh hơn là phương ngữ Thanh Hoá với phương ngữ Nghệ Tĩnh.