MỤC LỤC
Các hợp chất nitơ hoà tan trong nước như: ammonia (NH3-N), nitrite (NO2-N), nitrate (NO3-N) là các thông số đánh giá chất lượng nước rất quan trọng trong hệ thống tuần hoàn. Điều khiển các hợp chất này cho biết điều kiện của lọc sinh học và hiệu quả của hệ thống (New và Valenti, 2000). Chất lượng nước trong bể ương rất dễ bị biến đổi chính do sản phẩm bài tiết của ấu trùng, Artermia và do sự phân huỹ của thức ăn thừa.
Nguy hiểm nhất là sự tăng ammonia chưa ion hoá (NH3), chất này làm tăng pH và nitrite (New và Shingolka, 1985). Trong hệ thống ương tuần hoàn kín, hệ lọc sinh học có tác dụng làm giảm nồng độ các hợp chất độc này (van Rijn và ctv, 2005). Thông qua các vật liệu lọc sinh học nhằm gia tăng lượng vi sinh vật tham gia thực hiện quá trình khoáng hoá và nitrate hóa để chuyển đổi các dạng độc chất ammonia và nitrite thành dạng nitrate vô hại (Nguyễn Việt Thắng, 1996).
Một số chỉ tiêu môi trường đòi hỏi với nguồn nước sử dụng trong nuôi ấu trùng tôm càng xanh.
Theo nhiều tác giả (Nagamine, Knight, Maggesnti và Pax, 1980) tôm càng xanh đực đã được biệt hoá ở giai đoạn phát triển còn non. Điều này chứng tỏ tôm càng xanh đực có mức thuộc cái cao, bao gồm sự phát triển của vòi trứng và ống dẫn trứng (Sagi và Aflalo, 2005) khi chưa được biệt hoá đực. Ở tôm càng xanh, theo Veith và Malecha (1983) tuyến đực gồm một sợi các tế bào bao quanh bởi một lớp mô liên kết hình thành nên một cụm liên kết lỏng lẽo nằm phía sau của ống dẫn tinh (Sagi và Aflalo, 2005).
Theo tác giả có thể thao tác loại tuyến đực mà không làm hư hại tuyến sinh dục này để ảnh hưởng đến sự biệt hoá giới tính sớm của tôm càng xanh. Năm 1990, Sagi và ctv đã ghi nhận tôm càng xanh giống loại bỏ tuyến đực đã chuyển đổi giới tính hoàn toàn thành con cái và phát triển thành tôm cái thật sự có khả năng giao vỹ và sinh ra thế hệ con 100% đực.
Theo Nguyễn Việt Thắng (1993) đây là hệ thống ở đó nước nuôi được tái xử lý bằng các biện pháp xử lý nước (lọc cơ học, lọc sinh học, hấp thụ vật lý, tẩy uế, sục khí…) để tái sử dụng nguồn nước này. Trong tuần hoàn kín, hệ thống lọc sinh học là một hệ thống quan trọng nhất. Lọc sinh học được sử dụng chủ yếu để loại bỏ chất thải nitơ, chủ yếu từ ammonia do ấu trùng và thức ăn tươi (Artemia…) trong quá trình bài tiết và từ sự phân hủy vật liệu hữu cơ.
Về cơ bản việc ứng dụng qui trình nuôi tôm theo mô hình tuần hoàn kín mang lại một số ưu điểm là: tiết kiệm lượng nước nuôi, giảm thiểu tác hại của môi trường, tiết kiệm công sức lao động. Nhưng đây là qui trình khó, đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao, trang thiết bị tốn kém và vốn đầu tư lớn (Nguyễn Việt Thắng, 1993; Nguyễn Thị Thanh Thuỷ, 2002). Và một trong các điểm yếu của qui trình này là nếu có sự cố xảy ra như bệnh trên một bể trong hệ thống thì nó sẽ lan truyền cho cả hệ thống nuôi.
Một hạt hữu cơ rơi vào hệ lọc cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh cho hệ thống (New và Shingolka, 1985).
Đây là một quá trình kỵ khí xảy ra ở phần bể lọc thiếu oxy bởi vi khuẩn kỵ khí thật sự hoặc là các loài hiếu khí chuyển sang hô hấp kỵ khí khi điều kiện thiếu oxy. Kết quả sự khử nitrate là đã chuyển nitơ về dạng oxy hóa thấp hơn (N2O, N2…). Ở trạng thái oxy hóa hoàn toàn (N2), một số nitơ có thể tách khỏi dung dịch đi vào không khí, vì thế quá trình khử nitrate làm giảm lượng nitơ của dung dịch.
Quá trình khử nitrate xảy ra ở những phần của bể lọc bị thiếu oxy và sản phẩm của quá trình này thường làm nhiễm bẩn môi trường.
Người ta gọi đó là hệ thống đệm bicacbonate, nhờ đó mà môi trường nước nuôi giữ được độ kiềm ổn định.
- Hệ thống đường ống và dây dẫn khí - Hệ thống dường ống dẫn nước - Hệ thống đèn tròn chiếu sáng - Đá bọt sủi khí. Việc bố trí thí nghiệm được thực hiện trên hệ tuần hoàn với 20 bể ương trong hệ thống. Thông qua kết quả có được của thí nghiệm trên cộng với khoả sát thêm của chúng tôi trên 7 bể ương khác, chúng tôi tiến hành đánh giá biến động môi trường nước ương dựa vào mật độ thả ấu trùng: <50 ấu trùng/lít, từ 50 – 100 ấu trùng/lít và trên 100 ấu trùng/lít.
Trong mỗi mật độ ương chúng tôi tiến hành phân nhóm các bể có tỷ lệ sống khác nhau. - Nước tuần hoàn ra từ các bể ương được chuyển vào một bể chứa 2 m3 (NV) và bơm vào trong hệ lọc (nước vào hệ lọc). - Nước được qua bộ phận tách đạm fresh protein skimmer (Sm) và xử lý ozon (O3), sau đó được qua bể có chứa than hoạt tính (Th) để khử lương Ozone dư thừa.
- Sau khi nước được lọc qua hệ thống san hô, một phần nước được cấp lại cho bể ương, một phần được bơm trở lại bể chứa (NV) để duy trì sự hoạt động liên tục của hệ lọc. - Nguồn nước mới cũng được cấp thường xuyên vào hệ lọc để bù lượng nước vệ sinh mất đi hàng ngày. Đường ống dẫn nước từ bể ương qua hệ lọc Đường ống dẫn nước đã qua hệ lọc vào bể ương.
Xay nhuyễn hỗn hợp, hấp chín, phơi khô và chà nhỏ thức ăn qua một tấm lưới có kích thước lỗ phù hợp với từng giai đoạn của ấu trùng. Thường xuyờn theo dừi tỡnh trạng sức khoẻ của ấu trựng, ngày 2 lần, phỏt hiện các ấu trùng yếu để có chế độ chăm sóc khác hay loại chúng khỏi bể ương. Những ngày mưa bão nhiệt độ giảm, thắp thêm các đèn để tăng nhiệt độ nước trong bể ương.
Tiến hành siphone thức ăn thừa, tôm yếu ở đáy bể và vỏ Artemia ở thành bể vào lúc chiều (khoảng 4 – 5 giờ chiều). Thời gian xem: 10 giờ sáng mỗi 2 ngày cho đến khi ấu trùng chuyển thành hậu ấu trùng hoàn toàn. Số liệu thu thập được tiến hành phân tích và xử lý dựa vào phần mềm Excel, dùng trắc nghiệm t bắt cặp (t-test paired two samples for mean) để so sánh các chỉ tiêu trong các nghiệm thức.