Hoàn thiện Chuẩn mực và Chế độ Kế toán Việt Nam về Bảng Cân đối Kế toán trong bối cảnh hiện nay

MỤC LỤC

TRẠNG CHUẨN MỰC VÀ CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN VIỆT NAM VỀ BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Khái quát lịch sử hình thành và sự phát triển của Chế độ,Chuẩn mực kế toán Việt Nam về Bảng cân đối kế toán

Ngày 1/11/1995, tại Quyết định số 1141 TC/QĐ-CĐKT, Bộ Tài chính đã ban hành Hệ thống kế toán doanh nghiệp mở đầu cho cuộc đổi mới hệ thống kế toán Việt Nam, bước đầu tiếp cận với chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Tại hệ thống kế toán này chúng ta đã tiếp cận với khái niệm và phương pháp kế toán các khoản đầu tư tài chính, giá trị thực tế thuần và các khoản dự phòng giảm giá đầu tư, giảm giá hàng tồn kho… Quyết định 1141 đã góp phần tăng cường quản lý và gắn kết các hoạt động tài chính của doanh nghiệp nhà nước với hoạt động tài chính của các loại hình doanh nghiệp khác cũng như mở ra hướng tiếp cận với chuẩn mực và thông lệ kế toán quốc tế với đặc tính của kinh tế thị trường. Quyết định 15 ra đời là sự tổng hợp và hoàn thiện Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam sau khi ban hành các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (VAS) và các Thông tư hướng dẫn.

Từ đây,có Chuẩn mực,Chế độ kế toánvề Bảng cân đối kế toán thống nhất tạo điều kiện thuận lợi cho công việc kế toán,khắc phục một hệ thống chế độ kế toán chắp vá.

Thực trạng Chế độ,Chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện hành về Bảng cân đối kế toán

Chu kì hoạt động của một doanh nghiệp là khoảng thời gian từ khi mua nguyên vật liệu tham gia vào một quy trình sản xuất đến khi chuyển đổi thành tiền hoặc tài sản dễ chuyển đổi thánh tiền.Tài sản ngắn hạn bao gồm cả hàng tồn kho và các khoản phải thu thương mại được bán,sử dụng hoặc thực hiện trong khuôn khổ của chu kì hoạt động kinh doanh bình thường kể cả khi chúng không được dự tính thực hiện trong 12 tháng tới kể tờ ngày kết thúc niên độ.Các loại chứng khoán có thị trường giao dịch được dự tính thực hiện trong 12 tháng tới kể từ ngày kết thúc niên độ sẽ được xếp vào loại tài sản ngắn hạn;các chứng khoán không đáp ứng điều kiện này thì được xếp vào tài sản dài hạn. Trường hợp có những khoản nợ đến hạn thanh toán trong chu kì hoạt động tới nhưng được doanh nghiệp dự định tái tài trợ hoặc hoãn kì hạn thanh toán và do đó không có ý định sử dụng vốn của doanh nghiệp thì khoản nợ này được xếp vào khoản nợ dài hạn.Trong trường hợp doanh nghiệp không được tùy ý đổi khoản nợ cũ bằng khoản nợ mới như(như trường hợp không có thỏa thuận kí kết từ trước về việc chuyển đổi các khoản nợ)thì việc đổi khoản nợ này được xếp vào loại nợ phải trả ngắn hạn trừ khi một thỏa thuận đổi khoản nợ được kí kết. Một số thỏa thuận cho vay có điều khoản về sự cam kết của bên đi vay rằng khoản nợ này sẽ phải được thanh toán ngay khi một số điều kiện nào đó có liên quan đến tình hình tài chính của bên đi vay không được thỏa mãn.Trong trường hợp này,khoản nợ chỉ được xếp vào công nợ dài hạn khi bên cho vay đã cam kết,trước khi báo cáo tài chính được phép phát hành,là sẽ không đòi hỏi phải thanh toán khoản nợ này khi các điều kiện trên không được thỏa mãn;và khả năng xảy ra việc không thể thỏa mãn các điều kiện kể trên trong 12 tháng tới kể từ ngày kết thúc niên độ là rất thấp.

Thông tư số 20/2006/TT – BTC quy định rằng nguyên tắc lập là phải áp dụng các chính sách kế toán về ghi nhận và đánh giá tài sản, nợ phải trả tương tự như đối với Bảng cân đối kế toán năm; nội dung tối thiểu cần trình bày trong Bảng cân đối kế toán giữa niên độ (dạng tóm lược) gồm các khoản mục tổng hợp, mà mỗi khoản mục này là tổng của các khoản mục chi tiết của Bảng cân đối kế toán năm gần nhất và các số liệu về các sự kiện, các hoạt động mới phát sinh từ cuối niên độ kế toán năm trước gần nhất đến cuối quý báo cáo này.Phải trình bày số liệu từ đầu niên độ đến hết ngày kết thúc mỗi quý báo cáo và số liệu so sánh từng chỉ tiêu tương ứng được lập vào cuối kỳ kế toán năm trước gần nhất “Số đầu năm”.

THIỆN CHUẨN MỰC VÀ CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Đánh giá thực trạng Chuẩn mực,Chế độ Kế toán Việt Nam hiện hành về Bảng cân đối kế toán

Thứ hai,Chuẩn mực kế toán chưa phù hợp với thông lệ quốc tế và đáp ứng đòi hỏi của nền kinh tế thị trường Việt Nam.Những năm gần đây,rất nhiều nghiệp vụ mới đã được hình thành và đang phát triển như các nghiệp vụ thanh toán bằng cổ phiếu,các giao dịch quyền chọn mua,quyền chọn bán,hoán đổi lãi suất,hoán đổi tỷ giá,hoán đổi dòng tiền hoặc công cụ tài chính phái sinh để hạn chế rủi ro trong kinh doanh do những thay đổi về giá cả,tỷ giá hối đoái và lãi. Thứ ba,hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt nam về chưa đảm bảo hệ thống kế toán luôn phù hợp với thông lệ kế toán quốc tế,như thế sẽ gây ít nhiều khó khăn cho các nhà đầu tư nước ngoài,vì vậy tạo tâm lý e ngại đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.Sự thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế,Chuẩn mực kế toán quốc tế trong năm năm qua đã không ngừng sửa đổi bổ sung,thay thế Chuẩn mực kế toán quốc tế để đáp ứng nhu cầu minh bạch của những giao dịch mới hết sức phức tạp.Do đó đã xuất hiện những điểm không còn phù hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt nam và Chuẩn mực kế toán quốc tế hiện hành. Chế độ kế toán hiện hành đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc lập, trình bày Bảng cân đối kế toán,góp phần tạo nên một công cụ hữu hiệu trong việc quản lý trong việc quản lý tài chính.Hệ thống chỉ tiêu trong Bảng cân đối kế toán được thể hiện một cách tổng quát,đầy đủ và chính xác .Biểu mẫu Bảng cân đối kế toán được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc và chuẩn mực phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế.Việc lập và trình bày so với Chế độ trước đây đã đơn giản,ít tốn kém hơn về thời gian và công sức và thời gian.

Thứ hai,Tên gọi của tài khoản kế toán.Tên gọi của tài khoản chính là tên gọi của đối tượng kế toán.Do đó,tài khoản kế toán phải phù hợp với nội dung kinh tế của đối tượng kế toán mà tài khoản phản ánh.Chế độ kế toán hiện nay quy định một số tài khoản chưa phù hợp với nội dung kinh tế mà nó phản ánh.Như tài khoản 131-“Phải thu khách hàng” và tài khoản 331-“Phải trả người bán”…Với tên gọi này,các tài khoản chỉ phản ánh một phần nội dung mà các tài khoản này phản ánh ,vì đây là những tài khoản hỗn hợp (trong từng tài khoản phản ánh đồng thời hai mối quan hệ phải vay và phải trả).Vì vậy,với việc sử dụng tên gọi như thế,người sử dụng Bảng cân đối kế toán sẽ gặp khó hiểu và dễ nhầm lẫn.

Một số biện pháp nhằm hoàn thiện Chuẩn mực,Chế độ kế toán Việt nam hiện hành về Bảng cân đối kế toán

Thứ ba,trong mẫu Bảng cân đối kế toán,chỉ tiêu 320-“ Dự phòng phải trả ngắn hạn”đứng trước chỉ tiêu 319-“Các khoản phải trả,phải nộp khác”.Mà theo em các mục “khác”nên ở cuối cùng với nghĩa “còn lại” thì mới dễ suy luận.tương tự đối với”Đầu tư dài hạn khác”,’’phải trả dài hạn khác”…. Thứ hai,về khoản mục vật tư cơ bản dung cho xây dựng cơ bản dở dang,để việc lập và trình bày báo cáo tài chính phù hợp với VAS 21, tài khoản 241 của chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành cần mở thêm một tài khoản cấp 2 để theo dừi riờng cỏc vật tư thiết bị dựng cho XDCB chứ khụng phản ảnh vào tài khoản 152 như hiện nay, vì các vật tư thiết bị này không thỏa mãn điều kiện là hàng tồn kho. Thứ ba,về tên gọi các tài khoản hỗn hợp ,để phản ánh được đúng bản chất và nội dung của đối tượng cần phản ánh,tên gọi của tài khoản 131 nên là”Thanh toán với người mua”hoặc “Thanh toán với khách hàng” và tên gọi của tài khoản 331 là”Thanh toán với người bán”hoặc”Thanh toán với nhà cung cấp”.

Để trở thành công cụ quản lý có hiệu lực,kế toán nói chung và Bảng cân đối kế toán nói riêng phải luôn cải cách và hoàn thiện nhằm đáp ứng công tác quản lý trong nền kinh tế thị trường hiện nay.Bảng cân đối kế toán là một chỉ tiêu tổng hợp,việc hạch toán đầy đủ chính xác là một vấn đề mà nhà quản lý coi trọng,là điều kiện cần thiết để cung cấp thông tin nhanh chóng và kịp thời các thông tin nội bộ cũng như bên ngoài doanh nghiệp giúp cho nhà quản lý sang suốt đưa ra những quyết định đúng đắn,mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.Bảng cân đối kế toán là tài liệu quan trọng để nghiên cứu,đánh giá tổng quát tình hình và kế quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,trình độ sử dụng vốn và triển vọng kinh tế tài chính của doanh nghiệp.Bởi vậy,cần thiết phải có Chuẩn mực,Chế độ kế toán về Bảng cân đối kế toán phù hợp,khoa học,cần tiếp tục hoàn thiện Chuẩn mực,Chế độ về cách lập, trình bày Bảng cân đối kế toán.