Giải pháp phát triển làng nghề truyền thống tại tỉnh An Giang để thúc đẩy phát triển kinh tế

MỤC LỤC

Sự cần thiết phải phát triển làng nghề truyền thống trong nền kinh tế thị trường

Trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, tiến bộ KHCN, máy móc hiện đại được đưa vào sử dụng trong sản xuất nông nghiệp, sản xuất ngành nghề góp phần giải phóng sức lao động, nâng cao trình độ sản xuất và năng suất lao động; Từ đó, tạo ra một bộ phận lao động, một bộ phận thời gian dư thừa trong nông nghiệp, đòi hỏi phải giải quyết công ăn việc làm cho bộ phận dư thừa đó. Bởi LNTT với những sản phẩm làm bằng tay, chất liệu, hoa văn Việt Nam là biểu tượng cho di sản văn hoá Việt Nam, những chất liệu, kiểu dáng và từng chi tiết khéo léo tinh xảo trên các sản phẩm thủ công chính là nơi chuyển tải các sắc thái văn hoá địa phương và góp phần làm nên bản sắc văn hoá dân tộc.

Tác động của quản lý nhà nước tới phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống

Để cụ thể hoá quan điểm của Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách và luật pháp có liên quan đến phát triển làng nghề, LNTT như Luật Đất đai, Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư … các chính sách tín dụng, chính sách đầu tư, đặc biệt là quyết định số 132/2000/QĐ- TTg ngày 24 tháng 11 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn đã tạo động lực cho LNTT phát triển. + Hướng dẫn, hỗ trợ tổ chức, cá nhân khởi sự doanh nghiệp lập dự án đầu tư phát triển công nghiệp nông thôn, tìm kiếm mặt bằng sản xuất, tuyển dụng, đào tạo lao động, huy động vốn, xin ưu đãi đầu tư và các thủ tục hành chính khác theo đúng quy định của pháp luật, phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp theo vùng, lãnh thổ và địa phương.

Phát huy các nhân tố của bản thân các làng nghề - Nhân tố truyền thống của từng hộ gia đình

Điều đó dẫn đến vấn đề quan hệ kinh tế - xã hội trong LNTT có những thay đổi theo cơ chế thị trường, theo sự phát triển LNTT như quan hệ giữa chủ và người làm thuê, giữa người mua, kẻ bán … điều đó tác động ảnh hưởng tới sự thay đổi văn hoá truyền thống, phong tục tập quán của LNTT. Sự phát triển của LNTT dẫn tới sự đô thị hoá, thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, nhu cầu tiêu dùng của đời sống dân cư ở nông thôn ngày càng gia tăng, song cùng vấn đề này là ý thức, nếp sống của người dân trong LNTT bị thay đổi theo nền kinh tế thị trường, dẫn đến phát thải, gây ô nhiễm môi trường sống ngày càng gia tăng.

Phát triển các làng nghề truyền thống ở một số nước - Nhật Bản

Chương trình phát triển ngành nghề ngoài nông nghiệp ở nông thôn tạo thêm việc làm cho nông dân bắt đầu từ 1967; Chương trình này tập trung vào các nghề sử dụng lao động thủ công, công nghệ đơn giản và nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương, sản xuất quy mô nhỏ, khoảng 10 hộ gia đình liên kết với nhau thành tổ hợp tác được ngân hàng cung cấp vốn tín dụng với lãi suất thấp để mua nguyên liệu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Nghề thủ công ở Trung Quốc có từ lâu đời và nổi tiếng như đồ gốm, dệt vải, dệt tơ lụa, luyện kim, nghề làm giấy … Sang đầu thế kỷ XX Trung Quốc có khoảng 10 triệu thợ thủ công chuyên nghiệp, không chuyên nghiệp làm việc trong các hộ gia đình, trong phường nghề và làng nghề.

Những kinh nghiệm phát triển làng nghề truyền thống của các nước trên

Để bồi dưỡng và đào tạo tay nghề cho người lao động các nước cũng rất chú ý đến kinh nghiệm thực tiễn, tức là mời những nhà kinh doanh, những nhà quản lý có kinh nghiệm để báo cáo một số chuyên đề tập huấn, hoặc mang sản phẩm đi triển lãm, trao đổi … tiến hành hoạt động công nghiệp cộng đồng (gia đình, làng xóm, phường hội) để phổ biến kỹ thuật. Ở Nhật Bản LNTT đóng vai trò làm gia công, vệ tinh của các công ty lớn, khu công nghiệp tập trung và cung cấp những sản phẩm trung gian cho chúng, chương trình này được thực hiện ở Inđônêxia là: các trung tâm công nghiệp có trách nhiệm giúp đỡ LNTT nâng cao năng lực quản lý quy trình công nghệ, marketing, cung cấp tài chính, mua nguyên liệu thô và đứng ra đảm bảo cho LNTT vay vốn ngân hàng còn LNTT có nhiệm vụ cung cấp dịch vụ, đồng thời làm nhiệm vụ gia công cho trung tâm công nghiệp lớn.

Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

Hoạt động Khuyến công tỉnh An Giang năm 2007 hướng về phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khôi phục và phát triển các làng nghề, kinh tế hợp tác với các nội dung vốn tín dụng đầu tư phát triển SX công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp 3.500 tỷ đồng, đào tạo tập huấn dạy nghề, đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ … Từ đầu năm 2007 đến nay, hoạt động Khuyến công tiếp tục có nhiều chuyển biến, các ngân hàng thương mại đã giải ngân gần 310 dự án và hộ SX với số tiền 673 tỷ đồng (tăng trên 16% so cùng kỳ), trong đó có 6 dự án vay trung hạn với số tiền trên 4 tỷ đồng (bằng 13%). Tỉnh An Giang có 18 làng nghề truyền thống, hoạt động Khuyến công năm 2007 đẩy mạnh tư vấn hỗ trợ cho các doanh nghiệp cho các làng nghề chọn lựa trang thiết bị và công nghệ phù hợp với yêu cầu SX và thị trường; hướng dẫn thực hiện các qui định của Nhà nước về tiêu chuẩn, qui phạm, định mức kinh tế kỹ thuật, chất lượng sản phẩm công nghiệp, tạo điều kiện cho các cơ sở, doanh nghiệp, hộ SX ở các làng nghề TTCN liên kết và hỗ trợ nhau trong SX, hình thành các mô hình công ty cổ phần, hợp tác xã, tổ hợp tác, nhằm phát huy sức mạnh nguồn lực, về nhân lực, tài chính kỹ thuật, công nghệ thị trường … tạo nền tảng vững chắc cho hội nhập kinh tế quốc tế: In tờ bướm, giới thiệu hàng sản phẩm thủ công mỹ nghệ và hàng đặc sản các làng nghề;.

+ Phần lớn đất đai khá màu mỡ, bao gồm 37 loại đất khác nhau, hình thành 6 nhóm đất chính, trong đó chủ yếu là nhóm đất phù sa trên 151.600 ha  (44,5%) và đất phù sa có phèn chiếm 93.800 ha (27,5%), đất bằng phẳng phù  hợp với sinh trưởng của nhiều loại c
+ Phần lớn đất đai khá màu mỡ, bao gồm 37 loại đất khác nhau, hình thành 6 nhóm đất chính, trong đó chủ yếu là nhóm đất phù sa trên 151.600 ha (44,5%) và đất phù sa có phèn chiếm 93.800 ha (27,5%), đất bằng phẳng phù hợp với sinh trưởng của nhiều loại c

Phân tích hiện trạng làng nghề truyền thống 1. Số lượng và quy mô làng nghề truyền thống

Tuy nhiên, hình thức sản xuất theo hộ gia đình có ưu thế phù hợp với quy mô sản xuất nhỏ, phù hợp với cách quản lý cũng như trình độ của người thợ, đảm bảo được sự gắn bó giữa quyền lợi và trách nhiệm, mọi thành viên trong gia đình đều được huy động vào những công việc khác nhau của quá trình sản xuất kinh doanh, tận dụng được thời gian lao động nhàn rỗi trong nông thôn nhất là giải quyết tốt đối với lao động nữ tại địa phương. Từ thực trạng về vốn và cơ cấu nguồn vốn của các cơ sở kinh doanh và hộ gia đình trong các LNTT của các địa phương trong tỉnh cho thấy để phát triển các LNTT các chủ cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ gia đình phải dựa vào vốn tự có là chính, song mức vốn trang bị lại thấp do đó cơ sở kinh doanh, hộ gia đình muốn đổi mới công nghệ, trang thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất, cải tiến mẫu mã, dự trữ nguồn nguyên liệu (vì một số sản phẩm LNTT dùng nguyên liệu thời vụ như sậy, gỗ, lục bình, tơ tằm, … cần phải mua dự trữ) nhưng do thiếu vốn nên không thực hiện được, trong khi đó cơ chế, chính sách về huy động vốn và cho vay, đặc biệt là tín dụng ngân hàng còn nhiều bất cập, chưa theo kịp xu thế phát triển của các LNTT từ đó làm mất cơ hội phát triển của các cơ sở sản xuất, hộ gia đình để mở rộng sản xuất, giải quyết việc làm tăng thu nhập cho gia đình và người lao động.

Tác động của quản lý nhà nước tới sự phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh

Nội dung cơ bản của các chính sách mới là cần khuyến khích hỗ trợ bảo tồn phát triển làng nghề phải xem xét lợi thế của địa phương mình và phải được quan tâm một cách đầy đủ nhằm nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh, chất lượng sản phẩm hàng TTCN cả lượng và chất có khả năng hoặc tiềm năng xuất khẩu cao để góp phần vào định hướng phát triển và duy trì ổn định làng nghề tầm nhìn đến năm 2020, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế của địa phương. Trong những năm gần đây Sở Công nghiệp có tổ chức cho một số cơ sở đào tạo nghề theo chương trình Khuyến công của tỉnh, nhưng chủ yếu đào tạo cơ khí, sửa chữa điện tử, chăn nuôi trồng trọt hoặc may mặc để cung cấp lao động cho các doanh nghiệp ngoài tỉnh như Bình Dương, Long An, Thành phố Hồ Chí Minh; công tác đào tạo phục vụ cho các LNTT còn hạn chế đến nay chỉ mới có hai lớp về sản xuất rập chuột.

Những đóng góp nổi bật

Do vậy, chỉ tham mưu cho các cấp biện pháp quản lý môi trường cũng đã không kham nổi, còn không thể cử cán bộ quản lý môi trường đi vận động hay kiểm tra vệ sinh môi trường thường xuyên. Mặt khác, tình trạng ô nhiễm càng khó hạn chế khi có không ít lãnh đạo địa phương chưa nghiêm túc trong việc chỉ đạo thực hiện các quy định cũng như xử lý các vi phạm về quản lý môi trường trên địa bàn mình quản lý.

Mặt hạn chế, tồn tại và nguyên nhân Thứ nhất, về vốn sản xuất

Về thị trường nước ngoài của sản phẩm LNTT chủ yếu là xuất khẩu sang thị trường các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia … nhưng với khối lượng chưa được nhiều bởi mẫu mã các sản phẩm trong các LNTT còn đơn điệu, hơn nữa sản xuất phần lớn chưa đủ khả năng xuất khẩu với khối lượng lớn, một số sản phẩm chậm đổi mới, cải tiến trong khi các nước nhập khẩu lại đòi hỏi rất khắt khe về chất lượng sản phẩm cũng như hình thức bao bì, đóng gói và điều kiện vệ sinh công nghiệp. Để có thể đảm bảo được sự phát triển bền vững của LNTT của tỉnh, cần phải có hệ thống quản lý, phân tích và phổ biến thông tin về nguồn nguyên liệu, thị trường trong và ngoài nước, thị hiếu về mẫu mã và nhu cầu thị trường cho các cơ sở sản xuất và hộ gia đình để giảm bớt các hình thức trung gian không cần thiết trong kênh phân phối nhằm đảm bảo các lợi ích tương đối công bằng của các bên tham gia trong quá trình sản xuất, lưu thông và tiêu thụ sản phẩm, giảm giá thành trong hệ thống phân phối và đẩy mạnh sản xuất.

Xác định phát triển làng nghề truyền thống là một bộ phận trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

- Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như hệ thống đường giao thông, điện, nước, bưu chính viễn thông, trường, trạm y tế … nhằm tạo điều kiện để LNTT, các cụm công nghiệp LNTT, khu - cụm công nghiệp - TTCN mở rộng quy mô sản xuất, chuyển giao công nghệ, hiện đại hoá công nghệ, nâng cao năng suất lao động. Khi quy hoạch xây dựng cụm công nghiệp LNTT phải tính toán đầy đủ diện tích cần thiết cho một hộ gia đình để mở rộng sản xuất, tránh tình trạng giải quyết diện tích một hộ gia đình sản xuất quá hẹp, không thể mở rộng sản xuất dẫn đến biến cụm công nghiệp LNTT trở thành khu dân cư.

Phát triển làng nghề truyền thống trong mối quan hệ liên kết, hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý của các địa phương

Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH, HĐH, sự phát triển của các LNTT đóng một vai trò rất quan trọng, bởi nó tạo ra những tiền đề hỗ trợ cho sự phát triển nền đại công nghiệp và các ngành công nghiệp. Nhận thức được vai trò quan trọng của LNTT nông thôn, những năm qua Đảng ta đã nhấn mạnh sự cần thiết phải phát triển các LNTT nông thôn nhất là LNTT sản xuất hàng xuất khẩu, kinh doanh dịch vụ gắn với du lịch và đã ban hành nhiều chính sách nhằm khôi phục và khuyến khích phát triển các LNTT ở nông thôn.

Ưu tiên vị trí mặt bằng sản xuất thuận lợi, quy hoạch diện tích đất khu, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp cho phát triển làng

Có như vậy mới đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.

Nhóm giải pháp quản lý nhà nước

Đối với các cơ sở sản xuất trong LNTT coi trọng thị trường tiêu thụ nước ngoài thông qua các cơ quan ngoại thương, ngoại giao để nắm vững thị hiếu tiêu dùng của từng khu vực, từng nước đối với từng mặt hàng thủ công mỹ nghệ của ta và tiến hành công tác dự báo, dự đoán thị trường nhằm xây dựng chiến lược kinh doanh hợp lý; thường xuyên nghiên cứu sự biến động nhu cầu và thị hiếu khách hàng ở các nước khác nhau mà cải tiến sản phẩm cho phù hợp. Mở rộng các chương trình giới thiệu và quảng bá các LNTT đến tận tay các du khách trong và ngoài nước: cung cấp thông tin về lịch sử làng nghề, sản phẩm, điều kiện tự nhiên và xã hội, các lễ hội của làng và địa phương có LNTT, tạo điều kiện cho du khách tự tay làm ra các sản phẩm theo ý thích của mình, tổ chức các hội chợ triển lãm, trưng bày và giới thiệu sản phẩm … có thể khai thác thị trường tiêu thụ mới.

Nhóm giải pháp về phía các làng nghề 1. Đổi mới nhận thức của người dân

- Quy hoạch khôi phục và phát triển LNTT là biện pháp hết sức quan trọng và cần thiết để sắp xếp, bố trí LNTT cho từng địa phương của tỉnh, bố trí khu vực dân cư, nhà cửa, mặt bằng SX, nguyên liệu, kết cấu hạ tầng, đảm bảo cho các LNTT phát triển một cách bền vững, đảm bảo cho việc sản xuất kinh doanh, lưu thông hàng hoá thuận lợi và bảo vệ môi trường trong các LNTT. Trước đây các HTX TTCN trong LNTT thường được ưu đãi về nhiều mặt như: được ký hợp đồng gia công cho các đơn vị kinh tế quốc doanh, được cấp đất, mua sắm máy móc và trang thiết bị, được vay vốn tín dụng ngân hàng … nhưng từ khi chuyển đổi cơ chế, sang chế độ hạch toán kinh doanh HTX kiểu cũ trong LNTT đứng trước nguy cơ phá sản hoàn toàn do cơ cấu chất lượng sản phẩm của HTX trong thời gian qua không theo kịp với nhu cầu thị hiếu, mẫu mã thị trường và không có khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.

Nhóm giải pháp về các hiệp hội làng nghề

Không những thế các cơ sở sản xuất, các hộ sản xuất kinh doanh ở các LNTT nông thôn cần đẩy mạnh liên doanh, liên kết và tiêu thụ sản phẩm với các cơ sở sản xuất ở các vùng kinh tế khác để có điều kiện tiếp cận, mở rộng thị trường. Đồng thời, tạo điều kiện khuyến khích thành lập câu lạc bộ, hiệp hội LNTT vì thông qua câu lạc bộ, hiệp hội LNTT mà các cơ sở SX kinh doanh, cá nhân người thợ được cung cấp thông tin về kinh tế, KHCN cũng như giá cả thị trường để trên cơ sở đó mà hoạch định việc SX kinh doanh của mình sao cho đạt hiệu quả kinh tế cao.