MỤC LỤC
Các địa danh địa hình thiên nhiên, đơn vị dân cư và công trình nhân tạo của thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên và đặc điểm ngôn ngữ - văn hoá của một số địa danh thuộc hai địa bàn này. - Tìm hiểu về phương thức định danh các địa danh địa hình thiên nhiên, đơn vị dân cư và công trình nhân tạo của thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên đồng thời qua đó bước đầu tìm hiểu về nội dung ngữ nghĩa địa danh.
Ngoài ra còn một số công trình ra đời dưới dạng sách, từ điển, sổ tay như các công trình của Trần Thanh Tân, Đinh Xuân Vịnh… Các công trình này đều nghiên cứu một cách công phu nhưng nặng về tập hợp tư liệu, tính lý thuyết chưa cao. Và rải rác trong một số cuốn sách hay bài báo có đề cập đến một vài địa danh nổi tiếng trong tỉnh, chẳng hạn bài báo “Thành Bản Phủ” (1991) của Đỗ Văn Ninh trong tạp chí Khảo cổ học, tác phẩm “Di tích lịch sử và văn hóa Điện Biên Phủ” (2008) của Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, hay tác phẩm “Địa danh và những vấn đề lịch sử - văn hóa của các dân tộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái Việt Nam” (2009) của Hội nghị Thái học Việt Nam lần thứ V.
- Phương pháp phân tích thành tố nghĩa: Dựa vào các cứ liệu ngôn ngữ, đặc điểm tâm lí của con người và quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá, nghiên cứu một số địa danh để tìm hiểu xuất xứ, nguồn gốc của một số địa danh nổi tiếng trong thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên. - Dựa vào tư liệu điều tra điền dã để thu thập tư liệu, ghi chép, bổ sung, chỉnh lí các thông số, thông tin của từng địa danh.
- Dựa vào một số các công trình nghiên cứu về văn hoá, lịch sử, tôn giáo, kinh tế của địa phương. Đây là tư liệu quan trọng nhất, có tính pháp lí để đảm bảo tính minh xác của những điều trình bày trong luận văn.
Ngôn ngữ địa danh học chú ý nhiều đến những diễn tiến về mặt ngôn ngữ của địa danh, đặc điểm cấu tạo ngôn ngữ của địa danh, ngữ nghĩa của địa danh, các mô hình cấu tạo của địa danh…; địa lí địa danh học chú ý nhiều đến sự phân bố về địa danh, sự liên quan giữa sự phân bố của địa danh đối với các vùng, các đối tượng không gian địa lí…; lịch sử địa danh học chú ý nhiều đến các quá trình hình thành địa danh, sự phát triển của địa danh, sự phân bố của địa danh có liên quan đến các tộc người, đối chiếu địa danh học nghiêng về sự đối sánh để tìm ra những nét tương đồng và dị biệt giữa hệ thống địa danh của tộc người này, dân tộc này, đất nước này với tộc người khác, dân tộc khác, đất nước khác, tìm hiểu tính chất nhân học trong địa danh. Trong đó có 98 địa danh các công trình nhân tạo thuộc những hoạt động vật chất kĩ thuật của con người (gồm các tiểu loại địa danh: quốc lộ, đường, cầu, cầu treo, đập đầu mối, đập tràn, đồn biên phòng, sân bay, cứ điểm, thành, hầm, nhà máy thủy điện, cửa khẩu, công trình thủy lợi, công trình đại thủy nông, kênh, khu du lịch, khu khảo cổ học, quần thể khu di tích lịch sử, cống, tượng đài, phân khu, trung tâm đề kháng, rạp chiếu bóng), chiếm 9,79%, chẳng hạn, quốc lộ 279, đường Sùng Phái Sinh, cầu A1, nhà máy thủy điện Nà Lơi, đồn biên phòng Tây Trang, kênh Nậm Rốm, cửa khẩu Huổi Puốc, sân bay Điện Biên Phủ, hầm Đờ Cát, quần thể khu di tích lịch sử Điện Biên Phủ; và 41 địa danh các công trình nhân tạo thuộc những hoạt động tâm linh của con người (gồm các tiểu loại địa danh: bảo tàng, nghĩa trang liệt sĩ, đền, di tích, chùa), chiếm 4,10%, chẳng hạn, bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nghĩa trang liệt sĩ Him Lam, đền Hoàng Công Chất, chùa Vạt Bu Hôm, di tích Mường Pồn, di tích Noong Nhai.
Chẳng hạn trong những phức thể địa danh như đồi A1, đồi Cháy, đồi Pom Lót, đồi C2 thì đối tượng địa lí được hạn định ở đây chỉ có “đồi”, đó là dạng địa hình lồi, có sườn thoải, thường không cao quá 200m; nhưng các “đồi” này không giống nhau do được khu biệt bởi các yếu tố hạn định: A1, Cháy, Pom Lót, C2. Như vậy, trong cấu trúc phức thể địa danh thì bộ phận tên riêng mới được coi là địa danh và địa danh này có cấu trúc nội bộ riêng (từ đây chúng tôi sẽ thống nhất. sử dụng thuật ngữ “địa danh” thay cho thuật ngữ “tên riêng”) còn bộ phận từ ngữ chung đứng trước nó chỉ có tính chất xác định loại hình đối tượng địa lí được định danh.
Rồi các địa danh như cầu Mường Thanh, sân bay Điện Biên Phủ, hầm Đờ Cát là những chứng tích lịch sử mà thực dân Pháp còn để lại sau thất bại nhục nhã tại chiến trường Điện Biên Phủ năm 1954; hay quốc lộ 12 là con đường thể hiện tình hữu nghị giữa hai dân tộc Việt Nam - Trung Quốc và còn rất nhiều những địa danh khác nằm rải rác ở các di tích, các công trình, tượng đài, những cây cầu, ngôi đền, con đường v.v. Đó là những di tích ghi lại những thời khắc, những địa điểm quan trọng của lịch sử như di tích Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ ở xã Mường Phăng (huyện Điện Biên); di tích hang Huổi He ở xã Nà Tấu (huyện Điện Biên), địa điểm được chọn làm nơi chuyển Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ từ hang Thẩm Púa (huyện Tuần Giáo) về và là nơi đã từng được chứng kiến thời khắc quan trọng về quyết định thay đổi phương châm “đánh nhanh thắng nhanh” thành phương châm “đánh chắc tiến chắc” của Bộ chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ; di tích đồi A1 ở thành phố Điện Biên Phủ, điểm quyết chiến chiến lược giữa quân ta và địch, là ngọn đồi anh hùng, ngọn đồi chiến thắng của ta đồng thời cũng là nơi đánh dấu ngày tận số của quân viễn chinh Pháp tại chiến trường Điện Biên Phủ; di tích đường kéo pháo và trận địa pháo của quân ta ở Điện Biên Phủ (huyện Điện Biên) v.v.
Chẳng hạn về ngôn ngữ, có những địa danh được cấu tạo bởi những yếu tố Hán Việt như (thủ đô) Hà Nội, (sông) Hồng, (sông) Lam, (núi) Tam Đảo, (đỉnh) Hoàng Liên Sơn, hay từ thuần Việt toàn dân như (huyện) Chợ Mới..; có những địa danh được cấu tạo bằng những yếu tố thuần Việt mang đậm màu sắc địa phương như ở Nghệ An và một vài tỉnh ở. Tuy các địa danh không đem đến cho người tiếp nhận cái nhìn khách quan của chủ thể về đối tượng được định danh nhưng lại giúp cho họ biết được, cảm nhận được chiều sâu của tư tưởng, khát vọng về những điều tốt đẹp ở hiện tại và tương lai, về những gì họ sẽ cố gắng và phấn đấu để biến ước mơ thành hiện thực cuộc sống, có như vậy đời sống của con người mới ngày càng tốt đẹp hơn.
Chẳng hạn, những địa danh có nguồn gốc tiếng Thái: bản Na Côm (ruộng tròn), suối Lụ (nhỏ), mường Lói (xa xăm), cầu treo Nậm Thanh (suối xanh), bản Kéo (đèo), suối Lếch (sắt), động Pa Thơm (cửa hang động), bản Ta Pô (bến cây đa), xã Noong Hẹt (ao tê giác), hồ Pá Khoang (rừng trúc), đường Lò Văn Hặc (tên người); những địa danh có nguồn gốc tiếng Lào: suối Peng Thoáng (chia đôi), bản Nà Láo (ruộng người Lào); những địa danh có nguồn gốc tiếng Mông: đường Sùng Phái Sinh (tên người), suối Ca Hâu (con quạ), xã Na Ư (ruộng kêu); những địa danh có nguồn gốc tiếng Khơ Mú: bản Pa Xa Xá (tên một dụng cụ đi bắt cá của người Xá), suối Ăm Bọt (rừng cây mạy chá). Chẳng hạn địa danh: bản Tân Ngam (kết hợp hai yếu tố cuối trong tên hai xã: Minh Tân ở Thái Bình và Núa Ngam ở Điện Biên); các địa danh cấu tạo bởi các yếu tố thuần Việt và tiếng Thái: hang Chùa Pá Sa (chùa rừng cây sa), khu khảo cổ học Hồ U Va (hồ Tao Bảo), nhà máy thủy điện Thác Bay (thác cây trám đen), hay các địa danh được cấu tạo bởi cả ba yếu tố thuần Việt, Hán Việt và tiếng Thái: khu du lịch Hồ Pá Khoang và Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ, di tích Trại tập trung Noong Nhai.
Bên cạnh những loại hình đối tượng địa lí đã được liệt kê ở các thành tố chung nói trên còn có một bộ phận rất lớn các loại đối tượng địa hình được chuyển hóa trong tên riêng của các địa danh đơn vị dân cư và nhân văn trong đó địa danh các đơn vị dõn cư cú khả năng phản ỏnh địa hỡnh rừ nột nhất. Một không gian khoáng đạt, một rừng núi tự nhiên, hoang sơ với nhiều loại động, thực vật quý hiếm; những dòng suối róc rách đêm ngày ẩn mình trong rừng sâu hay những dòng sông cuộn mình trong mùa nước; những hồ nước mát vừa có giá trị.
Còn Từ Thu Mai trong luận án “Nghiên cứu địa danh Quảng Trị”, với cái nhìn bao quát về mặt ý nghĩa của các yếu tố trong địa danh (phương thức định danh, ý nghĩa của phương thức định danh, số lượng các từ cùng trường nghĩa) tác giả nghiên cứu và sắp xếp được 42 trường nghĩa khác nhau tập hợp vào hai nhóm lớn được gọi là nhóm ý nghĩa thứ nhất và nhóm ý nghĩa thứ hai. Căn cứ vào thực tế nghiên cứu một số địa danh thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên như phương thức định danh địa danh, những ý nghĩa mà phương thức định danh mang lại, nguồn gốc ngôn ngữ của các địa danh, mối quan hệ giữa ý nghĩa địa danh và hiện thực được phản ánh, sự tương đồng về nghĩa của các từ trong cùng một trường nghĩa; và trên cơ sở tiếp thu ý kiến của những nhà nghiên cứu đi trước, chúng tôi cũng đưa ra cách phân loại cụ thể về ý nghĩa của địa danh trong hai địa bàn này.
Các địa danh chứa các yếu tố phản ánh các sự kiện, biến cố lịch sử chủ yếu tập trung ở các loại địa danh như quốc lộ, con đường, tượng đài, bảo tàng, những quả đồi, cây cầu, những cứ điểm trong lòng thành phố và ở một số di tích, chẳng hạn, đồi A1 (trước đây có các tên gọi khác: người Thái gọi là đồi Lạng Chượng, đồi Đồn Tây, Pháp gọi Elian 2), đồi C2 (trước đây người Thái gọi là đồi Châu Ún, quân Pháp gọi là Elian 4), đồi E1 (quân Pháp gọi là Đôminích 1), đồi Him Lam (còn gọi là đồi Phan Đình Giót, Pháp gọi Bêatơrixơ), cầu Mường Thanh (Pháp gọi Prenley), cứ điểm Đồi Bản Kéo (Pháp gọi là Annơmari), cứ điểm Đồi Độc Lập (người Thái gọi là Pú Vắng - Đồi Vực, Pháp gọi Gabơrien), quốc lộ 279, quốc lộ 12, đường 13/3, đường 7/5, tượng đài Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, di tích Dân quân Thanh An bắn rơi máy bay Mĩ. Chẳng hạn, hầm Đại tướng Vừ Nguyờn Giáp, đường Hoàng Văn Thái, đường Lê Trọng Tấn lần lượt là những địa danh mang tên vị tổng tư lệnh, tên của vị tham mưu trưởng của tổng tư lệnh và tên của vị đại đoàn trưởng đại đoàn 312 trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ; đồi Phan Đình Giót, đường Trần Can, đường Bế Văn Đàn là những địa danh mang tên của các anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hi sinh trong chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử; bản Hoàng Công Chất mang tên của vị thủ lĩnh tướng quân đã có công đánh đuổi giặc Phẻ ở đất Mường Thanh vào khoảng thế kỷ XVIII; đường Lò Văn Hặc là con đường mang tên người cán bộ cách mạng dân tộc Thái Điện Biên, ông đã sớm giác ngộ và vận động quần chúng địa phương đi theo tiếng gọi của Đảng sau Cách mạng Tháng Tám, cả đời phấn đấu cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vùng biên cương phía Tây Bắc của Tổ quốc ngày cành vững mạnh, giàu đẹp.
Đến đời Thiệu Trị nguyên niên năm 1841, để bảo vệ miền Tây Bắc giàu đẹp chống lại sự dòm ngó của phong kiến Xiêm La và Nam Chưởng (Luông Pha Băng) và chống lại sự quấy rối thường xuyên của những đám giặc cỏ từ ba nước Miến Điện, Lào, Trung Quốc vào Tây Bắc cướp phá, nhà vua đã lấy đất các châu Ninh Biên, Tuần Giáo, châu Lai lập thành phủ Điện Biên, đóng phủ lỵ ở Chiềng Lễ, nơi đại bản doanh của người anh hùng nông dân Hoàng Công Chất. Phần lễ được tổ chức trang nghiêm, trọng thể: trong tiếng nhạc trầm buồn vang lên lời đọc chúc văn giỗ tướng quân Hoàng Công Chất và các vị tướng lĩnh, sau đó là màn tái hiện lịch sử Hoàng Công Chất để làm nổi bật truyền thống đấu tranh, tinh thần đoàn kết dân tộc, xây dựng quê hương, đất nước của nhân dân các dân tộc Tây Bắc - Điện Biên Phủ anh hùng và lễ dâng hương tưởng nhớ công ơn tướng quân Hoàng Công Chất.
Về ngôn ngữ, các địa danh được cấu tạo bởi các yếu tố có nguồn gốc ngôn ngữ khác nhau như nguồn gốc thuần Việt, Hán Việt, nguồn gốc tiếng Thái, tiếng Mông, tiếng Khơ Mú, tiếng Lào, nguồn gốc tiếng Pháp và có cả những địa danh có nguồn gốc hỗn hợp từ các yếu tố này. Bên cạnh đó, trong quá trình giao lưu văn hóa, nhiều địa danh có nguồn gốc ngôn ngữ dân tộc thiểu số cũng đã bị Việt hóa về cả ngữ âm và ngữ nghĩa, có những địa danh qua nguồn gốc ngữ nguyên có thể nhận biết được ý nghĩa và những đặc trưng văn hóa mà nó thể hiện, ngược lại có những địa danh rất khó để nhận biết được điều đó.