Nghiên cứu đa dạng thực vật và biện pháp bảo tồn tại xã Xuân Sơn

MỤC LỤC

Những nghiên cứu về trồng rừng trên thế giới và ở Việt Nam

Ở Tây Âu như Italia, Pháp đã tiến hành trồng bạch dương cao sản trong phạm vi lớn và đạt được 1/3 nhu cầu của công nghiệp giấy sợi, mặc dù vậy vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về trồng rừng. Lâm Phúc Cố (1994) cho rằng: Những nơi đất khó có khả năng tái sinh tự nhiên thì trồng rừng là một biện pháp kĩ thuật lâm sinh cần thiết và nên chọn phương thức trồng rừng hỗn giao nhiều loài [13].

Những nghiên cứu về phục hồi rừng tự nhiên

Khoanh nuôi phục hồi rừng là quá trình lợi dụng triệt để khả năng tái sinh và diễn thế tự nhiên với sự can thiệp hợp lý của con người để thúc đẩy quá trình tái tạo rừng trong một thời gian xác định theo mục đích xác định. Theo Trần Đình Lý (1995) các đối tượng khoanh nuôi phục hồi rừng là: Đất đã mất rừng do bị khai thác cạn kiệt, nương rẫy bị bỏ hoá, còn tính chất của đất rừng, trảng cây bụi xen cây gỗ, còn tầng đất mặt dày trên 30cm.

Những nghiên cứu về thảm thực vật và đa dạng thực vật ở khu vực nghiên cứu Có thể nói các công trình nghiên cứu về thảm thực vật và đa dạng thực vật ở xã

Ở nước ta, vấn đề tái sinh phục hồi rừng được đặt ra từ những năm 50 của thế kỷ XX và lúc đó gọi bằng thuật ngữ: “Khoanh núi nuôi rừng”. Những cây cho gỗ trong ngành Hạt kín bước đầu đã thống kê được 130 loài, trong đó có những cây gỗ quý như Táu mật (Vatica tonkinensis A.

Điều kiện tự nhiên

Huyện Tõn Sơn chủ yếu là đất rừng tự nhiờn, nỳi cao, riờng vựng lừi và vựng đệm (phòng hộ) của Vườn Quốc gia Xuân Sơn chiếm trên 15.000 ha, nằm trong một vùng đồi núi thấp và trung bình thuộc lưu vực sông Bứa, nơi kết thúc của dãy Hoàng Liên Sơn. Trong dãy núi đá vôi này thường gặp các thung tròn có nước chảy trên mặt như thung xóm Lạng, xóm Dù và xóm Lấp,… Các thung được lấp đầy các tàn tích đá vôi và có suối nước chảy quanh năm. Được hình thành trong một nền địa chất phức tạp (có nhiều kiểu địa hình và nhiều loại đá mẹ tạo đất khác nhau) cùng với sự phân hoá khí hậu, thuỷ văn đa dạng và phong phú… nên có nhiều loại đất được tạo thành trong khu vực này.

- Đất rangin (hay đất hình thành trong vùng núi đá vôi): Đá vôi là loại đá cứng, khó phong hoá, địa hình lại dốc đứng nên khi phong hoá đến đâu lại bị rửa trôi đến đấy, nên đất chỉ hình thành trong các hang hốc hoặc chân núi đá. Sông Bứa có 2 chi lưu lớn đó là sông Vèo bắt nguồn từ các vùng núi cao phía đông huyện Phù Yên (tỉnh Sơn La) và sông Giày bắt nguồn từ các dãy núi cao trung bình ở giữa ranh giới giữa Phú Thọ và Hòa Bình. Phần lớn diện tích của Vườn Quốc gia nằm ở địa phận xã Xuân Sơn, với diện tích gần 15.000 ha, nó được coi là “lá phổi xanh” của tỉnh Phú Thọ, bởi lẽ cả tỉnh giờ đây chỉ còn Xuân Sơn có rừng tốt và giàu có nhất.

Theo kết quả điều tra bước đầu của một số cơ quan (Viện Điều tra Quy hoạch rừng, trường Đại học Lâm nghiệp, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, trường ĐHSP Hà Nội) thì Vườn Quốc gia Xuân Sơn có giá trị cao về đa dạng sinh học, trong đó có nhiều loài động, thực vật quí hiếm đang bị đe dọa ở mức quốc gia và toàn cầu [19]. Trên địa bàn huyện Tân Sơn có một số khoáng sản quan trọng để phục vụ cho việc phát triển các ngành công nghiệp như: Quặng sắt ở các xã Thu Cúc, Thạch Kiệt, Tân Phú, Mĩ Thuận, Văn Luông, Minh Đài với trữ lượng 10 triệu tấn.

Hình 2.2: Địa hình khu vực nghiên cứu
Hình 2.2: Địa hình khu vực nghiên cứu

Đặc điểm kinh tế - xã hội

Tale (Tan) có ở các xã Thu Cúc, Tân Phú, Mĩ Thuận, Thu Ngạc (mỏ chính ở Thu Ngạc) có thể làm Tan công nghiệp, Tan rượu và Tan phân bón. Bên cạnh đó, một khối lượng lớn cát, sỏi làm vật liệu xây dựng có trữ lượng lớn 2,5 triệu m3 tập trung ở các con sông, suối của địa bàn huyện [18]. Thế mạnh của huyện là rất giàu nguồn tài nguyên khoáng sản, tuy nhiên lại chưa phát triển các ngành công nghiệp để tận dụng được thế mạnh này.

Xu hướng của huyện là đẩy mạnh việc trồng rừng, nhất là trồng cây nguyên liệu gỗ phục vụ cho nhà máy giấy Bãi Bằng của tỉnh, đồng thời trồng cây ăn quả là thế mạnh của từng xã như: xoài, vải, nhãn, dứa, cam… Các ngành dịch vụ được chú trọng, vì lợi thế của huyện là cửa ngừ giao thụng của nhiều tỉnh như Sơn La, Hoà Bỡnh và thủ đụ Hà Nội. Con đường này đã khai thông khu vực với bên ngoài tạo điều kiện để phát triển kinh tế, xã hội và giao lưu văn hoá, cũng như công tác phát triển du lịch sinh thái. Trong những năm gần đây, dự án 135 của Chính phủ đã xoá được nhiều phòng học tạm, thay vào đó là những ngôi trường khang trang, phòng khám kiên cố, cơ sở vật chất tương đối đầy đủ hơn [33].

Tập quán sinh sống của nhân dân các xã trong huyện là sống nhờ vào rừng: khai thác dược liệu, lấy củi bán, hái rau quả rừng, săn bắn thú… Vì vậy đã làm cho nguồn tài nguyên rừng bị suy thoái, nhiều loại gỗ quý, động vật quý bị mất dần, thay vào đó là các thảm cây bụi. Huyện đã thực hiện chính sách giao đất, giao rừng cho từng hộ dân, để đảm bảo việc quản lý, bảo vệ, khoanh nuôi và phục hồi được tốt hơn, hiệu quả hơn.

Phương pháp nghiên cứu

Kế thừa các công trình nghiên cứu khoa học đi trước, và các tài liệu sách có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài trên nguyên tắc có chọn lọc. Trực tiếp phỏng vấn người chủ rừng hoặc các cơ quan chuyên môn (Chi cục kiểm lâm, UBND xã…) để nắm được các thông tin về điều kiện tự nhiên ở KVNC, trạng thái của rừng, tên các loài thực vật (tên địa phương), những tác động của con người và động vật đến hệ thực vật rừng theo các tiêu chí trong phiếu điều tra (phụ lục 1).

Đa dạng các bậc taxon thực vật

Qua phân tích bảng 4.1 cho thấy, thành phần thực vật ở KVNC khá phong phú và đa dạng.

MAGNOLIOPHYTA NGÀNH MỘC LAN

Đa dạng về thành phần dạng sống thực vật ở KVNC

Chúng tôi đã thống kê được 4 nhóm dạng sống cơ bản trong KVNC (chi tiết cho từng loài đã được trình bày trong bảng 4.2): Dạng thân gỗ, dang thân bụi, dạng thân thảo, dạng thân leo. Các loài thường gặp là: Dâu da xoan (Allosspondias lakonensis), Sữa (Alstonia scholaris), Trám trắng (Canarium album), Bồ kết (Gleditsia autralis), Chò xanh (Terminalia myriocarpa), Chò nâu (Dipterocarpus retusus),…. Nhóm thân thảo có 25 loài (chiếm 25,77%) gồm: Tắc kè đá (Drynaria bonii), Rau tàu bay (Crassocephalum crepidioides), Râu mèo có vằn (Orthosiphon mamoritis), Vạn niên thanh (Aglaonema siamense), Ráy (Alocasia macrorrhizos), Hoàng tinh hoa trắng (Disporopsis longifolia), Dong rừng (Phrynium placentarium),.

Nhóm thân leo có 20 loài (chiếm 20,62%) gồm các loài thường gặp như: Củ cái (Dioscorea alata), Khúc khắc (Heterosmilax gaudichaudiana), Ba kích (Morinda officinalis), Huyết đằng (Sargentodoxa cuneata), Củ dòm (Stephania dielsiana),…. Nhóm thân gỗ có 15 loài (chiếm 16,67% tổng số loài trong quần xã) với các loài tiêu biểu như: Lộc mai lá dài (Claoxylon longifolium), Vông nem (Erythrina variegata), Ổi (Psidium guajava), Roi (Syzygium samarangense),…. Nhóm thân bụi có 22 loài (chiếm 24,44%) thường gặp các loài: Cúc tần (Pluchea indica), Cọc rào (Cleistanthus tonkinensis), Rau ngót (Sauropus androgynus), Đuôi chồn (Uraria crinita), Gối hạc tía (Leea rubra), Bông vải (Gossypium arboreum), Râm bụt (Hibiscus rosa – sinensis),….

Nhóm thân thảo có 30 loài (chiếm 33,33%) với các loài thường gặp trong quần xã như: Thông đất (Lycopodium cernuua), Cỏ xước (Achyranthes aspera), Giần sàng (Cnidium monnierii), Ké đầu ngựa (Xanthium stumarium), Cỏ may (Chrysopogon aciculatus),…. Nhóm thân leo có 23 loài (chiếm 25,56%) với các loài như: Gấc (Momordica cochinchinensis), Tơ xanh (Cassytha filiformis), Bình vôi (Stephania rotunda), An điền vòng (Hedyotis verticillata), Mơ leo (Paederia scandens),….

Bảng 4.7: Các loài thực vật có nguy cơ tuyệt chủng ở KVNC
Bảng 4.7: Các loài thực vật có nguy cơ tuyệt chủng ở KVNC

Đa dạng về giá trị sử dụng nguồn tài nguyên thực vật ở xã Xuân Sơn

Một số loài làm cảnh như: Sữa (Alstonia scholaris), Râm bụt (Hibiscus rosa – sinensis), Hoàng tinh hoa trắng (Disporopsis longifolia),….

Đề xuất một số biện pháp bảo tồn nguồn tài nguyên thực vật ở KVNC

- Khai thác các lâm sản khác phục vụ đời sống như: vật liệu làm nhà, củi đun, măng, nấm, mật ong, cây thuốc… phải được kiểm soát chặt chẽ của cơ quan kiểm lâm. - Giao khoán bảo vệ rừng cho các cộng đồng địa phương trong khu vực để họ có ý thức trong việc bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng. - Hỗ trợ khuyến khích người dân trồng một số loài cây công nghiệp nhằm nâng cao đời sống như: chè Shan tuyết phòng hộ đầu nguồn và kinh tế, trồng cây Giổi phòng hộ đầu nguồn và lấy quả, trồng cây Vầu phòng hộ đầu nguồn và lấy măng, hoặc trồng các loài cây khác như Chè đắng, Rau sắng….

- Quy hoạch, xây dựng đồng cỏ chăn nuôi ở vị trí thích hợp, phù hợp với khả năng chăn nuôi của từng địa phương, để giảm áp lực trâu, bò, dê thả rông vào rừng.