MỤC LỤC
*Chủ nghĩa lập thể (Cubisme): Chủ nghĩa lập thể xuất hiện ở Paris vào cuối năm 1907 khi tranh của Bracơ được trình bày tại “phòng triển lãm Can – oailơ” và cũng là khi các nhà phê bình nghệ thuật nói rằng “ông Bracơ coi thường hình thể, biến đổi tất cả cảnh vật, dung mạo con người và nhà cửa bằng những bản phác thảo hình học, những hình lập phương”. *Chủ nghĩa vị lai (Futurisme): Một số đại diện : Umbectô Bôcxiôni (1882 – 1916); Nếu banla (1871 – 1958) thích dùng đường nét để nói lên chuyển động của người và vật, hay Dgino Xenerini (1983) lại thích chơi màu sắc để vẽ trang trí cho nhà thờ, vẽ mặt nạ… Nhìn chung, các hoạ sĩ vị lai với tuyên ngôn và sáng tác của mình cho rằng mọi sự vật không ngừng biến động do đó nghệ thuật trước hết cũng phải năng động, nói lên được tốc độ của thời đại cơ khí và công nghiệp…Vì vậy, đối với nghệ thuật của họ phổ biến là máy móc, xe cộ, đèn điện, những tiếng nổ…. *Chủ nghĩa siêu thức (Surrealisme): Chủ nghĩa siêu thực được định nghĩa như sau: tính tự động tâm thần thuần túy, qua đó người ta biểu hiện hoặc bằng lời nói hoặc bằng chữ viết, hoặc bằng bất cứ phương tiện nào.
Họ quan niệm có hai thế giới, thế giới này chỉ cảm thấy và tìm được trong tiềm thức của con người lúc mê sảng, khi rối loạn tâm thần, thần kinh, lúc đãng trí hay khi tinh thần suy nhược. Trung tâm của xu hướng tượng trưng luôn là con người với những mối quan hệ bí ẩn và kỳ diệu giữa cái chết và nhục dục nhất là phụ nữ, vừa là hiện thân của sự trong trắng, bí hiểm, của vẻ đẹp lý tưởng và đạo đức; vừa là hiện thân của nhục cảm và sự dâm tục thuần tuý. Bởi vậy, nghệ thuật muốn phản ánh thế giới phải tìm ra những “hiện thực ẩn giấu” bằng những suy tư triết học của người nghệ sỹ và thể hiện qua những biểu trưng thẩm mỹ.
Nghệ thuật tượng trưng thể hiện nỗi lo sợ trước thời đại công nghiệp hoá, muốn tạo ra một thế giới hướng về trì tuệ để tìm đến một sự hoà hợp nội tại. Chủ đề lớn thứ hai của xu hướng tượng trưng là huyền thoại và lịch sử, đôi lúc là tôn giáo, nhưng thường được biến đổi, chuyển thành một không khí mộng mơ và ảo. Người tiên phong của xu hướng này là Gô-ganh, Rơdong (O.Redon), Bueklin (A.Bucklin), Becna (E.Bermard) và ở Áo thì Gustav Klimt là một đại diện tiêu biểu.
Trong tác phẩm “ Mãn nguyện” 1905 (thuộc tranh tường ở lâu đài Stoclet), Klimt đã nghiên cứu và thể hiện rất thành công chiều hướng, hình thể, tả kỹ những phần da thịt của đôi nam nữ bên nhau, kết hợp với những hình trang trí mang tính ẩn dụ, diễn tả tình cảm của đôi nam nữ yêu đương. Nền đằng sau là những hình trang trí mô phỏng theo tranh khắc cổ Nhật Bản, bố cục người đàn ông che gần hết người đàn bà và được chia cắt bằng những hình tranh trí to nhỏ khác nhau tạo thành một hình trang trí chắc khỏe, lộng lẫy trong bức tranh. Chưa có bức tranh nào diễn tả tình yêu lại thành công rực rỡ như tác phẩm này, hạnh phúc lan toả khắp không gian tranh, chiếc áo của người đàn ông với những hình vuông, chữ nhật, người đàn bà tìm được điểm tựa say đắm đón nhận tình yêu trong chiếc áo của những hình tròn và đường xoắn ốc, mặt đất đầy hoa tung hô cho tình yêu đôi lứa.
Bức “Chân dung Margaret Stonborough – Wittgenstein” (1905) Klimt đã vẽ Margaret trong tư thế rất trang trọng, ông say mê thể hiện hoạ tiết trang trí của chiếc váy màu trắng bằng cách đơn giản nhất nhưng hết sức tinh tế bộc lộ vẻ trong sáng, thuần khiết pha chút kiêu hãnh của nhân vật nhưng cũng không được Margaret thích. Vậy tại sao ở thời ký đó những trang phục Klimt sáng tạo cho nhân vật nữ trong tranh lại không được yêu thích mà ông vẫn tiếp tục tạo ra rất nhiều thể loại trang phục được coi là kỳ quái, bởi ông muốn tạo cho nhân vật một vẻ đẹp lộng lẫy, tự nhiên, cởi mở nhưng phải toát lên được vẻ đẹp thực sự của cơ thể. Sự đam mê những hoạ tiết trang trí đã tạo ra cho người mẫu của ông một vẻ đẹp lộng lẫy, lạ kỳ, táo bạo và nổi bật nhưng cái giỏi của Klimt chính là mượn trang phục làm toát lên vẻ đẹp cơ thể con người.
Cô sinh viên này đã tạo ra được những nét độc đáo riêng cho trang phục, cấu trúc đơn giản, hoạ tiết trang trí lấy đặc trưng là các tác phẩm của Klimt, trang phục của bộ sưu tập này tạo một cảm giác sang trọng, lịch lãm và quý phái…Tuy nhiên bên cạnh đó, ta thấy được rằng tính thẩm mỹ - công năng đã phần nào đạt yêu cầu nhưng sự mới lạ chưa được khẳng định bởi cấu trúc sản phẩm mô hình chung vẫn bị bó buộc bởi những hình cơ bản của trang phục. Dương Mỹ Linh đã thành công trong việc tạo một ấn tượng rất phong cách Mondian bởi khi nhìn lên những tác phẩm đó ta thấy ngay những mảng hình vuông, chữ nhật, những đường kẻ ngang dọc cắt nhau vuông góc…và không thể không nhận ra phong cách đó của Mondian đã được chuyển tải một cách khéo léo như thế nào. Các nhà thiết kế mới chỉ dừng lại ở việc thể hiện ý đồ của mình sao cho đạt còn để làm sao những tác phẩm đó đi vào cuộc sống một cách phổ biến, được người tiêu dùng chấp nhận thì vẫn còn một câu hỏi cho người tiêu dùng nói chung và những người làm về thời trang nói riêng.
Ở một phạm vi nhất định chúng ta chưa thể chấp nhận những trang phục như của : Nguyễn Phương Hiền hay cùa Dương Mỹ Linh khi đưa vào cuộc sống bởi nó vẫn chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn về tính công năng, tính tiện dụng trong những hoạt động của cuộc sống. Dự báo cho đến mùa xuân năm 2008, những chiếc thắt lưng bản to ngang eo của những nhà thiết kế Chaiken, Donna Karan, Ports 1961, Oscar de la Renta, Diane von Fursteberg, Michael Kors, Behnaz Sarafpour, Elie Tahari, Lela Rose, Adam Lippes vẫn tiếp tục đi cùng thời gian và chưa biết đến khi nào mới hết mốt. Xuất hiện trong rất nhiều những mẫu thiết của Anne Klein, Carolina Herrera, Abaete, Chris Han, Tibi, Michael Kors, Custo Barcelona, Naeem Khan, Anna Sui, Milly, Oscar de la Renta, Reem Acra, Tuleh, Dian von Furstenberg, Twinkle, Carlos Miele, Elie Tahari, Mara Hoffman, Marc Bouwer, Bill Blass, Tracy Reese, Thakoon.
Đăng ten, lụa, hạt bẹt, sợi đan, đá, satin, nhung, nỉ, thêu và kết cườm tất cả đều có sẵn để dành cho bạn chọn. Hầu như túi, ví dành cho trường hợp đi kèm váy dạ hội đều là dạng nhỏ cầm tay hay dây đeo dài. Loại dây đeo dài thì tuyệt vời cho họp mặt bạn bè hay khiêu vũ, để bạn có thể đeo bên người mà không sợ việc bỏ quên túi.
- Đảm bảo xu hướng thời trang, mới lạ về kiểu dáng và cấu trúc, màu sắc, trang trí và chất liệu. Với đề tài: “ Thiết kế trang phục dạ hội cho nữ thanh niên dựa trên nghiên cứu trang của Gustav Klimt” ngoài việc đáp ứng những yêu cầu trên, còn phải có những yêu cầu riêng đó là: thể hiện được tinh thần tranh của Gustav Klimt thể hiện được yêu cầu của trang phục dạ hội là sang trọng, độc đáo, tinh tế, lịch sự và gợi cảm, phù hợp với truyền thống phụ nữ phương Đông. Trang phục được thiết kế ngoài vẻ đẹp vốn có của nó phải làm nổi bật lên được vẻ đẹp của cở thể.
Các loại váy dạ hội thiên về kiểu dáng suôn thẳng nhẹ nhàng, không xếp nếp quá cầu kỳ, phần ngực áo là dạng áo quây hoặc khoét ngực sâu tạo lên sự gợi cảm, váy thường được thắt ở phần chân ngực tạo ra các nếp gấp và đường rút tự nhiên, phần chân váy được thả rơi tự nhiên, độ dài của váy thường là trên gối hoặc dài chấm gót chân. Khi đưa ra hình kết cấu tôi sử dụng yếu tố trang trí trong tranh của Klimt để phân bố trọng tâm cho từng phần thích hợp trên trang phục, thông qua kết cấu tôi muốn diễn tả được xu thế thời trang hiện đại về kiểu dáng, tỉ lệ, cách mặc nhằm đem đến một ấn tượng mới lạ, độc đáo cho bộ sưu tập. Đây chính là chất kết dính làm cho hàng loạt mẫu sáng tác trong bộ sưu tập dù có đa dạng phong phú nhưng vẫn gắn bó với nhau trên một cơ sở thống nhất ý tưởng chủ đạo, một phong cách nhất định đó là ngôn ngữ của đồng bộ - một yêu cầu cơ bản đối với nguyên tắc sáng tác chuyên nghiệp.
Như vậy kết cấu bộ sưu tập được xây dựng dựa trên những điểm đặc trưng nhất của xu hướng mốt năm 2008 và quá trình nghiên cứu kết cấu trang phục để bố cục các hoạ tiết trang trí cho hợp lý nhất. Sau quá trình xây dựng kết cấu bộ sưu tập, tôi đã tiến hành triển khai sáng tác và hoàn thành hai seri mẫu đều đồng nhất về phong cách sáng tác, đó là sự hiện đại, sang trọng, đầy nữ tính trong các mẫu thiết kế, cách giải quyết ở hai seri này là khai thác kết cấu đặc trưng của trang phục dạ hội. Với đặc thù của đề tài là sáng tác trang phục dạ hội từ tranh Gustav Klimt nên mọi hướng giải quyết trong bộ sưu tập đều nhằm làm nổi bật vẻ đẹp cơ thể con người bằng kiểu dáng trang phục hiện đại, tinh tế, mới lạ, kết hợp với hình thức trang trí cầu kỳ tinh xảo để trang phục mang một sự mới lạ riêng.
Mẫu thể hiện số 2 là một bộ sản phẩm gồm 2 sản phẩm váy bên ngoài và phần váy quây bên trong, chất liệu sử dụng vẫn là voan mỏng bên ngoài và váy lót bằng lụa chun tạo sự thoải mái cho người mặc. Đề tài sáng tác trang phục dạ hội cho nữ thanh niên dựa trên nghiên cứu tranh của Gustav Klimt là đề tài mà tôi theo đuổi với mục đích đem lại vẻ đẹp hiện đại sang trọng và nghệ thuật trang trí tài tình trong tranh Klimt để tạo nên một sản phẩm thời trang mang đậm yếu tố nghệ thuật, phù hợp với xu thế thời trang Á Đông và tạo nên một tổng hoà thẩm mỹ trong sáng tác. Hơn thế nữa “Đề tài sáng tác trang phục dạ hội cho nữ thanh niên dựa trên nghiên cứu tranh của Gustav Klimt” là một đề tài tôi tâm đắc thực hiện với mong muốn tạo ra một vẻ đẹp mới về thời trang trong xu thế hội nhập.