MỤC LỤC
Chính sách quản lý ngoại hối quốc gia là những quy định pháp lý, những thể lệ của Nhà nước trong vấn đề quản lý ngoại tệ, quản lý vàng, bạc, đá quý và các chứng từ có giả trị ngoại tệ cũng như việc trao đổi, sử dụng, mua bán ngoại tệ trên thị trường nội địa và quan hệ thanh toán, tín dụng với nước ngoài. Chẳng hạn như kim ngạch xuất nhập khẩutăng trưởng , đầu tư ra nước ngoài và đầu tư của nước ngoài vào trong nước ra tăng thì nhu cầu về mua bán ngoại tệ, nhu cầu về tài trợ ngoại thương, nhu cầu tự bảo vệ trước những rủi ro đặc biệt là rủi ro ngoại hối sẽ càng lớn.
Có thể kể ra một số nhân tố như sự ra đời của các liên minh tiền tệ, liên minh tín dụng khu vực hay sự xuất hiện của các đồng tiền chuẩn quốc tế bên cạnh đồng USD; cán cân thanh toán quốc tế và dự trữ ngoại tệ của ngân hàng TW…. Rủi ro hoạt động: Rủi ro này liên quan đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng như : thanh toán chậm,sai số lượng, sai đối tượng, không tuân thủ các hướng dẫn về thanh toán, ngoài các khoản tiền phạt còn có các khoản tổn thất khác mà tự ngân hàng phải gánh chịu,rủi ro này có thể hạn chế bằng cách xác định và thực hiện một cách chính xác các nhiệm vụ đặt ra : xác định trách nhiệm của từng phòng ban, từng nhân viên, của việc yết giá, của bộ phận kế toán các nghiệp vụ kinh doanh….
Cùng với sự chuyển đổi hợp lý từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước và chính sách kinh tế mở cửa đồng thời với tác động của việc chính phủ Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam ( ngày 03/02/1994) trong thời gian qua, hệ thống Ngân hàng ở Việt Nam đã có những đổi mới và phát triển mạnh mẽ cả về số lượng lẫn chất lượng góp phần tích cực vào việc tăng trưởng nền kinh tế quốc dân. Bên cạnh việc triển khai hàng loạt các sản phẩm tiện ích mới, Ngân hàng Ngoại thương cũng đang xây dựng một nền tảng công nghệ ngân hàng tiên tiến như dự án hiện đại hóa công nghệ ngân hàng và hệ thống thanh toán có phạm vi bao trùm lên tất cả các mảng hoạt động tác nghiệp cũng như quản lý ngân hàng.
- Lần đầu tiên lãi suất huy động tiết kiệm trong nước cao hơn lãi suất tiền gửi tại nước ngoài gây nên tình trạng âm giữa mức lãi suất huy động trong nước và lãi suất gửi tại nước ngoài. Đối với NHNT với số vốn ngoại tệ chiếm tỷ trọng lớn thì chắc chắn phải chịu sự tác động lớn hơn so với các ngân hàng khác. - Sức ép về huy động vốn trung dài hạn cả VND lẫn ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu đầu tư tiếp tục tăng, mặc dù huy động vốn trung dài hạn đã có mức tăng khá cao trong năm qua.
Tốc độ cao đã đưa tỷ trọng sử dụng vốn trên thị trường này trong tổng sử dụng vốn tăng từ 21,6% vào cuối năm ngoái lên 28,0%. Trên cơ sở kết quả tích cực của năm 2001 trong việc xử lý nợ tồn đọng, củng cố và tăng cường công tác quản lý tín dụng, định hướng đầu tư hợp lý và trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thuộc loại cao ở khu vực, nhu cầu vốn cho phát triển tăng mạnh, môi trường đầu tư được cải thiện đáng kể, rào cản pháp lý trong hoạt động ngân hàng từng bước được dỡ bỏ đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng của các ngân hàng nói chung và NHNT nói riêng phát triển. Ban lãnh đạo NHNT đã quyết định lấy năm 2002 là năm “ Bứt phá tín dụng”, năm cất cánh trong lộ trình tái cơ cấu, chủ động hội nhập.
Ngân hàng Ngoai thương Việt Nam có thể huy động nguồn mua ngoại tệ từ các doanh nghiệp, các Ngân hàng Thương mại khác, của Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức và cá nhân khác, trong đó chủ yếu là mua của các doanh nghiệp, tiếp đến là Ngân hàng Nhà nước, các Ngân hàng Thương mại khác. Kết quả này đạt được là do việc đưa vào áp dụng các hình thức kinh doanh linh hoạt như hoán đổi, kỳ hạn; vừa mua bán giao ngay vừa cho giữ lại tiền đồng với mức lãi suất hấp dẫn; cho vay va ứng trước tiền đồng với lãi suất thấp. Trong năm 2002 Ngân hàng Ngoại thương Việt nam đã nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ hơn từ phía Ngân hàng Nhà nước trong việc đáp ứng nhu cầu ngoại tệ nhập khẩu xăng dầu (1 222 triệu USD) và một số lĩnh vực khác như hàng không, điện lực.
Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng Ngoại thương trong thời gian tới vẫn đứng trước thách thức do cung cầu ngoại tệ của nền kinh tế tiếp tục mất cân đối và cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày một gia tăng. Song song với việc mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ ở thị trường trong nước, Vietcombank cũng đã nhanh chóng tiếp cận với thị trường hối đoái quốc tế, từng bước đảm bảo nhu cầu thanh toán đa dạng các loại ngoại tệ cho khách hàng như USD, JPY, GBP, AUD, EUR…thực hiện chuyển đổi từ ngoại tệ này sang ngoại tệ khác với giá cả phù hợp sự biến động tức thời của tỷ giá trên thị trường. Do những biến động phức tạp trên thị trường tiền tệ quốc tế trong năm nên Ngân hàng Ngoại thương đã chuyển hướng kinh doanh nhằm hạn chế rủi ro theo hướng giảm đầu tư kiếm lời để tập trung vào hoạt động kinh doanh phục vụ khách hàng.
Thứ ba: Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Vietcombank đã góp phần đáp ứng nhu cầu thanh toán đa dạng về các loại ngoại tệ của khách hàng, qua đó thúc đẩy các mặt hoạt động kinh doanh khác của Ngân hàng phát triển như hoạt động thanh toán quốc tế, cho vay ngoại tệ… thu hút thêm nhiều khách hàng mới sử dụng các dịch vụ Ngân hàng, tăng lợi nhuận cho Ngân hàng, hạn chế rủi ro. Việc phát triển rộng rãi các ngân hàng đại lý giúp Ngân hàng ngoại thương mở rộng các nghiệp vụ quốc tế, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, đa dạng hóa các dịch vụ và tăng lợi nhuận cho Ngân hàng, giảm được chi phí trung gian, khai thác được nhiều nguồn tài trợ xuất nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu vốn ngoại tệ cho các doanh nghiệp. - Đầu tư trang thiết bị hiện đại, lắp đặt đầy đủ máy móc, thiết bị điện tử phục vụ việc theo dừi kịp thời cỏc diễn biến trờn thị trường hối đoỏi quốc tế, phỏt triển nhanh các nghiệp vụ đầu cơ, thực hiện nhanh chóng các giao dịch hối đoái với các thành viên trền thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.
− Việc xác định tỷ giá qua hai trung tâm giao dịch ngoại tệ (tại hội sở Vietcombank Trung ương và chi nhánh Vietcombank Thành phố Hồ Chí Minh) chưa phản ánh được thực chất và đúng với mối quan hệ cung cầu của thị trường do những mục tiêu và điều kiện đặc thù khác nhau của từng vùng lãnh thổ và nhất là sự can thiệp của Nhà nước còn khá lớn. Kịp thời tháo gỡ những vướng mắc trong thẩm quyền giải quyết của Ngân hàng Thương mại để giữ vững những khách hàng truyền thống, thu hút thêm khách hàng mới để nâng cao doanh số thanh toán xuất nhập khẩu.Thường xuyên tổ chức nghiên cứu các tập quán về thanh toán quốc tế, nâng cao trình độ nghiệp vụ, trao đổi kinh nghiệm và rút ra các bài học để nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn trong thanh toán quốc tế. Tạo lập thông tin thông suốt giữa Ngân hàng với các Ngân hàng khác và với bạn hàng, sử dụng Website riêng của Ngân hàng Ngoại thương, kịp thời quảng bá rộng rãi các loại hình dịch vụ, xây dựng hệ thống ngân hàng điện tử/ngân hàng Internet kết nối qua mạng phục vụ cho tất cả các đối tượng khách hàng.
Số lượng các chi nhánh mới thành lập của Ngân hàng Ngoại thương đã tương đương với số chi nhánh phát triển trong 40 năm xây dựng và trưởng thành, tăng từ 23 chi nhánh năm 1999 lên 40 chi nhánh vào năm 2002.Việc tổ chức một mạng lưới chi nhành phù hợp, rộng khắp có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động chung của Ngân hàng trong đó có hoạt động kinh doanh ngoại tệ. - Ngân hàng Nhà nước cần nâng cao dự trữ ngoại tệ tương xứng với nhịp độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu,từ đó Ngân hàng Nhà nước đảm bảo được vai trò là người mua, bán cuối cùng trên Thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng, đủ sức can thiệp vào thị trường khi tỷ giá biến động ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế.