Đánh giá hiệu quả điều trị phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhân đột quỵ não mất chức năng vận động tại Bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi chức năng tỉnh Thái Nguyên

MỤC LỤC

T ỔNG QUAN

    + Động tác chủ động thể hiện quá trình phục hồi dần dần của điều khiển thần kinh trung ương, từ động tác giản đơn đến hiệp đồng và tư duy phức tạp theo ý muốn, được tiến hành ở tư thế nằm như lăn trở, vận động chi thể, làm cầu, dồn trọng lượng về bên liệt.., rồi chuyển sang tư thế ngồi tập các động tác chi thể và cột sống, sau đó đến tập đứng và tập đi. Trong phục hồi chức năng cho bệnh nhân liệt nử a người dụng cụ trợ giúp chỉ tạm thời nhưng lại góp phần không nhỏ đem lại hiệu quả thiết thực, cải thiện được tình trạng tàn tật, đề phòng các di chứng nặng, đề phòng được các biến dạng của cổ tay, cổ chân … Các dụng cụ trợ giúp bao gồm: thanh song song, khung tập đi, các loại nạng bốn chân, nạng nách, nạng tay, gậy tập đi, đai nâng chân, xe lăn, máng đỡ bàn tay, bàn chân, đai nâng bàn chân, dải đeo cánh tay, nẹp …. Yamashita K và cộng sự khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày ở những bệnh nhân tai biến mạch máu não thấy: Hai yếu tố chính ảnh hưởng đến mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày là mức độ độc lập ngay trước khi tiến hành phục hồi chức năng và khoảng thời gian kể từ khi bệnh khởi phát đến khi bắt đầu tiến hành chương trình phục hồi chức năng [58].

    Một công trình nghiên cứu trong bệnh viện ở Anh, tổng kết dựa vào hỏi người bệnh sống sót sau tai biến mạch máu não 3 tháng cho thấy, nếu người bệnh ngay từ đầu không tự đi, mặc quần áo, ăn uống, ra khỏi giường để tự ngồi vào ghế bành thì số người may mắn tự làm việc đó tương ứng là 65%, 2/3, 54% và 68%, còn nếu người bệnh có tay liệt sau hai tuần không cử động được thì số người may mắn dùng lại cánh tay đó là 14% [38]. Jorgensen và cộng sự khi tiến hành chương trình phục hồi chức năng cho bệnh nhân tai biến mạch máu não với thời gian trung bình là 37 ngày, sau khi kết thúc chương trình, thấy tỷ lệ các đối tượng có chỉ số Barthel dưới 70 điểm chiếm từ 25% đến 50% và với thời gian 6 tháng tai biến mạch máu não chỉ có 4% độc lập hoàn toàn đối với tai biến mạch máu não rất nặng, 13% độc lập hoàn toàn đối với tai biến mạch máu não nặng, 37% đối với tai biến mạch máu não trung bình, còn đối với tai biến mạch máu não nhẹ có 68% độc lập hoàn toàn trong sinh hoạt hàng ngày [46]. Tuy nhiên, ở nước ta hầu hết các nghiên cứu về phục hồi chức năng cho người bệnh tai biến mạch máu não đã được công bố đều không đề cập đến mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày của người sau tai biến mạch máu não, để từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng tiêu chuẩn đánh giá mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày của người tàn tật nói chung và người tai biến mạch máu não nói riêng [3], [5], [34].

    ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

      Sử dụng các phương pháp đánh giá chức năng vận động đáng tin cậy phù hợp mục đích nghiên cứu, dễ thực hiện và có khả năng ứng dụng trong lâm sàng. Bài tập chọn lọc phù hợp cho từng người được ứng dụng tại khoa VLTL - PHCN và hướng dẫn, in tài liệu cho bệnh nhân, người nhà tiếp tục thực hiện khi ra viện. + Bệnh nhân được tập vận động tại khoa VLTL - PHCN trong thời gian 6 tuần theo bài tập của Bobath dưới sự hướng dẫn của kỹ thuật viên và bác sĩ chuyên khoa PHCN.

      - 62 bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não được vào điều trị tại khoa vật lý trị liệu - phục hồi chức năng, đạt đủ tiêu chuẩn đã đề ra, được chọn vào nhóm nghiên cứu. Nội dung của mẫu bệnh án liên quan đến các hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày, gồm các lĩnh vực ăn uống, tắm giặt, kiểm soát đại tiện, tiểu tiện, chăm sóc bản thân, thay quần áo, di chuyển từ giường sang ghế hoặc xe lăn và ngược lại, di chuyển trên mặt bằng và đi lên xuống cầu thang, bậc thềm nhà. Kỹ thuật tập luyện không chỉ chú ý đến tay, chân mà phải chú ý đến toàn bộ cơ thể như là một khối thống nhất, bằng cách khuyến khích người bệnh sử dụng cả bên bị liệt và bên bình thường.

      Người tập luyện sử dụng các kỹ thuật đặc biệt: kỹ thuật tạo thuận, kỹ thuật ức chế co cứng (để làm giảm co cứng, giảm trương lực cơ và ức chế các mẫu vận động bất thường), kỹ thuật kích thích (làm tăng trương lực cơ trong các trường hợp liệt mềm) trước khi tập cho bệnh nhân các vận động chủ động. Nguyên tắc phục hồi của Bobath là khôi phục lại các mẫu vận động bình thường vốn đã có trên cơ sở loại bỏ các mẫu vận động bất thường bằng cách sử dụng mẫu ức chế phản xạ, sử dụng phản xạ ức chế tư thế để ngăn ngừa vận động không bình thường do các phản xạ bất thường tạo nên và thúc đẩy việc học lại các vận động theo mẫu vận động bình thường. PHCN vận động là giúp bệnh nhân học lại “cảm giác” vận động, cách vận động và kiểm soát vận động thông qua trương lực cơ trong các hoạt động tự chăm sóc và sinh hoạt hàng ngày, chủ yếu là sử dụng các mẫu ức chế phản xạ và các vị thế đúng trong tập luyện phục hồi [23].

      Một trong những nguyên tắc cơ bản của phương pháp Bobath là sử dụng các mẫu ức chế phản xạ; Ví dụ: làm giảm co cứng các cơ gấp ở thân mình và ở tay bằng cách duỗi cột sống và duỗi cổ đồng thời dạng và xoay khớp vai bên liệt ra ngoài với khuỷ tay duỗi. + Tập vận động thụ động nửa người bên liệt: trong giai đoạn đầu sau đột quỵ khi người bệnh không tự vận động được, họ cần có người khác tập vận động cho họ hoặc hướng dẫn học sử dụng bên lành tập cho bên liệt. Khi người bệnh có thể thực hiện được một phần vận động những chưa hết tầm vận động bình thường, họ cần người khác trợ giúp một phần, hoặc hướng dẫn họ dùng bên lành trợ giúp bên liệt vận động để thực hiện nốt phần vận động còn lại mà họ chưa tự làm được.

      Khi người bệnh tự thực hiện được vận động, họ cần được hướng dẫn thực hiện các bài tập vận động đúng kỹ thuật theo các mẫu vận động bình thường.

      K ẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

      M ột số đặc điểm chung

      Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn.

      Tỷ lệ khụng xỏc định rừ là nhồi mỏu nóo hay chảy máu não chiếm 17,7%. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo thời gian từ khi đột quị đến khi bắt đầu tập luyện.

      Nhận xét: Số bệnh nhân có thời gian dưới 6 tuần sau đột quỵ đến khi bắt đầu luyện tập 54,5%.

      K ẾT LUẬN

      KHUY ẾN NGHỊ

      Tài liệu tiếng việt

      Trần Văn Chương, Nguyễn Xuân Nghiên, Cao Minh Châu, Vũ Thị Bích Hạnh (1996), “Đánh giá kết quả PHCN vận động bệnh nhân liệt nửa người đo TBMMN”. Trần Văn Chương, Nguyễn Xuân Nghiên và cộng sự (1999), "Kết quả phục hồi chức năng tại nhà của người bệnh liệt nửa người trong chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng", kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học, Hội phục hồi chức năng Việt Nam, NXB Y học, tr.65-75. Trần Văn Chương, Nguyễn Xuân Nghiên và cộng sự (1999), "Kết quả sử dụng các dụng cụ tập luyện trong phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhân liệt.

      Trần Văn Chương (2001), “PHCN cho bệnh nhân liệt nửa người do TBMMN” Chẩn đoán và xử trí TBMMN. Dương Xuân Đạm (2002), “ Nghiên cứu một số biện pháp PHCN vận động đối với bệnh nhân TBMMN”. Hoàng Khánh (1996), “Nghiên cứu mối liên quan giữa thời tiết với TBMMN ở người trưởng thành tại Thừa Thiên Huế”.

      Nguyễn Thị Nga (2002), "Đánh giá kết quả can thiệp PHCN vận động bằng phương pháp Bobath ở người bệnh liệt nửa người sau TBMMN tại cộng đồng", Luận văn thạc sĩ, tr.

      Tài li ệu tiếng Anh

        Okamusa T, Nakagawa Y (1995), "Characteristics of participant in community based rehabilitation program and their lavels of indepedence in activities of daily living", Nippon - Koshu - Eisei - Zasshi, 42 (10), pp. "Orientation in the acute and chronic stroke patient: Impact on ADL and social activities: The copenhagen stroke study", Arch - Phys - Med Rehabil, 77 (4), pp.