MỤC LỤC
Trường học là một hệ thống xã hội, nó nằm trong môi trường xã hội và có sự tác động qua lại với môi trường đó nên: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình’’ [5], có nghĩa là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu. Sự liên kết của các thành tố này phụ thuộc rất lớn vào chủ thể quản lý, nói cách khác, người quản lý biết “ khâu nối ” các thành tố này lại với nhau, biết tác động vào các quá trình giáo dục hoặc vào từng thành tố làm cho quá trình vận động tới mục tiêu đã định, tạo được kết quả quá trình GD&ĐT của nhà trường.
- Quản lý nhà trường: Trông coi các hoạt động tổng thể của nhà trường nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ năm học. Tổ chức, điều khiển mọi thành viên trong nhà trường và theo dừi quỏ trỡnh thực hiện của cỏc thành viờn trong nhà trường theo kế hoạch, nhiệm vụ năm học, thực hiện tốt mục tiêu, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về Giáo dục.
( thực hiện hiệu quả chính sách xã hội hoá giáo dục ). Để đảm đương được vai trò này CBQL trường THPT cần phải có phẩm chất và năng lực ứng xử, giao tiếp trong công tác đối ngoại để vận động cộng đồng xã hội tham gia xây dựng và quản lý trường THPT. - Nhân tố thiết lập, vận hành hệ thống thông tin và truyền thông giáo dục trong trường THPT. Để đảm đương được vai trò này, CBQL trường THPT phải có phẩm chất và năng lực về kỹ thuật quản lý và khai thác mạng Internet để phục vụ cho mọi hoạt động của trường THPT. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của đội ngũ CBQL trường THPT nói một cách tổng quát là quản lý các mặt hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của trường THPT đã quy định trong Luật GD và Điều lệ Trường THPT. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của CBQL trường THPT như sau:. 1) Về mặt chức năng quản lý: Thực hiện các chức năng cơ bản của quản lý trường THPT theo một chu trình quản lý, đó là:. - Xây dựng kế hoạch thực hiện các hoạt động của trường THPT. - Tổ chức thực hiện các kế hoạch. - Chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch. - Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch. 2) Nhiệm vụ và quyền hạn. - Luật giáo dục qui định: “ Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường ” [31]. a) Hiệu trưởng có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:. - Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường. - Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học. - Quản lý giáo viên, nhân viên, học sinh; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, nhân viên, thực hiện công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên và học sinh theo quy định của nhà nước, quản lý hồ sơ cán bộ, giáo viên. - Quản lý và tổ chức giáo dục HS, xét duyệt kết quả đánh giá xếp loại HS. - Quản lý hành chính, tài chính, tài sản của trường. - Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường, triển khai chỉ đạo và thực hiện công tác XHHGD. - Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và được hưởng các chế độ chính sách theo quy định hiện hành. - Chịu trách nhiệm trước cấp trên về thực hiện toàn bộ các nhiệm vụ được quy định đối với người Hiệu trưởng. b) Phó hiệu trưởng có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:. - Thực hiện và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về nhiệm vụ được Hiệu trưởng phân công. - Cùng với Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về phần việc được giao. - Thay mặt Hiệu trưởng điều hành hoạt động nhà trường khi được uỷ quyền. - Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định hiện hành. “ Trong trường THPT các thành viên Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, giáo viên, viên chức thư viện, thiết bị, văn phòng, tài vụ được tổ chức thành các tổ theo môn học hoặc nhóm môn học. Mỗi tổ chuyên môn có Tổ trưởng và một đến hai tổ phó chịu sự quản lý chỉ đạo của Hiệu trưởng do Hiệu trưởng bổ nhiệm và giao nhiệm vụ đầu năm học ” [11]. Tổ trưởng chuyên môn có những nhiệm vụ sau:. a) Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, huớng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình môn học của BGD&ĐT và kế hoạch chuyên môn của nhà trường. b) Tổ chuyên môn tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, tham gia đánh giá, xếp loại thành viên của tổ theo các quy định nội bộ của nhà trường và quy định chung của BGD&ĐT đã đề ra. c) Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên trong tổ. d)Tổ trưởng chuyên môn: Là người có uy tín, mẫu mực, có trình độ chuyên môn giỏi, kinh nghiệm nhiều, có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực quản lý. Chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng các phần việc Hiệu trưởng giao phó. e) Tổ phó chuyên môn: Là ngưòi kế cận, giúp việc cho tổ trưởng, có năng lực quản lý, trình độ chuyên môn vững vàng làm thay phần việc của tổ trưởng khi tổ trưởng vắng, cùng với tổ trưởng chỉ đạo tổ hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn. Như vậy “ Cán bộ quản lý trường học là người đại diện cho Nhà nước về mặt pháp lý, có trách nhiệm và thẩm quyền về mặt hành chính và chuyên môn, chịu trách nhiệm trước các cơ quan quản lý cấp trên ra các quyết định quản lý, tác động điều khiển các thành tố trong hệ thống nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ GD&ĐT được quy định bằng luật pháp hoặc bằng các văn bản, thông tin hướng dẫn do các cấp có thẩm quyền ban hành ” [8].
Để đạt được mục tiêu của nhà trường, đội ngũ CBQL và đội ngũ giáo viên phải là một tập thể thống nhất, mà chất lượng là hiệu quả giáo dục chung được quyết định bởi chất lượng từng thành viên, số lượng, cơ cấu và chất lượng của đội ngũ. Chất lượng của đội ngũ: Chất lượng được xem xét ở hai mặt phẩm chất và năng lực chung, có nghĩa phẩm chất và năng lực của đội ngũ được tích hợp từ phẩm chất và năng lực của từng cá thể: “ Chất lượng của đội ngũ cán bộ là sự tổng hợp chất lượng của từng cán bộ.
- Giới tính: Cân đối giữa Nam và Nữ, chú ý bồi dưỡng và bổ nhiệm cán bộ nữ trong quản lý để phù hợp với đặc điểm của ngành giáo dục có nhiều nữ, tỷ lệ cán bộ nữ phải đạt trên 30 %. - Chuyên môn được đào tạo: Có cơ cấu hợp lý về các chuyên ngành chuyên môn cơ bản được đào tạo ( tự nhiên, xã hội ); đồng thời đảm bảo chuẩn hoá và trên chuẩn về chuyên môn được đào tạo. Cụ thể: Phải có trình độ Đại học Sư phạm trở lên và có thâm niên giảng dạy ít nhất 5 năm. Chất lượng của đội ngũ: Chất lượng được xem xét ở hai mặt phẩm chất và năng lực chung, có nghĩa phẩm chất và năng lực của đội ngũ được tích hợp từ phẩm chất và năng lực của từng cá thể: “ Chất lượng của đội ngũ cán bộ là sự tổng hợp chất lượng của từng cán bộ. Như vậy, để đánh giá được chất lượng chung của đội ngũ CBQL trường THPT cần tập trung xem xét các chỉ số biểu đạt các mặt chung đồng thời xem xét. các chỉ số biểu đạt về năng lực và phẩm chất của từng CBQL. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý đội ngũ và việc nâng cao. Đặc điểm của đối tượng quản lý. - Về mặt cấu tạo: Đội ngũ CBQL trường THPT được đào tạo chuyên môn sư phạm, bồi dưỡng lý luận và nghiệp vụ quản lý; nhưng do được bồi dưỡng qua nhiều hình thức, nhiều hệ thống khác nhau, nên trình độ còn có sự chênh lệch. - Về tính chất lao động: lao động của đội ngũ CBQL trường THPT là lao động trí óc, vì hoạt động quản lý giáo dục thực chất là một dạng hoạt động khoa học giáo dục, những lao động trong ngành giáo dục là dạng lao động tổng hợp, kết hợp nhiều mặt, nhiều lĩnh vực, nhiều hoạt động khác. - Về quan hệ xã hội: Đa số CBQL trường THPT sống gắn liền với gia đình, làng xóm, phố phường và cộng đồng dân cư nên họ thực hiện mọi nghĩa vụ, quyền lợi và các mối quan hệ xã hội của một công dân. - Về mặt tâm lý, sinh lý: do yêu cầu, tính chất của nghề nghiệp nên đội ngũ CBQL trường THPT nói chung thường mô phạm, dễ mắc bệnh. Nội dung quản lý. Có hai nội dung cơ bản có quan hệ mật thiết với nhau trong quản lý cán bộ nói chung. Đó là quản lý đội ngũ CBQL và quản lý cá nhân CBQL. Sự liên hệ mật thiết được thể hiện ở sự hỗ trợ lẫn nhau: Quản lý đội ngũ phải đi từ quản lý cá nhân, quản lý cá nhân phải đi tới quản lý đội ngũ. Quản lý đội ngũ: Là quản lý về số lượng, cơ cấu và chất lượng của đội ngũ. Phân tích được lịch sử hình thành, cơ cấu : lứa tuổi, theo thành phần xã hội, giới, trình độ văn hoá, trình độ lý luận, trình độ chuyên môn và nghiệp vụ được đào tạo, thâm niên công tác, phẩm chất đạo đức, năng lực hoàn thành nhiệm vụ, chế độ hưởng thụ, tình hình sức khỏe, đời sống. Chỉ ra những đặc điểm chung cơ bản nhất của đội ngũ để từ đó tìm ra giải pháp phát huy mặt mạnh, hạn chế chỗ yếu chung của đội ngũ về tư tưởng, về đạo đức, trình độ, năng lực, sức khỏe so với yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Nắm vững tình hình phát triển và biến đổi về các mặt số lượng, cơ cấu chất lượng của đội ngũ để thường xuyên điều chỉnh, bổ sung, nhằm đáp ứng được các yêu cầu thực hiện nhiệm vụ được giao trong từng giai đoạn. Quản lý cá nhân: Là quản lý từng CBQL thể hiện trong các nội dung chủ yếu: Nắm chắc từng CBQL nhằm mục đích sử dụng đúng người, đúng việc, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với đặc điểm, hoàn cảnh từng CBQL, thực hiện đúng chế độ chính sách với từng người. Quản lý cá nhân cán bộ, công chức, viên chức thực chất là quản lý con người. Con người là sự tổng hoà các mối quan hệ xã hội, là một thực thể vô cùng sinh động, phong phú; cho nên yêu cầu quản lý cá nhân gồm:. - Hiểu được quá trình phấn đấu người CBQL. - Hiểu được tâm lý, sở trường và nguyện vọng của CBQL. - Biết được trình độ, năng lực chuyên môn và nghiệp vụ. - Biết được truyền thống gia đình, dòng tộc, biết đặc điểm cuộc sống và mối quan hệ với gia đình, cộng đồng và xã hội. - Biết được điều kiện kinh tế bản thân và gia đình. - Biết được tình hình sức khoẻ. Nhìn chung là hiểu biết CBQL về phẩm chất và năng lực của họ. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường THPT. Sự lãnh đạo của Đảng với việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL Công tác tổ chức cán bộ là trách nhiệm của Đảng và Đảng lãnh đạo toàn diện công tác tổ chức cán bộ. Từ những quan điểm, đường lối, chỉ thị, Nghị quyết của Đảng về công tác cán bộ; các cơ quan quản lý và các CBQL có được định hướng trong việc tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm và đào tạo,. bồi dưỡng CBQL nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL. Chỉ thị 40- CT/TW nờu rừ: “Tiến hành rà soỏt, sắp xếp lại đội ngũ nhà giỏo, cỏn bộ quản lý giáo dục để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng bảo đảm đủ số lượng và cân đối về cơ cấu; nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ QLGD; Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục” [8] Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với giáo dục. Các cấp ủy Đảng từ TW đến địa phương thường xuyên lãnh đạo và kiểm tra việc thực hiện các chủ trương, chính sách giáo dục, đặc biệt là công tác XHHGD, xây dựng nề nếp, kỷ cương trong các nhà trường. Quy hoạch phát triển đội ngũ Cán bộ quản lý. Công tác quy hoạch đội ngũ là một trong những hoạt động quản lý của người quản lý. Nó có tác dụng làm cho cơ quan quản lý hoặc người quản lý biết được về số lượng, chất lượng, cơ cấu tuổi, trình độ và cơ cấu chuyên môn, giới tính,.. của từng CBQL và cả đội ngũ CBQL; đồng thời xây dựng được kế hoạch phát triển đội ngũ; nhằm tìm ra các biện pháp nâng cao chất lượng cho từng CBQL và cả đội ngũ để họ có được khả năng hoàn thành nhiệm vụ. Kết quả quy hoạch là cơ sở chủ yếu mang tính định hướng cho việc vận dụng và thực hiện các chức năng cơ bản của quản lý vào hoạt động quản lý bộ máy tổ chức và đội ngũ nhân sự giáo dục trong huyện nói chung và trong các trường THPT nói riêng. Vậy nên nói đến quản lý đội ngũ CBQL là nói đến công tác quy hoạch phát triển đội ngũ và nói đến quy hoạch là nói đến một công việc rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ. Như vậy, quy hoạch phát triển đội ngũ được xem là một lĩnh vực trong hoạt động quản lý và cũng là một lĩnh vực cần đề xuất giải pháp quản lý. Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL. Việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL nhằm hoàn thiện và nâng cao các chuẩn về trình độ lý luận chính trị; lý luận và thực tiễn quản lý; trình độ. nghiệp vụ chuyên môn cho từng CBQL và cả đội ngũ CBQL. Bản chất của công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL là nâng cao phẩm chất và năng lực cho đội ngũ CBQL để họ có đủ các điều kiện hoàn thành nhiệm vụ, chức năng và quyền hạn của họ. Quản lý đội ngũ được xem là một trong những lĩnh vực quản lý của các tổ chức quản lý và của mọi CBQL đối với một tổ chức. Để nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL thì không thể thiếu được hoạt động đào tạo và bồi dưỡng CBQL đồng thời cần phải có những giải pháp quản lý mang tính khả thi về lĩnh vực này. Đánh giá chất lượng đội ngũ CBQL. Đánh giá là một trong những chức năng của công tác quản lý. Đánh giá chất lượng đội ngũ CBQL là một trong những công việc không thể thiếu được trong công tác quản lý của các cơ quan quản lý và của các chủ thể quản lý. Đánh giá đội ngũ không những để biết thực trạng mọi mặt của đội ngũ, mà qua đó dự báo về tình hình chất lượng đội ngũ cũng như việc vạch ra những kế hoạch khả thi đối với hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ. Mặt khác, kết quả đánh giá CBQL nếu chính xác lại là cơ sở cho việc mỗi cá nhân có sự tự điều chỉnh bản thân nhằm thích ứng với tiêu chuẩn đội ngũ. Đánh giá đội ngũ CBQL có liên quan mật thiết đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL. Như vậy, để nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL không thể không nhận biết chính xác về chất lượng đội ngũ thông qua các hoạt động kiểm tra, đánh giá đội ngũ. Tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm và luân chuyển đội ngũ CBQL Tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, sử dụng và luân chuyển đội ngũ cán bộ nói chung và CBQL nói riêng là công việc thuộc lĩnh vực công tác tổ chức, cán bộ. - Tuyển chọn, bổ nhiệm chính xác các CBQL có đủ phẩm chất và năng lực cho một tổ chức là yếu tố quan trọng để phát triển tổ chức nói chung và thực chất là tạo điều kiện kiên quyết cho tổ chức đó đạt đến mục tiêu của nó. Mặt khác, những tiêu chuẩn cho việc tuyển chọn, bổ nhiệm CBQL lại là những yêu cầu tất yếu cho việc thực hiện kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL. - Miễn nhiệm CBQL thực chất là làm cho đội ngũ CBQL luôn đảm bảo các yêu cầu về chuẩn, không để cho đội ngũ CBQL có những thành viên không đạt yêu cầu. Đây là một hình thức nâng cao chất lượng đội ngũ. - Luân chuyển CBQL có tác dụng làm cho chất lượng đội ngũ được đồng đều trong các tổ chức; mặt khác tạo điều kiện thoả mãn các nhu cầu của CBQL. Hai mặt trên gián tiếp làm cho chất lượng CBQL được nâng cao. Qua phân tích trên cho thấy, các hoạt động tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm và luân chuyển cán bộ nói chung là các hoạt động trong lĩnh vực quản lý cán bộ. Như vậy không thể thiếu được những giải pháp quản lý khả thi đối với lĩnh vực này tạo nên sự cân đối Nam, Nữ, ngành khoa học,,,. Chế độ, chính sách đối với đội ngũ CBQL. Kết quả một hoạt động của con người nói chung và chất lượng một hoạt động của con người nói riêng phụ thuộc vào nhiều yếu tố mang tính động lực thúc đẩy hoạt động của con người. Chế độ, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ CBQL còn chứa đựng trong đó những vấn đề mang tính đầu tư cho nhân lực theo dạng tương tự như “ Tái sản xuất ” trong quản lý kinh tế. Chính từ vấn đề có chính sách đãi ngộ thoả đáng đối với đội ngũ mà chất lượng đội ngũ được nâng lên. Như vậy, quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường THPT nói riêng có mối liên hệ trực tiếp tới sự lãnh đạo của Đảng. Khi nghiên cứu về nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường THPT, chúng ta không thể không đánh giá thực trạng công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng để định ra những giải pháp cần thiết về lĩnh vực này. Quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ QLGD là cần thiết, là cấp bách. Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến chất lượng giáo dục, đã nhấn mạnh “ Tương lai của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XXI là nằm ở khối óc và con tim của các thầy cô giáo”[28]. Từ việc nêu tổng quan của vấn đề nghiên cứu, khẳng định một số khái niệm chủ yếu, những đặc trưng của nhà trường THPT những đặc trưng về chất lượng đội ngũ CBQL trường THPT và chỉ ra những yêu cầu chủ yếu về chất lượng của đội ngũ CBQL trường THPT những yếu tố quản lý tác động đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường THPT chúng tôi nhận biết được hai vấn đề quan trọng mang tính lý luận dưới đây:. 1) Để nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường THPT phải quan tâm đến các lĩnh vực chủ yếu sau:. - Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường THPT. - Tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, sử dụng và luân chuyển đội ngũ CBQL. - Chế độ, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ CBQL trường THPT. - Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL. 2) Việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường THPT gắn liền với sự nhận biết chính xác thực trạng, phân tích các yếu tố thuận lợi, khó khăn và điều kiện TN - XH, KT - CT, QP - AN ở địa phương, phân tích về các lĩnh vực quản lý đã thực hiện ở các trường THPT, để đề xuất những giải pháp quản lý khả thi.
(Nguồn sở Giáo dục & Đào tạo Hưng Yên) Đặc biệt đã thu hút được sự ủng hộ đóng góp của các doanh nghiệp, con em Yên Mỹ, học sinh cũ về đầu tư cho GD:. * Thành tích đạt được. Liên tục nhiều năm Ngành GD huyện Yên Mỹ đạt danh hiệu đơn vị Tiên tiến, 5 năm liền từ năm học 2007 đến nay luôn là đơn vị Tiên tiến xuất sắc. Năm 2007 Sở GD&ĐT đã được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động Hạng Nhì. Trong mấy năm gần đây các trường THPT của huyện luôn có 1 đến 2 trường đạt TTXS, 1 đến 2 trường loại khá không có trường loại trung bình. Đã có 1 trường THPT của huyện đang đề nghị đạt chuẩn quốc gia là trường THPT Yên Mỹ và 1 trường đã được đón nhận Huân chương Lao động Hạng Ba và đang thực hiện đề án xây dựng đơn vị anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới. - Cơ sở vật chất các trường còn thiếu thốn, đặc biệt có trường THPT số phòng học chỉ đủ học hai ca, thiếu các phòng bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, phòng máy vi tính, phòng học ngoại ngữ, sân chơi bãi tập chưa đảm bảo đúng quy cách. - Đội ngũ cán bộ đủ về số lượng, nhưng chất lượng, cơ cấu không đồng đều, một bộ phận cán bộ, giáo viên yếu cả về năng lực và trách nhiệm. - Một bộ phận cán bộ quản lý còn yếu về năng lực quản lý nhà trường, chủ yếu vào kinh nghiệm, chưa mạnh dạn đổi mới công tác quản lý. - Một bộ phận học sinh không chăm chỉ học tập, kết quả học tập yếu. - Công tác giáo dục đạo đức nhìn chung tốt, nhưng vẫn còn một số ít học sinh vi phạm kỷ luật như: Bỏ học la cà các quán xá chơi điện tử, bi A , trộm cắp, gây gổ đánh nhau.. Tình hình phát triển giáo dục THPT huyện Yên Mỹ. Quy mô phát triển giáo dục THPT của huyện Yên Mỹ. Năm học Số. lớp Số HS Số GV. Số CB QLHT, PHT. b) Đội ngũ giáo viên THPT. ( Nguồn Phòng Giáo dục & Đào tạo Yên Mỹ). * Một số tồn tại: Chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ của một bộ phận giáo viên còn yếu, cơ cấu giữa các bộ môn chưa đồng bộ, việc bố trí giáo viên giữa các vùng, miền chưa hợp lý, chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy. Một số giáo viên dạy giỏi chưa thực sự phát huy vai trò nòng cốt ở cơ sở, trường học. Trình độ tin học, ngoại ngữ của giáo viên còn yếu. Phần lớn giáo viên còn lúng túng trong đổi mới phương pháp giảng dạy, việc rèn luyện, phấn đấu vươn lên về mọi mặt, nhất là về chuyên môn, nghiệp vụ của một bộ phận giáo viên còn hạn chế. Cơ cấu đội ngũ giáo viên chưa đồng bộ. d) Cơ sở vật chất.
N là tổng số phiếu trưng cầu ý kiến ta thu lại được, điểm trung bình chung sẽ bằng giá trị trung bình của 16 điểm trung bình của 16 tiêu chí. - Đối với giáo viên chúng tôi đã gửi đi 100 phiếu đến một số giáo viên ở một số trường chọn một cách ngẫu nhiên và chúng tôi thu lại được 100 phiếu,.
Tóm lại: Những kết quả đạt được, những tồn tại được thể hiện trên một số mặt và thực trạng CBQL trường THPT huyện Yên Mỹ là cơ sở để nghiên cứu những giải pháp nâng cao chất lượng CBQL trường THPT, từ đó góp phần và nâng cao chất lượng giáo dục trong những năm tới nhằm đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ chiến lược và công tác giáo dục của địa phương, góp phần thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước trong giai đoạn hiện nay. Hàng năm, thực hiện kế hoạch của Sở GD&ĐT về công tác bồi dưỡng CBQL các trường THPT đã xây dựng kế hoạch, chọn cử và tạo điều kiện để CBQL được học nghiệp vụ về công tác quản lý, đã tham mưu với Ban Thường vụ huyện Ủy tạo điều kiện để CBQL được học các lớp trung cấp chính trị để nâng cao trình độ lý luận chính trị và năng lực nhận thức cho CBQL.
Do đó, trong luân chuyển cán bộ cần lưu ý một số vấn đề: Chỉ nên luân chuyển cán bộ đến đơn vị mới khi họ am hiểu lĩnh vực đó, cần đề cao ý thức trách nhiệm và kỷ luật trong việc luân chuyển cán bộ, cần kết hợp hài hòa trong bố trí cán bộ quản lý ở một trường có cán bộ có trình độ lý luận, có cán bộ giàu kinh nghiệm thực tiễn, cơ cấu cán bộ hài hoà: nam - nữ, già - trẻ, chuyên ngành khoa học tự nhiên - khoa học xã hội. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến công tác giáo dục, rèn luyện, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, Người nói: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, vì vậy huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng” [29] và Nghị quyết TW 3 (Khoá VIII) đã nêu:. “ Mở rộng diện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong hệ thống chính trị và các tổ chức xã hội các thành phần kinh tế, đặc biệt chú trọng phát hiện, đào tạo bồi dưỡng nhân tài, tạo nguồn cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lý các cấp từ Trung ương đến cơ sở..”[26]. Trước hết có thể khẳng định rằng: Chất lượng CBQL được hình thành là do nhiều yếu tố tác động, trong đó phần lớn thông qua con đường GDĐT. Do đó muốn nâng cao chất lượng CBQL thì điều quan trọng là phải làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cho CBQL và cán bộ kế cận trong quy hoạch. Chúng ta đang sống và làm việc trong một thế giới mà sự phát triển toàn diện với tốc độ nhanh chưa từng có trong lịch sử. Có thể nói đó là sự bùng nổ trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ. Mặt khác trong nhiều năm qua, hiện nay và trong năm tiếp theo chúng ta vẫn đã, đang và tiếp tục thực hiện việc đổi mới CTQL nhằm nâng cao chất lượng GD..Vì vậy, việc thường xuyên quan tâm đến công tác đào tạo bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ và cập nhật kiến thức cho đội nguc CBQL ở các trường THPT có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nội Dung giải pháp. Chất lượng cán bộ được hình thành do nhiều nhân tố tác động, trong đó phần lớn là thông qua con đường giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng. Chính vì vậy xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL phải chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng. Việc đào tạo, bồi dưỡng CBQL còn là một khâu quan trọng không thể thiếu được trong toàn bộ quy trình xây dựng và thực hiện quy hoạch cán bộ. Đào tạo và bồi dưỡng là trang bị kiến thức, truyền thụ kinh nghiệm, hình thành kỹ năng trong hoạt động, hình thành nên phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức và tâm lý, tạo nên những mẫu hình cơ bản của con người từ đặc trưng và yêu cầu của một xã hội, tạo ra năng lực hành động tương ứng cho mỗi con người. Đào tạo, bồi dưỡng còn là hoạt động nhằm khắc phục mặt tiêu cực, phát huy mặt tích cực trong mỗi con người, bù đắp những thiếu hụt, khiếm khuyết của mỗi cá nhân trong quá trình hoạt động. Quá trình đào tạo, bồi dưỡng là quá trình tạo ra chất mới và sự phát triển toàn diện trong mỗi con người. Nhờ sự coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Đảng, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng nước ta, đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ. lãnh đạo, quản lý ở nước ta không ngừng trưởng thành và được nâng cao về chất lượng, đáp ứng các nhiệm vụ được giao trong mỗi giai đoạn. Công cuộc đổi mới của toàn Đảng, toàn dân và sự nghiệp CNH - HĐH đất nước đòi hỏi phải đổi mới cách tổ chức, quản lý, tư duy, trí tuệ của đội ngũ cán bộ. Yêu cầu này được đặt ra như một vấn đề then chốt. Đó cũng chính là đòi hỏi đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Trong điều kiện hội nhập, giao lưu mở cửa, chuyển đổi cơ cấu quản lý, vừa phải đảm bảo sự hợp tác quốc tế rộng rãi, có hiệu quả, vừa phải đảm bảo phát huy được nội lực, giữ gìn được môi trường văn hoá dân tộc và những giá trị truyền thống cao đẹp. Vì vậy, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói chung và CBQL giáo dục nói riêng không thể chỉ chú trọng đến kiến thức nghiệp vụ, kiến thức quản lý mà cả kiến thức chính trị, kiến thức kinh tế, ngoại ngữ, tin học. Phải đào tạo toàn diện, coi trọng tính hiệu quả. Các cơ quan quản lý giáo dục cần làm cho đội ngũ CBQL giáo dục nói chung, CBQL trường THPT nói riêng ý thức đầy đủ rằng không đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ, năng lực thì không thể hoàn thành được nhiệm vụ của người CBQL trường THPT trước những yêu cầu phát triển của sự nghiệp GD&ĐT. Trong đào tạo, bồi dưỡng CBQL cần phải chú ý cả ba yếu tố: Đối tượng, nội dung và phương thức. cách thức thực hiện. * Đối với cán bộ quản lý đương chức. - Có kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên, định kỳ theo hình thức tập trung, tại chức, tự bồi dưỡng, trao đổi kinh nghiệm. - Có kế hoạch đào tạo theo hình thức tập trung, tại chức, nhằm đáp ứng tiêu chuẩn hoá cán bộ. - Mỗi cán bộ quản lý phải có kế hoạch tự học, tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng. * Đối với CBQL trong quy hoạch. Tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đối với công tác quy hoạch cán bộ thể hiện ở hai giai đoạn: Trước quy hoạch và sau quy hoạch. - Giai đoạn trước quy hoạch: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ để tạo nguồn đưa vào quy hoạch. Trình độ cán bộ được đào tạo càng cao thì nguồn cán bộ đưa vào quy hoạch càng phong phú và có chất lượng. Không có nguồn cán bộ đã được đào tạo sẽ phải quy hoạch gượng ép hoặc làm một cách hình thức. - Giai đoạn sau quy hoạch: Đào tạo, bồi dưỡng có vai trò quyết định kết quả thực hiện quy hoạch. Xây dựng xong quy hoạch mới là bước khởi đầu, sau đó sẽ là một quá trình phải đào tạo, bồi dưỡng, thử thách, rèn luyện đối với cán bộ trong quy hoạch. Muốn vậy phải thực hiện các bước:. - Chọn cử đúng cán bộ thuộc diện quy hoạch: Là giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, nhiệt tình, tâm huyến với nghề nghiệp, thời gian công tác trong ngành ít nhất 5 năm trở lên, tích cực trong hoạt động Đảng, Đoàn thể, có uy tín trong cán bộ, giáo viên. - Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hàng năm. - Lựa chọn nội dung, chương trình, phương thức đào tạo, bồi dưỡng. - Bố trí, sử dụng cán bộ sau đào tạo bồi dưỡng. * Nội dung đào tạo, bồi dưỡng. Đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, cập nhật đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Đào tạo bồi dưỡng kiến thức về quản lý Nhà nước. Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý về quản lý giáo dục. Đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ và trang bị những kiến thức cơ bản về Tin học. Chương trình gồm 4 phần:. Phần đường lối chính sách: Cung cấp và trang bị cho học viên những quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế – xã hội và giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Phần quản lý hành chính Nhà nước: Trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về Nhà nước và quản lý hành chính Nhà nước. Phần quản lý GD&ĐT: Trang bị phương pháp luận cũng như một số kỹ năng về quản lý GD&ĐT. Có liên hệ thực tế địa phương. Phần kiến thức chuyên biệt: Đi sâu vào một số phương pháp luận, kỹ năng có tính chuyên biệt đối với các đối tượng cụ thể. Các chương trình được xây dựng theo các chuyên đề với một logíc nhất định nhưng cũng có tính độc lập tương đối. Những nội dung trên được xây dựng thành các chương trình để đào tạo bồi dưỡng một cách hệ thống. Ngoài ra, cần tiến hành bồi dưỡng mang tính cập nhật và bổ túc như trên đã nói với đối tượng CBQL đương chức. Căn cứ vào thực tế của huyện, theo chúng tôi cần tập trung bồi dưỡng cho cán bộ quản lý những vấn đề chủ yếu sau:. - Bồi dưỡng cho hiệu trưởng về nghiệp vụ quản lý nhà trường: Kỹ năng lập kế hoạch chiến lược theo các giai đoạn:. Giai đoạn 1: Dự thảo chiến lược theo các bước:. +/ Kế hoạch hóa việc lập kế hoạch. +/ Đạt được sự cam kết và duy trì sự cam kết của các liên đới. +/ Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức. +/ Xác định các vấn đề chiến lược. +/ Xây dựng các mục đích chung, mục đích cụ thể cách đo việc thực hiện;. +/ Xây dựng các chiến lược. +/ Thực hiện kế hoạch. +/ Đánh giá việc thực hiện và kết quả. Giai đoạn 2: Tổ chức hội ý, lấy ý kiến cán bộ chủ chốt. Giai đoạn 4: Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; Kỹ năng xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên; Lãnh đạo đổi mới phương pháp dạy học, công tác kiểm tra, đánh giá, định dạng văn hóa và xây dựng nên thương hiệu của nhà trường. - Bồi dưỡng cho Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng về ngoại ngữ, tin học:. Về tin học : Yêu cầu tự bồi dưỡng, Sở GD&ĐT giao nhiệm vụ có ứng dụng công nghệ thông tin cho CBQL thực hiện. Về ngoại ngữ: căn cứ vào từng trường, độ tuổi CBQL để đưa ra yêu cầu về trình độ và có lộ trình thích hợp giúp họ nâng dần trình độ ngoại ngữ của bản thân. Điều kiện thực hiện. Mỗi CBQL trường học phải nhận thức và đổi mới tư duy và cần thực hiện học tập suốt đời. Sở GD&ĐT phải xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cụ thể, kế hoạch mang tính chiến lược. Đồng thời có một cơ chế phối kết hợp phân công trong việc chịu trách nhiệm đào tạo đội ngũ kế cận. Bộ GDĐT cần phải có chủ trương đổi mới toàn diện về công tác đào tạo bồi dưỡng: Đổi mới và thống nhất nội dung, chương trình, phương thức, cách đánh giá.. trong đào tạo bồi dưỡng. Đảm bảo chế độ chính sách để đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL, phải có kinh phí thường xuyên để hỗ chợ người học nâng cao trình độ. Có nguồn kinh phí để hàng năm cử CBQL đi thăm quan, học tập các điển hình về GD ở trong nước và thăm quan, học tập ở nước ngoài. Việc đào tạo bồi dưỡng cần phải cân đối giữa lý thuyết về thực hành. Phải luôn quan tâm phát huy và khai thác hết khả năng kinh nghiệm của những CBQL giáo dục lớn tuổi để học hỏi và tự bồi dưỡng cho bản thân đối với CBQL còn trẻ. Mục đích của giải pháp. Chế độ, chính sách đối với cán bộ nói chung, CBQL trường THPT nói riêng là một nhân tố có ý nghĩa quyết định trực tiếp đến chất lượng cán bộ. Chế độ, chính sách đảm bảo, hợp lý có tác dụng là động lực thúc đẩy tính tích cực, tài năng, sáng tạo, nhiệt tình, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, giáo viên. Động lực ấy được tạo nên bởi sự kết hợp hài hoà giữa lợi ích vật chất và tinh thần, phù hợp với bản chất nhân văn của chế độ và điều kiện phát triển chung của xó hội, đem lại sự cụng bằng và bỡnh đẳng hơn; thể hiện rừ sự quan tõm, của Đảng, Nhà nước, xã hội.., đối với cán bộ. Do vậy, việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường THPT phải gắn liền với việc thực hiện các chế độ, chính sách hợp lý nhằm thực hiện mục tiêu: Khuyến khích vật chất đi đôi với xây dựng lý tưởng, hoài bão cách mạng, động viên tinh thần phù hợp với trình độ phát triển kinh tế của địa phương và đảm bảo công bằng xã hội, khuyến khích những người làm việc có năng suất, chất lượng và hiệu quả, phát huy tài năng của đội ngũ CBQL. Chế độ, chính sách đúng, hợp lý sẽ thúc đẩy, tạo động lực cho sự phát triển, khuyến khích tính tích cực, sự hăng hái, phấn khởi, cố gắng, yên tâm với công việc, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, phát huy được sáng tạo,. thu hút được nhân tài, làm cho nội bộ đoàn kết nhất trí, mọi người đồng tâm hiệp lực. Ngược lại, chế độ chính sách không hợp lý hoặc sai lầm sẽ kìm hãm, triệt tiêu động lực, cản trở sự phát triển, nội bộ mất đoàn kết, nảy sinh nhiều tiêu cực. Nội dung giải pháp. Để tạo động lực phấn đấu, đáp ứng những đòi hỏi cao của xã hội cho CBQL trường THPT cần chú ý thực hiện chế độ chính sách cán bộ :. - Thực hiện đầy đủ các chế độ về lương, các loại phụ cấp theo quy định - Đầu tư thích đáng cho việc đào tạo, bồi dưỡng những giáo viên ưu tú có năng lực quản lý trở thành CBQL giỏi. Nguồn đầu tư gồm từ ngân sách Nhà nước, kinh phí của các tổ chức, Đoàn thể cũng như các lực lượng xã hội khác tham gia vào quản lý nhà trường đựơc sử dụng hiệu quả nhất. Có chính sách hỗ trợ cho CBQL nâng cao trình độ học vấn, trình độ chính trị, nghiệp vụ quản lý. - Đầu tư kinh phí, tăng cường trang bị các phương tiện, điều kiện làm việc cho CBQL các nhà trường theo hướng hiện đại hóa đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay. - Đảm bảo lợi ích vật chất và động viên tinh thần: Cần tạo điều kiện quan tâm về vật chất và tinh thần cho CBQL, có chế độ ưu đãi để bồi dưỡng giữ gìn sức khoẻ. Tạo điều kiện cho cán bộ quản lý giao lưu học tập kinh nghiệm tiên tiến trong và ngoài nước. - Phân cấp mạnh mẽ về quản lý tổ chức cán bộ cho CBQL trường học để nâng cao tinh thần trách nhiệm, nâng cao trình độ quản lý. - Tăng cường công tác thi đua, khen thưởng trong từng trường và trong phạm vi toàn huyện. khen thưởng kịp thời đi đôi với khuyến khích bằng vật chất những CBQL nhà trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đồng thời xử lý kỷ luật nghiêm minh đối với những CBQL vi phạm kỷ luật. - Chính sách cán bộ được thực hiện thống nhất từ trung ương đến cơ sở, tuy nhiên tuỳ tình hình thực tế của từng địa phương để có chính sách ưu đãi đối với CBQL giỏi, đào tạo thu hút nhân tài, chính sách cán bộ nữ.. Quản lý là một nghề, vì vậy nghề này cũng cần được đào tạo và quan tâm như những nghề khác. Đào tạo trước khi bổ nhiệm, bổ nhiệm gắn với quyền lợi và trách nhiệm; cải tiến tiền lương của CBQL. Cách thức thực hiện. Nhà nước cần ban hành chính sách mới về chế độ tiền lương, phụ cấp chức vụ và các loại phụ cấp phù hợp hơn. Các đơn vị quản lý ngành như: Bộ GDĐT, Sở GDĐT, Phòng GDĐT cần có những phản ánh, kiến nghị kịp thời với các cấp lãnh đạo và các cơ quan hữu quan, để giải quyết những vấn đề liên quan đến chế độ chính sách hiện nay đã không còn phù hợp đối với các trường THPT. Điều kiện thực hiện. Các cấp, các ngành cần phải thật sự quan tâm đến ngành GDĐT; thật sự xem GDĐT là “ quốc sách hàng đầu ”. Hàng năm cần ưu tiên kinh phí đầu tư cho phát triển con người và phát triển GD. Cần phải coi quản lý là một nghề và là một nghề đặc biệt. Vì vậy cần phải có chính sách để thu hút nhân tài, cán bộ giỏi làm nghề quản lý để phát huy tài năng của họ. Công tác phối hợp giữa Sở GDĐT với sở Nội vụ và UBND tỉnh, huyện. - Hiện nay cơ chế phân cấp, phân quyền ở cơ sở còn nhiều vấn đề phức tạp, lạm dụng trách nhiệm và quyền hạn giữa các cơ quan trong quá trình triển khai và thực hiện nhiệm vụ. Hàng năm các cơ quan cần phải xây dựng quy chế phối hợp để phân công trách nhiệm và quyền hạn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình. - Cần có sự thay đổi hệ thông quản lý để đem lại hiệu quả thiết thực và tạo điều kiện để công tác quản lý trường học được phát triển bình thường theo sự phát triển chung của thời đại. - Duy trì thường xuyên việc phối hợp tham mưu của Sở GDĐT trong việc nâng, chuyển xếp lương; đề bạt, giải quyết các chế độ chính sách,.. UBND tỉnh xem xét về tính pháp lý. Việc phối hợp trên cần được xuyên suốt thống nhất một cách đồng bộ thông qua việc trao đổi, bàn bạc cụ thể giữa hai bên khi có yêu cầu; đảm bảo tính nguyên tắc trong việc thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu và giải pháp sao cho đạt hiệu quả cao nhất trong các chiến lược và trong công tác chỉ đạo. Mục đích của giải pháp. Trong thời đại CNH-HĐH, thời đại công nghệ thông tin hiện nay, thông tin và tri thức là cơ sở cho việc ra quyết định và hành động. Chất lượng của các quyết định, hiệu quả của các hành động phụ thuộc vào số lượng và chất lượng của thông tin. Sử dụng nhiều thông tin và tri thức trong quá trình thực hiện công việc sẽ đạt được chất lượng và hiệu quả tốt hơn. Thông tin có vai trò rất quan trọng trong sản xuất, trong quản lý, điều hành, cũng như trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Thông tin giúp cho CBQL làm việc khoa học hơn. Thông tin giúp cho CBQL có những dữ liệu sau: Các dữ liệu khoa học về giáo dục;. các cơ quan, tổ chức trong hệ thống giáo dục có chức năng thu thập, xử lý, cung cấp và lưu giữ các dữ liệu giáo dục; Các yếu tố vật chất và kỹ thuật tham gia vào quá trình thông tin. Các phần tử này có quan hệ và thống nhất theo những chế định của Nhà nước, của các chủ thể quản lý, nhằm cung cấp thông tin thực hiện các chức năng quản lý trong một hệ thống giáo dục. Việc xây dựng hệ thống thông tin quản lý nhằm mục đích: Cung cấp những thông tin cần thiết đáng tin cậy và kịp thời để làm kế hoạch và ra quyết định quản lý; Cung cấp một cơ chế bằng thiết lập ngân hàng dữ liệu ở cấp quốc gia và cấp cơ sở để làm thỏa mãn những nhu cầu ngày càng tăng về thông tin; Tăng cường khả năng quản lý, xây dựng kế hoạch và kiểm soát các luồng thông tin; Thống nhất về nội dung thu thập, thống kê, xử lý và báo cáo thông tin của toàn hệ thống giáo dục. Vì vậy, lãnh đạo huyện, phòng GD&ĐT, bản thân hiệu trưởng cần phải xây dựng hệ thống thông tin để hỗ trợ công tác quản lý. Nội dung giải pháp. 1) Hệ thông tin quản lý học sinh, cán bộ, giáo viên 2) Hệ thông tin quản lý nội dung, chương trình đào tạo. 3) Hệ thông tin quản lý về thi hành luật pháp, pháp chế thanh tra trong giáo dục. 4) Hệ thông tin quản lý tài chính; Hệ thông tin quản lý cơ sở vật chất và thiết bị. 5) Hệ thông tin kế hoạch và mạng lưới 6) Hệ thông tin về cộng đồng và xã hội. Cách thức thực hiện. - Tăng cường lực lượng của cơ sở về trách nhiệm và thực hiện các thống kê, cung cấp thông tin giáo dục. - Tạo ra các bản tin về dữ liệu và các thống kê khác cần thiết cho các hoạt động quản lý. - Tin học hóa hệ thống thông tin quản lý giáo dục để phục vụ nhanh chóng và chính xác nhu cầu về thông tin quản lý. - Xây dựng hệ thống thu thập dữ liệu một cách thống nhất và có hệ thống ở mọi cấp quản lý. Điều kiện thực hiện. - Thành lập trung tâm thông tin để phục vụ thống nhất tất cả các dữ liệu. - Bồi dưỡng cán bộ quản lý có khả năng tốt về sử dụng công nghệ thông tin;. - Hướng dẫn, xây dựng hệ thống các thư mục điện tử, lưu dữ liệu các thông tin cần thu thập và truy xuất khi cần thiết như: Các văn bản của Bộ, Tỉnh, Sở, Huyện; Các văn bản phân loại theo nội dung: Quy chế chuyên môn, điều lệ, chế độ chính sách, công tác tổ chức, văn bản chỉ đạo; Các thông tin về đơn vị trường học. Mục đích của giải pháp. Thông qua việc khảo sát, điều tra cơ bản đội ngũ CBQL để nắm chắc chất lượng đội ngũ CBQL, đánh giá phân loại CBQL, trên cơ sở đó sắp xếp bố trí, sử dụng hợp lý, phát huy năng lực sở trường của từng CBQL. Lập quy hoạch CBQL, xác định kế hoạch đào tạo bồi dưỡng, từng bước xây dựng đội ngũ CBQL trường học đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đổi mới giáo dục, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của huyện trong thời kỳ đổi mới. Đánh giá cán bộ để không ngừng nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, năng lực và hiệu quả công tác của cán bộ. Làm căn cứ tuyển chọn, xây dựng quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng, bố trí sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ. “Đánh giá CBQL là một nội dung quan trọng của công tác cán bộ, một trong những thành công trong công tác cán bộ của Đảng là đã hình thành được những quan điểm rừ ràng, nhất quỏn, phương phỏp sỏng tạo, cụ thể trong đánh giá cán bộ” [32]. Đánh giá chính xác cán bộ là cơ sở vững chắc để đào tạo và sử dụng hợp lý cán bộ, tạo ra động lực để cán bộ đảng viên cống hiến sức lực, tâm trí hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đánh giá cán bộ không đúng, không chính xác dẫn đến sử dụng cán bộ một cách tuỳ tiện, làm mất đi động lực phấn đấu của từng cá nhân, có khi làm xáo trộn tâm lý của cả một tập thể, gây nên sự trầm lắng, trì trệ trong công việc. Bởi vậy đánh giá cán bộ phải được xem xét thực hiện thống nhất trên nền tảng những quan điểm và phương pháp đúng đắn, khoa học. Nội dung giải pháp. Trong thực tế hiện nay công tác đánh giá cán bộ nói chung và đánh giá CBQL giáo dục nói riêng ở nhiều cấp, nhiều nơi có lúc còn chủ quan, cảm. tính, cục bộ, thiếu dân chủ làm cho một số cán bộ có đức, có tài bị bỏ quên, trong khi đó không ít kẻ cơ hội, chạy chức chạy quyền, thiếu tài, lại được sử dụng, làm mất đoàn kết nội bộ, hạn chế hoặc gây tổn hại cho nhiệm vụ chính trị trong các trường học. Cách thức thực hiện. Đối với cán bộ quản lý ở trường THPT chúng tôi đã cụ thể hoá các tiêu chuẩn trong nội dung đánh giá cán bộ:. * Về phẩm chất chính trị. - Tiêu chuẩn hàng đầu của cán bộ quản lý phải có lập trường chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. - Chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của Bộ GD&ĐT. - Phải trung thực và giáo dục cán bộ giáo viên, học sinh tính trung thực. Đặc biệt là trung thực trong thi cử, trong đánh giá xếp loại. * Về năng lực quản lý. - Cán bộ có năng lực phải biết vận dụng đúng đắn đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước. Quyết đoán trong công việc, chủ động sáng tạo thực hiện nhiệm vụ của ngành Giáo dục, của nhà trường và các tổ chức có hiệu quả. - Nắm bắt, dự báo tình hình, định ra chương trình kế hoạch công tác cho phù hợp với nhà trường trên cơ sở kế hoạch năm học của ngành đề ra. - Xây dựng, tổ chức bộ máy của nhà trường, tổ chức điều hành bộ máy và kiểm tra quá trình thực hiện. Xây dựng nội bộ đoàn kết, biết tổ chức và sử dụng các thành viên trong Hội đồng giáo dục làm việc có hiệu quả. * Về kiến thức, trình độ chuyên môn. - Đạt trình độ chuyên môn Đại học Sư phạm trở lên, trình độ lý luận đạt từ trung cấp đến cao cấp chính trị, đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục, quản lý Nhà nước. - Có sáng kiến đề xuất về lĩnh vực chuyên môn mình phụ trách, tổ chức thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được phân công. Đánh giá hiệu quả công tác của cán bộ phải căn cứ vào chức trách nhiệm vụ được giao. Với các quan điểm và yêu cầu trên, theo chúng tôi đánh giá CBQL trường THPT cần theo các bước sau:. +/ Sau mỗi học kỳ, năm học, khi thuyên chuyển đề bạt, bổ nhiệm, miễn nhiệm bản thân cán bộ tự kiểm điểm tại chi bộ và tập thể lãnh đạo nhà trường, từ đó đề ra phương hướng khắc phục. +/ Lãnh đạo nhà trường tổ chức cho Đảng viên, cán bộ giáo viên, đoàn thể trong nhà trường tham gia đánh giá cán bộ bằng góp ý trực tiếp hoặc ghi phiếu nhận xét, phiếu tín nhiệm cán bộ. +/ Lấy ý kiến nhận xét đánh giá của Đảng uỷ nơi công tác và nơi cư trú. +/ Tập thể, Ban giám hiệu nhà trường nhận xét, đánh giá phân loại cán bộ báo cáo lên Sở GD&ĐT và UBND huyện. +/ Phân loại cán bộ theo các mức đã quy định. +/ Trao đổi trực tiếp với người được đánh giá một cách công khai, khách quan và dân chủ. +/ Ghi chép văn bản, lưu giữ hồ sơ cán bộ làm căn cứ để xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, kế hoạch luân chuyển, bố trí sử dụng cán bộ. Điều kiên thực hiện. Để đánh giá cán bộ, cần lượng hoá tiêu chuẩn CBQL nói chung và CBQL giáo dục nói riêng dựa trên một số căn cứ vừa có tính chất lý luận, kinh nghiệm vừa thể hiện sự vận dụng, quán triệt các văn bản có tính chất pháp quy như:. a) Chấp hành chính sách pháp luật của Nhà nước. b) Kết quả công tác. c) Tinh thần kỷ luật. d) Tinh thần phối hợp trong công tác. e) Tính trung thực trong công tác. g) Lối sống, đạo đức. h) Tinh thần học tập nâng cao trình độ. i) Tinh thần và thái độ phục vụ nhân dân.
Một vấn đề chúng ta phải nhận thức rằng: Việc cụ thể hoá của các tiêu chuẩn của CBQL ở các trường THPT, quy hoạch, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, bố trí, sử dụng hợp lý đội ngũ CBQL có được thực hiện tốt hay không còn phụ thuộc rất lớn vào sự nhận thức đúng đắn và sự quan tâm đúng mức của các cấp Uỷ Đảng, chính quyền địa phương cũng như lãnh đạo ngành GDĐT. Cần tổ chức phối kết hợp đồng bộ cả bảy giải pháp trong công tác xây dựng, quy hoạch và phát triển đội ngũ CBQL để hướng tới xây dựng đội ngũ CBQL có năng lực, trình độ, có phẩm chất đạo đức tốt, có kinh nghiệm nghệ thuật quản lý, trở thành những người làm quản lý “ vừa hồng, vừa chuyên ” đúng như lời dạy của Hồ Chủ Tịch.
Thực hiện công tác tuyển chọn bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển cán bộ hợp lý.